Thay vì bám nương rẫy, “có chữ, có nghề, đời con bớt khổ”
Ước mơ kiếm cái chữ, cái nghề để thoát nghèo, ngày càng nhiều các bạn trẻ dân tộc thiểu số ở miền núi Lào Cai hăng hái rời bản xuống thành phố đi học nghề.
Thay vì ở nhà bám nương bám rẫy, những năm gần đây tỉ lệ các thanh niên dân tộc thiểu số đi học nghề đã tăng đều qua hàng năm. Việc học nghề gắn với đầu ra, cam kết có việc làm ngay khi ra trường đã khiến nhiều gia đình ở vùng rẻo cao tin tưởng gửi con đi học ở các trường nghề với mong muốn thoát nghèo, bớt khổ.
Gia đình 7 người nhà anh Lý Giúc Tiến (xã Nậm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) quanh năm trông chờ vào nương ngô, nương sắn với thu nhập ít ỏi. Vợ chồng anh Tiến làm lụng vất vả chỉ mong con có cái chữ, cái nghề để con không vất cả như bố mẹ. Con gái đầu lòng của anh Tiến là Lý Thị Trúc hiện là sinh viên trường Cao đẳng Lào Cai (TP. Lào Cai).
Anh Lý Giúc Tiến và con gái Lý Thị Trúc đang bê bao tải gừng đi bán.
Mẹ (áo xanh), bà (áo đen) và 3 em của Trúc.
Anh Tiến tâm sự: “Muốn nuôi con đi học. Nhà không có điều kiện, cứ hết tiền tôi lại đi làm thuê để nuôi con. Lúc nào cũng vội vội vàng vàng, đưa con xuống trường rồi lại quay về. Có lúc thì gửi gạo xuống cho con ăn rồi lại vội quay về vì ở nhà con nhiều anh em. Mong con kiếm được nhiều tiền hơn, tôi sẽ cố gắng đi làm thuê để con được học đến nơi đến chốn”.
Không quản ngại xa xôi, Trúc đã vượt chặng đường gần 100 cây số để xuống trường Cao đẳng Lào Cai học nghề với ước mơ trở thành tấm gương cho các em của mình.
Lý Thị Trúc đang chăm các em nhỏ của mình.
Em Lý Thị Trúc chia sẻ: “Em xuống thành phố học nghề. Là con cả, em muốn các em sau này lớn lên có động lực đi học như em. Bố mẹ em ở nhà vất vả đi làm thuê, bán ngô sắn khoai… để gửi tiền xuống hàng tháng cho em chi tiêu.
Nhà trường vẫn trợ cấp cho em hộ nghèo, hộ cận nghèo mỗi tháng 1,5 triệu (Một kỳ lấy tiền một lần). Khoản tiền này đã tiếp thêm động lực và hỗ trợ cho em theo đuổi học nghề. Em đi học muốn được đổi đời, không còn mãi ở dưới quê nữa. Em muốn lên thành phố làm việc”.
Trúc vượt qua gần 100 cây số xuống thành phố học nghề.
Em Vàng Thị Thơ, bạn thân của Lý Thị Trúc cũng rời bản xuống thành phố học nghề tại Khoa Du lịch, trường Cao đẳng Lào Cai. Thơ tâm sự: “Em có chị và em. Chị em học nghề xong đã có công việc ổn định. Em bây giờ cũng đang học. Học nghề không mất chi phí nhiều, em được nhà trường cung cấp tiền trợ cấp cho hàng tháng”.
Em Vàng Thị Thơ – Sinh viên Khoa Du lịch, trường Cao đẳng Lào Cai.
Ông Nguyễn Văn Tuyên – Giám đốc công ty và Giám đốc đại lý Toyota Lào Cai chia sẻ: “Chúng tôi muốn tìm nguồn lao động có nguồn gốc từ tỉnh Lào Cai. Do đó, chúng tôi đã liên kết với các trường đào tạo trong tỉnh như trường Cao đẳng Lào Cai, Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề. Công ty cũng liên kết với các cơ sở đào tạo nghề ở Hà Nội để đào tạo kỹ thuật viên về làm kỹ thuật ô tô một cách bài bản chính quy.
Trong giai đoạn vừa rồi, chúng tôi đã ký kết hợp tác với Trung tâm Hướng nghiệp và dạy nghề, trường Cao đẳng nghề Lào Cai cam kết nhận bất kỳ một sinh viên nào có học lực từ khá trở lên – nhận ngay từ lúc các em đang học.
