Thầy trò xoay sở dạy học mùa COVID-19 ở Sơn La
Liên tục nhiều ngày số ca mắc COVID-19 tăng cao, có ngày ghi nhận tới hơn 3.000 F0, hơn 300 trường học ở tỉnh Sơn La đã cho học sinh nghỉ học trực tiếp để phòng, chống dịch bệnh.
Không còn cảnh nô đùa của học sinh, cũng không còn tiếng trống bắt đầu vào lớp, hay kết thúc một tiết học, trường học bây giờ chỉ còn cảnh vắng lặng, cùng những tiếng giảng bài của thầy cô qua màn hình laptop.
Một mình cô giáo đến lớp để dạy học trực tuyến.
Trường THCS Nguyễn Trãi, thành phố Sơn La hơn 700 học sinh, với 20 lớp học, giờ cả thầy và trò đều đã chuyển sang học online.
“Trong quá trình dạy học trực tuyến thì cũng gặp rất nhiều khó khăn, thầy cô với học trò tương tác giữa các phần mềm cũng chưa thật thành thạo, học sinh cũng vậy. Tuy nhiên, để khắc phục nội dung đó, nhà trường đã bám sát quan điểm chỉ đạo, động viên cô và trò cùng nỗ lực cố gắng để làm sao để đảm bảo được chất lượng dạy và học, đảm bảo tiến độ nhiệm vụ của năm học”, thầy giáo Đinh Đức Mạnh, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Tại trường Tiểu học Chiềng Lề, thành phố Sơn La, với gần 1.400 em học sinh trong 5 khối lớp, cả thầy lẫn trò cũng đã xuất hiện một vài trường hợp mắc COVID-19. Để đảm bảo sức khỏe của cả thầy và trò cùng với hướng dẫn của cấp trên, đơn vị đã tổ chức cho 100% học sinh các khối lớp học online. Khối lớp 1-2, các em sẽ được học vào các buổi tối; còn các khối lớp lớn hơn như 3-4-5 thì các em sẽ được học vào ban ngày.
Video đang HOT
Thầy giáo kết nối với học sinh, chuẩn bị cho một tiết học online.
Cô giáo Ứng Thị Hạnh, giáo viên nhà trường cho biết, việc dạy học trực tuyến với học sinh tiểu học cũng vấp phải không ít khó khăn.
“Các con còn bé, sự tập trung chú ý của các con cũng sẽ không được như trực tiếp ở trên lớp. Trong quá trình dạy, mình cũng quy định rõ rằng các con phải bật camera, để xem các con có vấn đề gì sẽ xử lý ngay. Thời gian đầu mình cũng gặp khó khăn một chút bởi nhiều bạn còn đang mải chơi, không tập trung. Sau hai đợt trực tuyến với đợt này khá dài, các bạn đã đi vào nề nếp. Các bạn cũng khá là hợp tác trong quá trình học. Tuy nhiên việc ghi chép của các con vẫn là vấn đề khó khăn, bởi chúng tôi không thể kiểm soát được việc này…”, cô Hạnh chia sẻ.
Về tiến độ thực hiện chương trình năm học 2021- 2022, đến nay các cơ sở giáo dục ở Sơn La đã hoàn thành chương trình, kế hoạch học kỳ I. Đồng thời, trong học kỳ I đã tổ chức dạy và học vượt chương trình 4 tuần học.
Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hơn 300 trường học ở Sơn La (chiếm một nửa số trường ở tỉnh) đang phải tạm dừng dạy học trực tiếp
Hiện các đơn vị trường học ở Sơn La đang tập trung khắc phục những khó khăn trong quá trình giảng dạy, nhằm thực hiện tốt việc dạy và học, đáp ứng chương trình năm học đã đề ra.
“Với quan điểm bám sát ý kiến chỉ đạo thì nhà trường cũng đã tổ chức thăm nắm ở thầy cô giáo bộ môn, thực hiện nghiêm túc kế hoạch của thời khóa biểu. Khi học trực tiếp thì chúng tôi cũng tổ chức thăm nắm thông qua cô giáo bộ môn, nếu như học sinh trong quá trình chưa hiểu thì chúng tôi sẽ tổ chức ôn tập lại kiến thức đã học trực tuyến”, thầy giáo Đinh Đức Mạnh, Phó hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trãi, thành phố Sơn La cho hay.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, mỗi đơn vị trường học ở Sơn La đều linh hoạt dạy học phù hợp với điều kiện thực tế, chủ động các phương án tổ chức dạy học theo các hình thức. Đồng thời, tiếp tục phối hợp tốt với ngành Y tế thực hiện tiêm vaccine cho học sinh, đảm bảo tối đa tỷ lệ tiêm chủng cho người trong độ tuổi, qua đó tăng tối đa khả năng miễn dịch trong nhà trường, tất cả cùng hướng tới mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học đã đề ra./.
Linh hoạt chuyển đổi hình thức dạy, học
Triển khai dạy học trực tiếp cho nhiều cấp học từ ngày 21/2, đến nay, nhiều cơ sở giáo dục tại thành phố Đà Nẵng đang khắc phục mọi khó khăn để chuyển đổi linh hoạt phương thức dạy học phù hợp.
