Thầy Văn Như Cương tung đề thi Văn hài hước
Trước những tuyên bố về đổi mới ra đề thi môn Ngữ Văn, PGS Văn Như Cương đã thiết kế một dạng đề hài hước, phê phán nhẹ nhàng cách làm của Bộ GD-ĐT.
Dù mới chỉ được đưa lên mạng ngày 13/4 nhưng đề Văn hài hước của thầy Văn Như Cương đã có hơn 1.000 lượt yêu thích và hàng trăm lượt bình luận.
PGS Văn Như Cương đề nghị nên để việc đổi mới vào năm sau
PGS Văn Như Cương (nguyên hiệu trưởng THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) đã sáng tạo câu hỏi kiểm tra phần đọc hiểu, trích dẫn phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển.
“Sắp đến ngày thi tốt nghiệp THPT, học sinh và thầy cô giáo hoang mang vì kiểu ra đề thi mới cho môn Ngữ văn mà Bộ GD-ĐT cương quyết áp dụng. Trong đề thi sẽ có phần đọc hiểu chiếm từ 30% đến 50%.
Sau đây tôi xin nêu một ví dụ về câu hỏi kiểm tra phần đọc hiểu.
Câu 1. Xem đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi: Trước những lo sợ về việc ra đề theo kiểu mới sẽ khiến đa phần giáo viên không đủ năng lực chấm được bài văn của học trò, ông Hiển (Thứ trưởng Bộ GD-ĐT) ví von “Qua sông thì phải luỵ đò, chưa qua đã sợ có ngày chết oan”…
“Giáo viên chưa biết ra đề, chấm đề mở thì sẽ tập huấn, bồi dưỡng để quen dần. Chấm không chính xác nhưng tiếp cận mục tiêu còn hơn chấm chính xác mà xa rời mục tiêu” – ông Hiển nhấn mạnh yêu cầu đối với việc kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn (nguồn Vietnamnet).
Câu hỏi: 1. Đoạn văn trên thuộc thể loại gì?
2. Câu ví von “Qua sông………chết oan” có phải là thơ lục bát hay không?
Video đang HOT
Anh /chị hãy sửa một vài từ để nó trở thành câu thơ lục bát mà không thay đổi nguyên ý.
3. Trong câu ví von trên, cái gì được ví với “sông”, cái gì được ví với “đò”, điều gì được ví với “chết oan”?
4. Anh/chị hiểu câu “chấm không chính xác nhưng tiếp cận mục tiêu” như thế nào? Cái gì tiếp cận mục tiêu?
5. Hãy tìm trong văn bản một câu có cấu trúc so sánh và bình luận ngắn gọn về câu so sánh đó!”.
Ngay sau khi xuất hiện trên mạng xã hội, đề Văn này đã được rất nhiều thành viên chú ý, thậm chí còn thử sức trả lời câu 2: “Qua sông thì phải lụy đò. Chưa qua đã sợ, chỉ trò chết oan!”.
PGS Văn Như Cương cho biết: “Đây là cách tôi thể hiện sự phê phán nhẹ nhàng với việc làm đột ngột của Bộ GD-ĐT. Việc Bộ quyết tâm đổi mới phương pháp ra đề thi môn Ngữ văn để tránh cách học cũ là rất hay. Nhưng đến thời điểm này Bộ mới công bố thì quá gấp gáp”.
Hiện tại nhiều học sinh, thậm chí là giáo viên còn chưa nắm được thông tin này dù kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng đã sắp đến gần.
Thầy Văn Như Cương cho rằng, Bộ GD-ĐT nên để sang năm đổi mới sẽ hợp lý hơn. Như vậy, giáo viên và học sinh đều thoải mái tâm lý và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần. Từ đó, học sinh lớp 10, 11 cũng phải sẽ thay đổi cách học và tập làm đề theo hướng mới.
Nhiều học sinh tỏ ra hoang mang, lo lắng với cách ra đề mới của Bộ GD-ĐT. Những học sinh này mong muốn những thay đổi trong cách ra đề thi môn Văn nên được thực hiện từ năm sau để các em có thời gian để chuẩn bị tâm lý.
Theo TNO
Thầy Văn Như Cương xin lỗi vì học trò hỗn láo
Trước sự xấc xược của một số học sinh khi được người khác góp ý chuyện từ thiện, GS Văn Như Cương đã xin lỗi thay cho học trò.
Được đăng tải trên trang cá nhân, status của GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội đang khiến cộng đồng mạng xôn xao. Nội dung của status là lời xin lỗi trên cương vị một người thầy gửi tới tác giả Anh Phan khi học trò của mình có thái độ không phải phép.
Lời xin lỗi của GS Văn Như Cương được đăng tải trên trang cá nhân. Ảnh: Chụp từ màn hình.
