Thầy và trò Sơn La vất vả dạy và học dưới cái nóng gay gắt 40 độ C
Sơn La và các tỉnh Tây Bắc đang trải qua những ngày nắng nóng nhất kể từ đầu hè đến nay. Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học.
1 giờ chiều,đưa con đến trường học dưới cái nắng nóng gay gắt gần 40 độ C, chị Nguyễn Thị Nhụy Tâm ở phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La không tránh khỏi tâm trạng mệt mỏi. Cũng như bao phụ huynh khác, chị rất lo lắng khi con mình ngồi học dưới cái nóng oi bức như vậy sẽ rất vất vả và khó tập trung vào bài học.
Nắng nóng, nhiều em mang theo quạt cầm tay đến trường.
Chị Tâm nói: “Bình thường là các cháu đi học vào ca sáng chỉ học thêm vào buổi chiều, nhưng đi học trong thời tiết này thực sự vất vả. Theo quy định về phòng chống dịch bệnh thì đương nhiên cả nhà trường và gia đình đều có những khó khăn nhất định thay đổi giờ giấc học hành của các con”.
Không chỉ học sinh, đội ngũ giáo viên cũng là những người rất vất vả. Cô giáo Nguyễn Hải Ngọc, giáo viên trường THCS Lê Quý Đôn, TP Sơn La nhà cách trường hơn 3km, chồng đi công tác xa, một mình cô phải chăm sóc 2 con nhỏ, nên có rất ít thời gian để nghỉ ngơi. Dịp này mỗi ngày cô và các đồng nghiệp đều phải lên lớp ngày 2 buổi, những buổi chiều nắng nóng, khi đứng trên bục giảng, nhiều lúc cô cảm thấy gần như kiệt sức
“Thời tiết nắng nóng cô trò đến trường đều trong trạng thái rất mệt mỏi, giáo viên lên lớp 2 ca thì năng lượng bỏ ra rất nhiều. Buổi chiều lên lớp cổ họng thì khô rát thậm chí có những lúc là say nắng. Dù có rất nhiều khó khăn chúng tôi vẫn động viên các con cố gắng để cùng khắc phục những khó khăn này để cô trò được tới trường tới lớp”.
Trường THCS Lê Quý Đôn có gần 900 học sinh và hơn 40 cán bộ, giáo viên. Dạy và học trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa hoàn toàn được kiểm soát, nhà trường đã điều chỉnh thời gian học, nhắc nhở học sinh mang nước khi đến trường, đo thân nhiệt cho học sinh ở nơi râm mát, giờ ra chơi hạn chế hoạt động ở sân trường…
Cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh, phó hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Sơn La cho biết: “Nếu trong thời gian tới thời tiết nắng nóng cứ tiếp tục kéo dài thì chúng tôi sẽ có phương án là thay đổi ca học cho học sinh, ví dụ tuần này các con học sáng thì tuần sau các con sẽ học buổi chiều và đổi ngược trở lại vậy sẽ đảm bảo hơn. Với phương án đấy thì tôi nghĩ các bậc phụ huynh cũng sẽ rất là ủng hộ vì để cho các con học buổi chiều cả 1 tuần nắng nóng như thế này thì rất là vất vả trong việc đưa đón thậm chí là lo lắng cho sức khỏe của học sinh.
Ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La cho biết, ngoài chú trọng chất lượng dạy và học, Sở cũng đã chỉ đạo các nhà trường chủ động các biện pháp tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho học sinh và giáo viên trong những ngày nắng nóng gay gắt này: “Chúng tôi kêu gọi toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên các đơn vị giáo dục trên địa bàn tỉnh phát huy tinh thần khắc phục khó khăn để sẵn sàng nhận thêm nhiệm vụ và hỗ trợ tốt nhất cho học sinh của mình, đặc biệt các lớp học vào buổi chiều thực hiện một cách linh hoạt các giờ dạy các tiết dạy tránh tạo áp lực, tạo căng thẳng cho các em học sinh trong quá trình tham gia học tập”.
Theo dự báo, nắng nóng sẽ còn tiếp tục kéo dài trong những ngày tới. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị đầy đủ cho con em mình bình nước, mũ, khẩu trang… để đảm bảo sức khỏe cho các em học tập, nhất là với các em học sinh bậc tiểu học và mầm non./.
Bài toán cân não của hiệu trưởng "bỗng dưng" có 110 lớp học
Với 2.500 học sinh, để đảm bảo an toàn đi học sau thời gian nghỉ dịch Covid-19, trường cô Trang phải tách 55 lớp sẵn có thành hai, với 110 lớp.