Ông Nguyễn Văn Tuyên – Giám đốc công ty và Giám đốc đại lý Toyota Lào Cai.
Vừa qua, Toyota Lào Cai cũng nhận từ Trung tâm Hướng nghiệp và dạy nghề 10 người, từ trường Cao đẳng Lào Cai hơn 30 người.
“Về kết quả, chúng tôi phải công nhận các bạn sinh viên mới ra trường có kỷ luật lao động, tinh thần học hỏi cao hơn rất nhiều so với các lao động khác. Về chuyên môn, các bạn mới ra trường tay nghề còn thấp thì vào đây chúng tôi sẽ hỗ trợ sau khi các bạn tốt nghiệp thì chúng tôi sẽ gửi về Trung tâm đào tạo của Toyota Lào Cai ở Lai Xá, Hoài Đức (Hà Nội) đi đào tạo nâng cao. Về cơ chế chính sách, tiền lương và chế độ ăn ở, chúng tôi cũng dành cho các bạn chính sách tốt nhất”, ông Tuyên cho hay.
Thanh niên dân tộc thiểu số ở Lào Cai rời bản đi học nghề.
Anh Thào Seo Vư, người dân tộc Mông ở huyện Si Ma Cai, vốn là cựu học sinh trường Cao đẳng Lào Cai đang làm việc tại đại lý Toyota Lào Cai chia sẻ: “Ngành này rất tốt, vào ngày này nói chung mình phải cố gắng và chịu khó thì sẽ làm được. Tôi mong muốn sẽ làm ở những vị trí cao hơn và có một mức thu nhập cao hơn”.
Anh Thào Seo Vư, người dân tộc Mông ở huyện Si Ma Cai đã tốt nghiệp trường nghề và đang làm kỹ thuật viên sửa chữa ô tô với thu nhập khá.
Theo ông Hoàng Quang Đạt – Hiệu trưởng trường Cao đẳng Lào Cai: “Hầu hết sinh viên trường Cao đẳng Lào Cai sau khi ra trường đều có doanh nghiệp đặt hàng, cơ bản được nhận ngay. Và ngay từ khi thực tập các em đã được doanh nghiệp quan tâm hỗ trợ, nhận vào làm nhưng doanh nghiệp vẫn không đủ nguồn để tuyển dụng.
Vị Hiệu trưởng trường nghề nhấn mạnh: “Rất nhiều các chính sách trong đó có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng và kích thích sản xuất phát triển. Tuy nhiên, xóa đói giảm nghèo tốt nhất bền vững nhất là đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn”.
Và thực tế đã chứng minh có những xã đã thoát nghèo, làm giàu được bởi vì ở khu vực đó có một nhà máy. Người lao động được đào tạo ở trường nghề rồi ra làm việc tại đó. Đây không chỉ là giải pháp xóa đói giảm nghèo mà còn giúp tăng cường công tác đảm bảo an ninh nông thôn. Cứ địa phương nào có nhiều người được đi đào tạo nghề, làm việc tại các doanh nghiệp, có nguồn thu nhập mang về thì an ninh của nơi đó được tốt hơn và xóa đói giảm nghèo được bền vững.
Thay vì ở nhà bám nương bám rẫy, những năm gần đây tỉ lệ các thanh niên dân tộc thiểu số tại Lào Cai đi học nghề đã tăng đều qua hàng năm.
Bà Giàng Thị Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho hay: “Tỉnh định hướng dạy nghề phải theo đáp ứng nhu cầu của thị trường. “Cung” của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng “cầu” của doanh nghiệp đặt hàng. Do vậy, việc đào tạo này có chất lượng ngày nâng lên và thu hút số lượng con em Lào Cai vào học rất đông. Khi học xong ở những trường này các em đều có cơ hội tìm việc làm và nâng cao mức sống của mình”.
Nghệ An công bố chi tiết các trường và điều kiện tuyển thẳng vào lớp 10
Ngay sau khi công bố các tiêu chí tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục công bố chi tiết các điều kiện tuyển thẳng.
Theo đó, thí sinh được nộp hồ sơ để xét tuyển thẳng phải có điều kiện là đã tốt nghiệp THCS, đạt học lực Khá trở lên, xếp loại hạnh kiểm Tốt năm lớp 9 và đã tham dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022.
Ngày càng có nhiều phụ huynh đầu tư cho con đi học ngoại ngữ để có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế. Ảnh: M.H
Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã quy định chi tiết về mức điểm các chứng chỉ khi xét tuyển vào các trường.