GS Văn Như Cương viết:
Kính gửi anh Anh Phan,
Chúng ta chưa quen biết nhau, chưa gặp nhau bao giờ, tuy vậy tôi mạn phép gọi anh là Anh, vì chắc anh ít tuổi hơn tôi (tôi đã 77 cái xuân xanh). Tôi đọc trên Facebook một số ý kiến của anh về vấn đề từ thiện. Đó là những ý kiến rất chân thành và rất xây dựng. Đáng tiếc là vài ba học sinh của tôi đã trả lời anh một cách xấc xược, hỗn láo và cay cú. Tôi rất buồn vì điều đó, không ngờ tôi lại có học sinh như vậy, nhưng cũng may là chỉ một số rất ít so với gần 3 ngàn rưởi h/s khác. Dẫu sao tôi cũng gửi lời thành thật xin lỗi anh....Nhân dịp đầu năm mới tôi chúc anh và gia đình hạnh phúc và nhiều niềm vui.
Lời xin lỗi chân thành gửi tới tác giả Anh Phan của GS Văn Như Cương khiến không ít người mến phục bởi tấm lòng, sự trách nhiệm đối với nhà trường và học sinh.
Dũng Trần chia sẻ: "Sự chân thành, khiêm tốn của những tâm hồn cao thượng. Thật ngưỡng mộ bác Văn Như Cương". "Ai cũng là người có sống có trách nhiệm như thầy thì xã hội mình sẽ tốt biết bao", Huệ Trần nói.
Nguyễn Văn Tiến bình luận: "Một status đáng khâm phục. Khâm phục thầy ở nhân cách, ở cái "tâm" người người thầy, ở cả phương pháp giáo dục nữa. Lâu nay, các thầy cô thi nhau tự hào vì những học trò giỏi giang, chưa thấy ai nhận lỗi vì học trò hư cả...".
Những lời cảm phục thầy giáo Văn Như Cương của cộng đồng mạng. Ảnh: Chụp từ màn hình.
Dung Nguyen bày tỏ sự kính mến và gửi lời chúc đến thầy Cương: "Em chưa từng được gặp thầy lần nào, song em rất kính phục thầy và hành động nghĩa cử của thầy. Sang năm mới em kính chúc thầy mạnh khoẻ, gia đình thầy luôn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc".
Một số bình luận phê phán học sinh - những người làm mất uy tín của trường khiến cho người thầy 77 tuổi phải phiền lòng và đứng ra xin lỗi.
Đáp trả lời xin lỗi của thầy Cương, tác giả Anh Phan viết: "Cảm ơn thầy, học sinh trường Lương Thế Vinh thật tự hào có được người thầy mẫu mực như thầy". Anh Phan còn kể thêm câu chuyện từ thiện khi đi công tác ở vùng Mù Cang Chải và được thầy Cương đồng tình: "Tôi thích câu nói của anh: Làm từ thiện để vui lòng mình cũng là vụ lợi!".
Trao đổi với báo chí, thầy Cương giải thích, thầy phải xin lỗi vì học sinh của mình đã có thái độ không phải trong việc anh Phan góp ý về một hoạt động từ thiện mà học sinh trường có ý định làm.
Thầy giáo Văn Như Cương là người có tâm huyết với ngành Giáo dục nước nhà.
Sự việc xảy ra khi một nhóm học sinh của trường Lương Thế Vinh có ý định làm một buổi nhạc để gây quỹ từ thiện ở trường. Tuy nhiên, sự việc không được nhà trường chấp nhận.
Khi nhóm học sinh này có ý định tự bỏ tiền ra và làm ở nơi khác thì anh Phan góp ý: Việc học sinh tự bỏ tiền ra cũng là tiền của bố mẹ, làm từ thiện đâu nhất thiết phải tổ chức buổi nhạc.
Trước góp ý này, một số học sinh của trường đã có phản ứng xấc xược, hỗn láo, cay cú... với người lớn tuổi.
GS Văn Như Cương được biết đến là một người chính trực, nghĩ thẳng, nói thật và không ngại chỉ trích từ dư luận. Thầy rất có tâm huyết với ngành Giáo dục và có những chia sẻ, đóng góp quan trọng cải tiến chất lượng dạy và học.
Theo TNO
Đi xem số báo danh, nữ sinh bị xe đâm thiệt mạng Em Trần Thị Hằng Nga (lớp 12A2 Trường THPT Nam Yên Thành, Nghệ An) đã bị xe tông chết trên đường đi xem số báo danh về vào chiều 1/6. Thí sinh tại Hội đồng thi Trường THPT Hồng Đức (Đắk Lắk) ra về sau môn văn sáng 2/6. Ảnh: C.Nguyên Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An, cho...