Sáng 4/5, học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn (quận Thủ Đức, TP.HCM) cũng trở lại trường sau 107 ngày nghỉ. Ngày đầu tiên các em không phải học bài mới. Những học sinh lớp 9 đủ lớn để hiểu công tác phòng dịch Covid-19, vẫn được dành thêm một ngày "nạp" kiến thức về điều này.
Video đang HOT
Đứng ngay cổng, giọng cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Diễm Trang nói qua micro sang sảng:
"Hai bạn nữ kia cách nhau 1m, các em đừng đi sát nhau như thế.
Bạn nam kia, thấy bạn phía trước còn đo nhiệt độ thì em đi chậm một chút.
Bạn đi xe đạp hàng thứ 3 đấy vào bãi để xe rồi vào lớp luôn.
Em mặc áo khoác màu đen kia sao đi lung tung vậy.
Bạn nữ kia nhuộm tóc màu vàng đúng không, ngày mai lên phòng tôi..."
Cô Diễm Trang cầm micro hướng dẫn học sinh sáng 4/5
Đang hướng dẫn các em lớp 9 đảm bảo giãn cách, đo nhiệt độ, khử khuẩn vồi vào lớp thì một học sinh lớp 6 tiến lại. Hôm nay em nhầm lịch nên cũng tới trường.
Bỏ micro xuống, cô Trang nhỏ nhẹ: "Trường có thông báo học sinh khối 6 đi học đâu con. Tuần này chỉ học sinh lớp 9 học thôi. Con qua bên kia ngồi chờ ba mẹ tới đón".
Quay sang thầy giáo bên cạnh, cô Trang nói "Thầy gọi phụ huynh của học sinh này tới đón con về, em ấy không có điện thoại".
Vừa hướng dẫn, cô Trang thủ thỉ : "Học sinh được nghỉ ở nhà lâu quá, tuổi các em lỡ nhỡ nếu không đưa vào nề nếp khi tới trường rất cực".
Hơn 30 năm đi dạy, đây là lần đầu tiên nghỉ học lâu như vậy. Ba tháng qua, ngày nào cô cũng tới trường đều đặn. Hôm nay cô đi sớm hơn và có mặt ở trường trước 6h sáng, lúc đường còn vắng.
Học sinh lớp 9 được bố trí đi vào 3 hàng với dây đã chăng ở cổng đường Võ Văn Ngân. Từ tuần sau trường mở thêm cổng ở đường Tô Vĩnh Diện.
Bài toán chia lớp
Trường THCS Lê Quý Đôn có tất cả 55 lớp từ 6-9. Mỗi lớp 45 học sinh. Mỗi phòng được kê 24 bàn. Trước dịch, mỗi bàn 2 học sinh ngồi. Nhà trường cũng triển khai dạy học buổi 2.
Trước ngày học sinh đi học lại, UBND TP.HCM đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn, trong đó quy định khoảng cách tối thiểu của học sinh trong lớp là 2m; sau đó giảm xuống 1m.
Tuy đã giảm chuẩn như vậy, nhưng trong điều kiện bình thường không chia lớp với những trường như của cô Trang là "điều không thể". Chỉ còn cách tách đôi lớp.
Cô Trang nhẩm tính: "55 lớp với 2.500 học sinh. Mỗi lớp tách làm 2, vậy là có tất cả 110 lớp. Lúc này mỗi lớp mới có 22 em, nhưng phải xếp ngồi dích dắc mới đảm bảo 1m".
Để đảm bảo tâm lý học sinh, các lớp chia tách sẽ được bố trí phòng phòng học liền kề.
Khó khăn nhất là giáo viên và thời khóa biểu
"Một lớp chia làm 2 thì số tiết một giáo viên phải dạy cũng gấp đôi. Hiện giờ, trường không đủ giáo viên và giáo viên cũng không đủ sức khỏe để giảng dạy hết"- cô Trang nói.
Mỗi lớp tách làm 2, mỗi bàn 1 em ngồi so le
Thiếu giáo viên là khó khăn của nhiều trường nếu phải tách lớp.
Trường THCS Lê Qúy Đôn có 100 giáo viên biên chế. Những tháng qua, các thầy cô vẫn được hưởng lương theo chế độ. Nhưng một số người thuộc bộ phận tạp vụ, giám thị đã được tinh giản. Vì vậy những việc đo nhiệt độ, khử khuẩn hay bố trí học sinh đi vào lớp giáo viên cũng phải hỗ trợ.