Tuy nhiên, số lượng giáo viên và học sinh nhiễm Covid-19 tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dạy học.
Nhiều trò chơi được giáo viên Trường mầm non Bình Minh (quận Hải Châu) tổ chức cho trẻ em.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng, sau hai tuần triển khai dạy học trực tiếp, sĩ số học sinh đến lớp ở cấp tiểu học khoảng 41%, khối trung học cơ sở khoảng 65%, còn lại học trực tuyến.
Ghi nhận tại một số trường ở quận Hải Châu, ngày 2/3, học sinh đến trường được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào lớp và yêu cầu tuân thủ 5K, rửa tay sát khuẩn. Nhiều trường và nhiều khối lớp dạy song song cả trực tiếp tại lớp và trực tuyến. Sĩ số học sinh đi học trực tiếp thay đổi từng ngày.
Khối mầm non ở quận Hải Châu đi học trực tiếp từ ngày 1/3 nhưng hiện tại, nhiều giáo viên là F0 nên không đủ nhân lực để dạy. Phần lớn các trường mầm non có số học sinh đi học ít, trường cao nhất cũng chỉ ở mức 20% tổng số trẻ toàn trường. Ngày thứ hai dạy trực tiếp, Trường mầm non Bình Minh (phường Thuận Phước, quận Hải Châu) có 83 học sinh đến trường. Cô giáo Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Thư Trâm nói "Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình. Hiện 100% giáo viên của trường đã tiêm ba mũi vắc-xin phòng Covid-19. Các giáo viên được nhân viên y tế phường tập huấn, hướng dẫn các bước xử lý nếu có học sinh nhiễm Covid-19. Xác định học sinh sẽ đi học trực tiếp rất ít nhưng chúng tôi mong phụ huynh yên tâm".
Bà Trần Thị Thúy Hà, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hải Châu cho biết: Hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và số lượng F0, F1 không chỉ trong học sinh mà cả giáo viên rất nhiều. Mặc dù đã rất linh động nhưng nhiều trường vẫn lúng túng khi lập thời khóa biểu. Có lớp vừa chia tiết cho giáo viên thì ngay sáng sớm giáo viên báo cáo nhiễm Covid-19, nên không kịp điều người dạy thay. "Đến hôm nay, toàn quận có 10/20 trường tiểu học và 3/11 trường trung học cơ sở chuyển hoàn toàn sang hình thức trực tuyến. Các trường còn lại dạy song song trực tiếp và trực tuyến. Riêng với khối mầm non, toàn quận tổ chức dạy trực tiếp từ ngày 1/3 và trong ngày đầu tiên chỉ được 14% tổng số trẻ mầm non đi học", bà Hà chia sẻ.
Tại quận Thanh Khê, Sơn Trà,... tình hình dạy học trực tiếp hiện rất khó khăn, tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp tiếp tục giảm. Hầu hết các giáo viên phải nỗ lực dạy học trực tiếp và trực tuyến. Hiện các nhà trường xây dựng kế hoạch và yêu cầu giáo viên thường xuyên bù đắp kiến thức cho học sinh trước khi giảng bài mới để các em không bị hổng kiến thức khi vừa phải học trực tiếp kết hợp với trực tuyến trong điều kiện dịch bệnh phức tạp. Khi nhiều giáo viên là F0, thì các giáo viên còn lại đều chủ động linh hoạt, sẵn sàng nhận dạy thay cho đồng nghiệp, bảo đảm chương trình dạy học thông suốt cho học sinh trong thời điểm này.
Trước tình hình khó khăn của các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức dạy học trực tiếp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Kim Yến đề nghị các đơn vị, địa phương nhận định, đánh giá đúng tình hình Covid-19, từ đó triển khai kế hoạch phòng, chống phù hợp. Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Lê Thị Bích Thuận, hiện nay tỷ lệ học sinh bậc tiểu học và mầm non đi học trực tiếp đang ở mức thấp và giảm do dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Số học sinh và giáo viên dương tính nhiều nên các trường gặp khó khăn trong công tác giảng dạy, một số cơ sở phải chuyển sang vừa dạy trực tiếp, vừa dạy trực tuyến. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố tiếp tục chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo theo dõi sát tình hình dịch bệnh tại các trường để kịp thời thông tin cho lãnh đạo các quận, huyện có chỉ đạo linh hoạt trong chuyển đổi hình thức dạy học. Trước mắt, các trường mầm non tiếp tục kế hoạch cho các em đến trường. Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, ngành giáo dục sẽ lắng nghe ý kiến của phụ huynh để tiếp tục quyết định hình thức dạy và học phù hợp.
Hà Nội: Các trường ở 74 xã, phường cấp độ dịch mức độ 3 chuyển dạy học trực tuyến Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có thông báo gửi Trưởng phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, thị xã; hiệu trưởng các trường trung học phổ thông; giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội về việc tổ chức dạy học linh hoạt, thích ứng với...