Cụ thể, đối với thí sinh đăng ký vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, yêu cầu phải có chứng chỉ Tiếng Anh IELTS học thuật (IELTS Academic) từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế khác được quy đổi tương đương chứng chỉ Tiếng Anh IELTS học thuật (IELTS Academic) từ 5.5 trở lên như TOEIC 4 kỹ năng (đạt từ 600 điểm), TOEFL ITP (đạt từ 500 điểm), TOEFL iBT (đạt từ 46 điểm), TOEFL Junior (đạt từ 845 điểm)...
Đối với thí sinh đăng ký vào Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, yêu cầu phải có chứng chỉ Tiếng Anh IELTS học thuật (IELTS Academic) từ 4.5 trở lên hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế khác được quy đổi tương đương chứng chỉ Tiếng Anh IELTS học thuật (IELTS Academic) từ 4.5 trở lên như TOEIC 4 kỹ năng (đạt từ 500 điểm), TOEFL ITP (đạt từ 467 điểm), TOEFL iBT (đạt từ 36 điểm), TOEFL Junior (đạt từ 780 điểm)...
Việc có chứng chỉ ngoại ngữ sẽ giúp các thí sinh hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Ảnh: M.H
Các trường THPT: Hà Huy Tập, Lê Viết Thuật, Nguyễn Duy Trinh, Cửa Lò, Thái Lão, Lê Hồng Phong, Nam Đàn 1, Thanh Chương 1, Đô Lương 1, Anh Sơn 1, Con Cuông, Quỳ Hợp, Thái Hòa, Trường 1/5, Hoàng Mai, Quỳnh Lưu 1, Nguyễn Xuân Ôn, Diễn Châu 3, Phan Đăng Lưu, Tân Kỳ và các trường THPT khác có học sinh đủ điều kiện đăng ký xét tuyển thẳng: Yêu cầu phải có chứng chỉ Tiếng Anh IELTS học thuật (IELTS Academic) từ 4.0 trở lên hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế khác được quy đổi tương đương chứng chỉ Tiếng Anh IELTS học thuật (IELTS Academic) từ 4.0 trở lên như TOEIC 4 kỹ năng (đạt từ 450 điểm), TOEFL ITP (đạt từ 450 điểm), TOEFL iBT (đạt từ 31 điểm), TOEFL Junior (đạt từ 745 điểm)...
Tuy nhiên, trong quá trình đăng ký các thí sinh cần lưu ý đối với thời hạn sử dụng của chứng chỉ năng lực Tiếng Anh quốc tế: Các chứng chỉ năng lực Tiếng Anh quốc tế phải còn thời hạn sử dụng tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển.
Quy định thời hạn sử dụng không quá 2 năm đối với các chứng chỉ năng lực Tiếng Anh quốc tế không ghi thời hạn sử dụng.
Nói thêm về quy định này, ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Giáo dục Trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Để xét tuyển thẳng vào các trường, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ căn cứ vào kết quả thi vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 và điểm chứng chỉ năng lực Tiếng Anh quốc tế. Tuy nhiên, chỉ xét tuyển đối với thí sinh đã tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 và trúng tuyển vào 01 trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh (với trường thí sinh đăng ký nguyện vọng).
Trong trường hợp đến chỉ tiêu cuối có nhiều thí sinh bằng điểm nhau thì xét thêm các tiêu chí sau theo thứ tự ưu tiên: Tổng điểm thi 03 môn thi Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 (không tính hệ số); điểm thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022; điểm trung bình môn Tiếng Anh năm học lớp 9; kết quả tham gia các cuộc thi về môn Tiếng Anh do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT tổ chức năm học 2021-2022.
Các thí sinh có thể được nộp hồ sơ và đăng ký xét tuyển thẳng ở nhiều trường và Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ căn cứ vào các điều kiện để xét tuyển thẳng từng thí sinh vào từng trường phù hợp với năng lực và các điều kiện của thí sinh.
Các trường Quân đội xét tuyển học sinh giỏi, điểm ngoại ngữ IELTS 5.0 Thí sinh tốt nghiệp THPT, đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12, có điểm ngoại ngữ IELTS 5.0 hoặc TOEFL iBT 50 điểm trở lên đủ điều kiện xét tuyển vào trường quân đội. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng đã có thông báo về xét tuyển thẳng, ưu tiên xét...