Nhìn lại mấy tháng tổ chức dạy trực tuyến, vị hiệu trưởng cho hay đã làm rất bài bản. "Chúng tôi tổ chức dạy tất cả các môn. Đảm bảo thời khóa biểu như bình thường. Mỗi tiết 45 phút. Giáo viên dạy đúng số tiết nên đã cho điểm. Bây giờ chỉ rà soát những học sinh vì điều kiện khách quan không tham gia học trực tuyến. Việc sắp xếp thời khóa biểu lúc này không còn là ngày này, thứ mấy, học bài gì mà dạy theo chủ đề"- cô Trang cho hay.
Để đảm bảo giáo viên, trường tiếp tục bố trí học lệch ca. Buổi sáng khối 9 vào học lúc 7h15, khối 6 lúc 8h. Tương tự như vậy với học sinh khối 7-8 buổi chiều.
Còn môn học, những lớp tăng cường tiếng Anh khi chia đôi thì nửa lớp học vào thứ 2-4-5, nửa lớp còn lại học vào thứ 2-4-6 . Tuần này nửa lớp này học và tuần sau nửa lớp còn lại học. Sắp xếp làm sao để thầy cô dạy lớp đó không thay đổi.
Cô hiệu phó phụ trách chuyên môn Nguyễn Thị Cẩm Vân, bổ sung thêm: "Chúng tôi họp tổ trưởng các bộ môn để sắp xếp chuyên đề cho từng môn bởi phải kết thúc học kỳ II trước ngày 30/6. Trong 6 tuần này thầy cô dạy học trực tiếp kết hợp dạy trực tuyến".
Để hình dung rõ hơn, cô Vân dẫn chứng: Môn Toán có 4 tiết thực dạy/tuần thì nay dạy 2 tiết ở trường và 2 tiết trực tuyến. Các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục...trước đây giáo viên có khoảng 20 tiết/tuần, nay tách lớp lên 40 tiết nên cũng phải dạy cả trực tuyến.
"Dù tách lớp nhưng chúng tôi tính toán để khối 9 và 6 học buổi sáng thì giáo viên cũng chỉ dạy buổi sáng. Buổi chiều, các thầy cô ở nhà dạy trực tuyến vừa có thời gian nghỉ vừa hoàn thành chương trình"- cô Vân nói.
Dạy học trực tuyến đã vào nếp
Nhiều căng thẳng nhất theo cô Vân với 110 lớp học mới phải tính toán có 110 thời khóa biểu khác nhau.
Nếu chọn cách làm khỏe cho ban giám hiệu, còn phần khó cho giáo viên, học sinh thì chỉ cần chia nửa học sinh của trường học buổi sáng, nửa còn lại học buổi chiều với 1 thời khóa biểu.
"Nếu chúng tôi khỏe giáo viên và học sinh sẽ rất cực"- cô Vân, hiệu phó.
Ban giám hiệu và tổ trưởng các bộ môn đã tính toán phân chia thời khóa biểu hợp lý để giáo viên dạy buổi nào sẽ chỉ dạy buổi đó. Buổi còn lại, thầy cô dạy trực tuyến và có thời gian nghỉ ngơi.
Cách sắp xếp thời khoá biểu của 1 lớp chia thành 2 phải độc lập nhau. Nếu hôm nay giáo viên dạy toán ở nửa lớp này thì có thể vài ngày sau mới dạy toán ở nửa lớp còn lại.
Cả cô Trang, cô Vân nhìn nhận, trải qua thời gian dạy trực tuyến giáo viên của trường đều nâng trình độ. Nhiều giáo viên tuổi cao cũng mày mò làm cho bằng được và thành công.
70-75% học sinh của Trường THCS Lê Quý Đôn có lực khá giỏi. Phụ huynh cũng là những người có trình độ nên mong ở nhà con cũng được học đàng hoàng. Đây là động lực cho giáo viên giảng dạy bài bản, nghiêm túc. Trở lại trường sau một thời gian dài giãn cách, nhưng cô Trang, cô Vân tin việc dạy học sẽ nhanh chóng đi vào nề nếp, ổn định.
Trường ĐH Bách khoa HN chốt phương án tổ chức một bài thi kiểm tra tư duy Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa chính thức chốt phương án thi bổ sung dưới hình thức một bài kiểm tra tư duy theo yêu cầu đặc thù của khối ngành kỹ thuật. Ảnh minh họa Nội dung bài thi được thiết kế gọn gồm 2 phần Toán và Đọc hiểu với thời gian làm bài 120...