Thầy trò vùng cao chật vật tìm nước sinh hoạt giữa mùa hạn
Giữa cái nắng như đổ lửa, các thầy giáo Trường phổ thông dân tộc bán trú TH và THCS Lâm Thủy đã tìm mọi cách để có nguồn nước sinh hoạt cho học sinh, thậm chí đào giếng ngay giữa khe để tìm nước ngầm.
Thầy trò vùng cao chật vật tìm nước sinh hoạt giữa mùa hạn
Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy là ngôi trường nằm trên địa bàn một xã thuộc vùng rẻo cao biên giới phía Tây huyện Lệ Thủy ( Quảng Bình). Dân cư nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều, đời sống còn nhiều khó khăn.
Nắng hạn khiến nhiều khe, suối cạn khô, trơ đáy.
Thời gian vừa qua, nắng nóng gay gắt kéo dài dẫn đến tình trạng nhiều khe suối trên địa bàn trơ đáy, khô hạn kéo dài khiến người dân thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.
Nhiều hộ gia đình tại xã Lâm Thủy đã phải lặn lội đi hàng cây số để xách từng can, từng xô nước từ suối xa về nhà. Việc thiếu nước cũng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn ở của hàng trăm học sinh nội trú trên địa bàn xã.
Việc thiếu nước gây ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn ở của hàng trăm học sinh nội trú trên địa bàn xã.
Thầy giáo Nguyễn Thanh Hiển, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Lâm Thủy cho biết, toàn trường hiện có 400 em học sinh, trong đó hơn một nửa là học sinh nội trú. Những năm trước, thời điểm này học sinh đã nghỉ hè, tuy nhiên năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên học sinh vẫn lên lớp.
Không chỉ căng mình giữa cái nắng như đổ lửa để theo đuổi con chữ, học sinh dân tộc tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy còn đối diện với tình cảnh không có nước.
Các thầy giáo đào giếng giữa lòng suối để tìm nước ngầm.
Để giải quyết tình trạng thiếu nước, các thầy cô giáo và cả phụ huynh của Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy đã tìm mọi cách để cố gắng dẫn nước từ các con suối về khu nội trú cho các em sử dụng.
Tuy nhiên thời điểm này, các con suối gần như đã khô hạn, trơ đáy. Những con suối ở bản Xà Khía, nguồn nước cung cấp cho Trường Lâm Thủy đã cạn kiệt chỉ còn lại những vùng nước đọng không đảm bảo vệ sinh.
Để có nước phục vụ sinh hoạt bán trú, các thầy cô nhà trường phải vượt rừng tìm những khe suối còn nước rồi xách từng can về trường sử dụng, đồng thời hướng dẫn các em học sinh ra các khe suối còn nước để tắm, giặt.
Qua nhiều ngày căng mình giữa nắng nóng liên tục đào bới, lắp vòi, cuối cùng niềm vui cũng đã đến với thầy trò Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy khi đào được mạch nước ngầm.
“Các năm trước thì thời điểm này học sinh đã nghỉ hè nên trường ít gặp tình cảnh thiếu nước, tuy nhiên năm nay học sinh học muộn, đúng lúc nắng hạn nên nước từ suối không đủ cho nhu cầu của hàng trăm học sinh và thầy cô”, thầy Hiển cho hay.
Nhận thấy việc xách nước từ suối xa về trường vất vả, mặt khác lượng nước xách được quá ít so với nhu cầu của học trò, các thầy giáo của Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy đã quyết định cùng nhau đào giếng giữa lòng suối gần trường để tìm nước ngầm.
Những dòng nước từ giếng được lắp máy bơm đưa thẳng về bể của học sinh như xoa dịu cơn khát cháy bỏng bấy lâu nay.
Để có giếng nước, các giáo viên ra suối chọn chỗ đất trũng, ít đá lộ thiên với hy vọng có mạch nước hoặc nước từ những vũng nước còn sót lại sẽ ngấm vào, đất đá xung quanh giếng sẽ lọc bỏ đi phần nào những chất bẩn.
Qua nhiều ngày căng mình giữa nắng nóng liên tục đào bới, lắp vòi, cuối cùng niềm vui cũng đã đến với thầy trò Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy khi đào được mạch nước ngầm. Những dòng nước từ giếng được lắp máy bơm đưa thẳng về bể của học sinh như xoa dịu cơn khát cháy bỏng bấy lâu nay.
Nước được bơm về bể của trường với dung tích gần 50m3 để sử dụng. Để đảm bảo nguồn nước được sử dụng một cách hợp lý, thầy cô giáo đã phổ biến, tuyên truyền với các em học sinh việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
Giếng đào giữa lòng suối phần nào giải quyết được tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt cho học sinh bán trú.
“Trong cái khó, ló cái khôn”, cách làm của giáo viên trường Lâm Thủy sẽ là giải pháp cho các hộ dân ở xã Lâm Hóa và nhiều nơi khác trước tình trạng thiếu nước đang diễn ra.
Ông Hoàng Lý, Chủ tịch UBND xã Lâm Thủy cho biết, địa phương này hiện có gần 400 hộ với trên 1.600 nhân khẩu, tất cả nguồn nước sinh hoạt phụ thuộc vào gần 10 khe, suối trên địa bàn. Tuy nhiên hiện giờ nước khe, suối đã cạn. Về lâu dài UBND xã Lâm Thủy cũng như nhà trường rất mong muốn lãnh đạo cấp trên quan tâm nguồn nước cho bà con cũng như là học sinh trên địa bàn.
