Thầy vào rừng tìm, học sinh nói “chi pâu” rồi bỏ chạy
Tại một số địa phương ở Tây Nguyên, giáo viên đã phải đến tận từng thôn, buôn trong rừng vận động, thông báo để học sinh trở lại trường sau một thời gian dài nghỉ học.
Xã Đắk R’măng (huyện Đắk G’long, Đắk Nông) có 4 cụm dân cư 8,9,10,12 của thôn 7, nằm trong lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Đắk R’măng.
Tại đây, có khoảng hơn 300 học sinh trong độ tuổi tiểu học, theo học tại Trường Tiểu học Vừ A Dính.
Các cụm dân cư nằm sâu trong rừng, cách trung tâm hơn 30km, chỉ toàn đường đất xuyên qua những quả đồi.
Cách liên lạc duy nhất giữa nhà trường với trưởng cụm là bằng điện thoại.
Trước ngày đi học trở lại (4/5) thầy cô giáo đã liên hệ với trưởng cụm. Nhưng có những cụm dân cư nằm trong rừng, nhiều lúc điện thoại không có sóng nên không thể liên lạc, thông báo được.
Để đảm bảo học sinh đến trường, nhà trường đã phải cử thầy, cô giáo chạy xe máy vào rừng “tìm học sinh”.
Giáo viên vào tận rừng vận động học sinh trở lại trường
Thầy Hoàng Ngọc Yêm, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Vừ A Dính cho biết, đây là công việc thường xuyên của các giáo viên nhà trường sau mỗi kỳ nghỉ dài.
Hàng năm cứ đầu tháng 8, trước khi vào năm học mới và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các học sinh thường “ngại” quay lại trường.
Video đang HOT
Giáo viên phải vào tận nơi giải thích cho trưởng bản, trưởng cụm, phải đến tận nhà để vận động phụ huynh và cả học sinh.
“Tranh thủ ngày 30/4 vừa qua, các thầy giáo của trường vào tận các cụm dân cư để thông báo cho người dân có con em đang đi học. Phải đi thật sớm hoặc đi vào ngày nghỉ thì phụ huynh mới có nhà, chứ vào muộn là họ đi làm hết rồi”, thầy Yêm chia sẻ.
Cũng theo thầy Yêm, nhà trường thường phải thông báo lịch học sớm để các em học sinh chuẩn bị sách vở. Ngoài ra, còn để các em ra trung tâm xã chuẩn bị phòng trọ, lau chùi, dọn dẹp chỗ ở trọ học.
Thầy Nguyễn Xuân Trường, Giáo viên trường Tiểu học Vừ A Dính chia sẻ, việc vận động học sinh trở lại trường ở đây không hề dễ dàng.
Đã không ít lần, khí giáo viên đến nhà tìm thì các em học sinh trốn biệt ra sau vườn. Giáo viên đứng ngoài gọi các em vẫn không chịu ra mở cổng.
Cũng theo thầy Trường, nhiều cháu nghỉ học lâu quá, ở nhà chơi vui, nên khi được thông báo đi học lại thì không chịu đi.
“Ở đây, nhiều cháu mới học lớp 1, sau một thời gian biết sử dụng tiếng phổ thông, nghỉ học lâu quá nên quên hết. Nhiều khi mình đến nhà không có phụ huynh, nói các em chuẩn bị đi học thì các em chỉ nói “chi pâu”, nghĩa là “không biết” rồi bỏ đi. Mình phải ghi tờ giấy để lại trong nhà, nhắn lại cho phụ huynh biết”, thầy Trường kể.
Theo ông Đoàn Văn Phương, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đắk G’long, 4 cụm dân cư ở xã Đắk R’măng nằm sâu trong rừng, điều kiện đi lại khó khăn, 100% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số nên luôn được ngành giáo dục quan tâm.
Trước ngày đi học trở lại vào ngày 4/5, ông Phương đã trực tiếp vào rừng, đến từng nhà vận động phụ huynh cho con em đi học trở lại.
“Nhiều phụ huynh trong các cụm dân cư này ngày trước là học trò của mình. Khi thấy giáo viên về, họ quý lắm nên vận động là họ nghe ngay”, ông Phương chia sẻ.
Vận động học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ dài.
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc vận động cũng hiệu quả vì nhiều trường hợp phụ huynh chưa hợp tác.
“Có trường hợp thấy thầy đến là bỏ chạy, phải đi vận động nhiều lần mới trở lại trường. Cũng có gia đình bảo để cho con ở nhà để đi làm hoặc lấy lý do đường xa, nhà nghèo, không có tiền cho con ở trọ nên không cho con đi học nữa…”, ông Phương trăn trở.
Trường đại học chia sẻ khó khăn với sinh viên
Nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo lịch học tập trung trở lại sau thời gian nghỉ học do Covid-19. Cùng với công tác chuẩn bị đảm bảo an toàn cho người học, rất nhiều trường ĐH đã có chính sách miễn giảm học phí, kéo dài thời gian đóng học phí, chỗ ở ký túc xá cho sinh viên.
Hàng chục tỷ đồng hỗ trợ sinh viên
Hàng loạt trường ĐH khắp nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên quay lại trường sau dịch. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tuyên bố giảm học phí học kỳ 2 năm học 2019-2020 đối với sinh viên có gia đình gặp khó khăn, với tổng số tiền khoảng 20 tỷ đồng.