Thầy hiệu trưởng tìm lớp đào tạo nâng cao năng lực giáo viên hiện đại cho trường
Sau nhiều nỗ lực của thầy Hiệu trưởng, khóa đào tạo Nâng cao năng lực giáo viên hiện đại đã được mở tại trường Đakrông, trường vùng khó của tỉnh Quảng Trị.
Là một ngôi trường nằm trên huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị, nhiều năm qua thầy và trò trường Trung học phổ thông Đakrông (huyện Đakrông) vẫn ngày ngày vượt qua khó để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.
Tuy nhiên, với đặc thù có đến trên 70% học sinh là người dân tộc Vân Kiều, đời sống kinh tế còn khó khăn do vậy việc duy trì thực hiện các nhiệm vụ của thầy cô giáo nhà trường còn nhiều vất vả.
Để nâng cao năng lực của giáo viên hiện đại trong bối cảnh tình hình mới, thầy giáo Lê Chí Thông - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đakrông đã tìm và kết nối với chuyên gia giáo dục để khai giảng lớp đào tạo Nâng cao năng lực giáo viên theo hình thức online.
Nói về khóa học, thầy giáo Lê Chí Thông, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đakrông cho biết:
"Khóa học do Tiến sĩ Nguyễn Văn Hữu - Chuyên gia Giáo dục và đào tạo phối hợp với Khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Huế mở nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới".
Thầy giáo Lê Chí Thông - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đakrông phát biểu khai giảng lớp học. Ảnh Trường Đakrông
Sau nhiều ngày tìm cách tiếp cận, liên hệ, buổi học đã được khai giảng ngày 24/4/2020, bằng hình thức online.
Tham dự khai giảng có các cán bộ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị; Tiến sĩ Đinh Thị Hồng Vân - Phó trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Huế; Tiến sĩ Nguyễn Văn Hữu - Chuyên gia giáo dục và đào tạo và là Giảng viên chính của lớp.
Trường Đakrông có các thầy giáo trong Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và 18 giáo viên được tuyển chọn tham gia lớp học.
Khóa học do Tiến sĩ Nguyễn Văn Hữu - Chuyên gia giáo dục và đào tạo phối hợp với Khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Huế tổ nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Đakrông.
Các học viên của khóa học được đào tạo hoàn toàn miễn phí.
Mục tiêu khóa học sẽ góp phần đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đồng thời, tạo cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm dạy học giữa giáo viên trong nhà trường với giáo viên cốt cán các trường trung học phổ thông ở Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh.
Đây cũng là lý do thầy Lê Chí Thông đã tìm đến và kết nối với các chuyên gia giáo dục.
Cũng theo thông tin từ thầy Hiệu trưởng Lê Chí Thông, khóa học diễn ra trong 12 tháng với 12 chủ đề rất thiết thực, cần thiết cho việc nâng cao năng lực cho giáo viên theo yêu cầu của tình hình mới.
Các học viên tham gia khóa đào tạo online Nâng cao năng lực giáo viên hiện đại. Ảnh: Trường Đakrông
Cụ thể các năng lực bao gồm:
Bốn trụ cột giáo dục UNESCO; Kỹ năng quản lý thời gian; Tốc độ của niềm tin; Đắc nhân tâm; Trí tuệ cảm xúc
Bảy thói quen thành đạt; Chỉ số vượt khó AQ; Ứng dụng NLP (Lập trình ngôn ngữ tư duy) trong dạy học; Phương pháp dạy học tích cực, hoạt động trải nghiệm, dạy học tích hợp; Ứng dụng Công nghệ thông tin và mạng xã hội trong dạy học
Kỹ năng động viên và truyền cảm hứng cho học sinh. Học viên sẽ tham gia học tập bằng hình thức kết hợp giữa học online và offline.
Theo chương trình giảng dạy, hàng tháng, học viên sẽ học tập lý thuyết một chủ đề trong thời gian một ngày, thời gian còn lại của tháng, các học viên sẽ thực hành, ứng dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn công tác dạy học của mình.
Từ đó, học viên tự đúc rút và chia sẻ với các đồng nghiệp trong lớp học về sự thay đổi của mình trong từng chủ đề học tập.
Ngoài ra, hàng ngày các học viên cũng được yêu cầu tự rèn luyện sức khỏe bằng hình thức chạy hoặc đi bộ tối thiểu 5km và mỗi tháng sẽ đọc một cuốn sách liên quan đến các chủ đề học tập.
Những hoạt động này nhằm giúp giáo viên phát triển cả trí tuệ lẫn thể chất.
Được biết, các khóa học Nâng cao năng lực giáo viên hiện đại đã được thực hiện thành công tại khá nhiều trường Trung học phổ thông ở một số các tỉnh như Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh...
Được biết, dù là trường vùng khó nhưng trường Trung học phổ thông Đakrông là trường học đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tham gia.
Thầy Lê Chí thông cũng cho biết nhà trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất về thời gian, hỗ trợ kinh phí, tài liệu để các giáo viên tham gia đạt kết quả cao nhất tại khóa học này.
Trần Phương
Ánh mắt học trò khiến cô Thúy vượt qua cảnh 'một chốn, bốn quê' Hạnh phúc có con sau thời gian dài chờ đợi chưa được bao lâu, cô Thúy phải nén lòng để lại con nơi nhà ngoại để lên đường gieo chữ trong dãy Trường Sơn Như lời thầy Phạm Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thanh (Hướng Hóa, Quảng Trị), cô giáo Lê Thị Thúy là một trong những giáo viên...