PGS-TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết các trường hợp được miễn giảm học phí gồm sinh viên có cha mẹ bị mất việc, gia đình không có thu nhập và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác do dịch bệnh gây ra. Tùy mức độ ảnh hưởng, sinh viên sẽ nhận được các mức hỗ trợ có thể tới 50% học phí học kỳ này.
Trường ĐH Ngoại thương cũng triển khai gói hỗ trợ tài chính đặc biệt cho sinh viên, học viên của trường. Với sinh viên hệ chính quy, trường hỗ trợ số tiền tương đương 5% học phí học kỳ 2 năm học 2019-2020 cho toàn bộ gần 15.000 sinh viên ở cả 3 cơ sở Hà Nội, Quảng Ninh và TPHCM (được giảm trừ trực tiếp vào học phí học kỳ 2).
Trường cũng sẽ triển khai ngay việc xét cấp bổ sung học bổng dành cho sinh viên khó khăn và đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên, với mức học bổng tương đương 50% - 100% học phí học kỳ 2. Khoa Quốc tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng điều chỉnh lùi thời hạn đóng học phí 3 tháng và không áp dụng tiêu chí muộn đóng học phí đối với việc cấm thi, đánh giá rèn luyện, xét học bổng của sinh viên trong kỳ này.
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM trong giờ học thực hành
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) cũng vừa quyết định dành khoảng 12 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên học trực tuyến trong thời gian phòng chống dịch và tài trợ học bổng sinh viên hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn. Trường ĐH Kinh tế TPHCM dành gói 20 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên tất cả các khóa, hệ đào tạo của trường với nhiều hình thức: hỗ trợ học trực tuyến; giúp sinh viên bị ảnh hưởng dịch bệnh, có gia đình (cha, mẹ, anh, chị) bị mất việc do dịch Covid-19...
Đa dạng các chính sách hỗ trợ
Nhằm chia sẻ những khó khăn, hỗ trợ cùng sinh viên và gia đình trong mùa dịch Covid-19, ĐH Quốc gia TPHCM vừa đề nghị các trường thành viên và đơn vị trực thuộc chủ động tính toán chi phí đào tạo với các học phần được giảng dạy trực tuyến trong học kỳ 2 năm học 2019-2020 để có mức giảm học phí phù hợp.
Theo đó, Trường ĐH Quốc tế sẽ giảm 10% học phí học kỳ 2, giảm 7% học phí các học phần trực tuyến. Trường ĐH Công nghệ thông tin còn thành lập quỹ học bổng hỗ trợ sinh viên khó khăn với tổng trị giá học bổng khoảng một tỷ đồng. Trường ĐH Kinh tế - Luật vừa gia hạn thời gian nộp học phí, hỗ trợ tiền cải thiện tốc độ sử dụng Internet, vừa dành hơn 5 tỷ đồng hỗ trợ học phí cho sinh viên khó khăn.
Nhiều trường ĐH như Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Công nghiệp thực phẩm TPHCM, Nguyễn Tất Thành, Văn Lang, Văn Hiến... cũng giảm 8% - 20% học phí cho sinh viên hoàn cảnh khó khăn. ĐH Hoa Sen, ĐH Quốc tế Hồng Bàng... giảm tối đa 20% học phí học kỳ 2 cho tất cả sinh viên (áp dụng cho sinh viên đóng trước ngày 25-3).
"Dù rất khó khăn nhưng trường vẫn dành kinh phí để hỗ trợ sinh viên, nhằm chia sẻ bớt gánh nặng với các em. Ngoài ảnh hưởng của dịch Covid-19, kinh tế gia đình của rất nhiều em cũng gặp khó khăn do sản xuất bị ảnh hưởng bởi tình hình xâm nhập mặn. Nếu không kịp thời nắm bắt, chia sẻ với người học, sẽ có sinh viên bỏ học giữa chừng vì gánh nặng học phí", PGS-TS ĐỖ VĂN DŨNG , Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
TS Phạm Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, thông tin trường đang cho rà soát danh sách sinh viên khó khăn để hỗ trợ, giảm học phí; xem xét miễn giảm học phí sinh viên thuộc diện chính sách, có hoàn cảnh khó khăn; miễn phí trong vài tháng cho sinh viên ở ký túc xá.
Trường ĐH FPT quyết định trích từ Quỹ Đầu tư phát triển hơn 80 tỷ đồng để hỗ trợ 20% học phí các tháng hè (từ tháng 5 đến hết tháng 8-2020) cho sinh viên cao đẳng và ĐH. Mặt khác hỗ trợ học phí cho các chương trình liên kết là 10%, và sẽ hỗ trợ bổ sung nếu thống nhất được với các đối tác liên kết nước ngoài.
Gian nan đường đến trường vùng U Minh Thượng Không có đường đến trường nên phải đi học bằng xuồng máy xa cả chục cây số; vay tiền mua máy tính để học trực tuyến nhưng mạng chập chờn không học được... Các học sinh ở Tiểu khu 34, ấp Cán Gáo (xã Đông Hưng B, H.An Minh, vùng U Minh Thượng) muốn đến trường phải đi bằng vỏ lãi - ẢNH:...