Thầy trò ‘vắt chân lên cổ’ chạy cho kịp chương trình sau thời gian nghỉ tránh dịch

Theo dõi VGT trên

Sau thời gian nghỉ học dài ngày và dạy trực tuyến, nhiều trường đang ra sức ‘chạy’ cho kịp chương trình vì học sinh học trực tuyến không đều hoặc tiếp thu bài chưa tốt.

Thầy trò vắt chân lên cổ chạy cho kịp chương trình sau thời gian nghỉ tránh dịch - Hình 1

Giáo viên và học sinh lớp 12A11 Trường THPT Bình Phú (Q.6, TP.HCM) giải bài thi minh họa môn địa lý của Bộ GD-ĐT sáng 8-5 – Ảnh: NHƯ HÙNG

Dù Bộ GD-ĐT đã tinh giản chương trình học nhưng với quỹ thời gian hạn hẹp do ảnh hưởng COVID-19, nhiều trường đang phải ‘chạy đua’ để có thể hoàn thành năm học trước 15-7. Đó là chưa kể trở lại học trong thời tiết nắng nóng nên cả thầy và trò đều… mệt.

Lịch học kín mít

Bà N.T.T.H. – phụ huynh có con học lớp 12 ở Q. Phú Nhuận, TP.HCM – chia sẻ: “Từ bữa đi học lại tới giờ, con tôi phải học bù rất nhiều. Ngoài việc học trực tiếp ở trường từ sáng đến chiều, nhiều bữa cháu phải học online vào buổi tối nữa”.

Theo bà H.: “Con tôi bị đưa vào danh sách có tham gia học trực tuyến nhưng chưa nắm được bài. Vì vậy, lịch học của cháu kín từ sáng đến tối. Từ học chính khóa, học phụ đạo để ôn lại kiến thức. Học online những môn như sử, địa, giáo dục công dân…

Thầy chủ nhiệm lớp 12 nói chỉ có sáu tuần thực học để hoàn thành chương trình học kỳ 2 năm học 2019-2020 tính từ ngày đi học lại. Vì vậy, nếu con tôi không cố gắng, cháu sẽ khó thi đậu tốt nghiệp THPT”.

Về quỹ thời gian, hiệu trưởng một trường phổ thông liên cấp ở TP.HCM phân tích: Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn dạy học sau khi học sinh đi học lại. Trong đó, các khối lớp phải hoàn thành việc kiểm tra cuối học kỳ 2 trước ngày 30-6.

Tính ra học sinh khối 9, 12 trừ một tuần ôn tập, một tuần làm bài kiểm tra học kỳ, còn sáu tuần thực học. Các khối 6, 7, 8, 10, 11 còn năm tuần thực học. Như vậy, thời gian để hoàn tất chương trình học kỳ 2 chưa bằng một nửa thời gian so với trước đây.

“Mặc dù chương trình học kỳ 2 đã được tinh giản, nhưng nếu các trường dạy trực tuyến không hiệu quả sẽ rất khó khăn để hoàn thành chương trình bởi thời gian rất hạn hẹp. Đã vậy, học sinh đi học lại vào đúng thời điểm nắng nóng nên cả thầy và trò đều mệt. Nhất là học sinh khối 9 và khối 12. Các em phải trải qua kỳ thi quan trọng của đời người: thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập và thi tốt nghiệp THPT” – vị này nói.

Giáo viên kêu trời

Cũng vì lý do trên mà nhiều giáo viên than trời vì phải “chạy” chương trình. Cô V. – giáo viên môn toán ở TP.HCM – lo lắng: “Tôi vừa phải dạy chính khóa với số tiết như học kỳ 1 vừa phải phụ đạo những học sinh không học online. Nói là phụ đạo nhưng số tiết dạy gấp rưỡi so với ở lớp học bình thường.

Video đang HOT

Thời gian không còn nhiều. Những học sinh khác đã học online từ tháng 3 và đã hoàn tất được hơn nửa chương trình học kỳ 2. Những em chưa học online, chúng tôi phải dạy lại từ đầu, kèm các em để các em nắm được bài, cho các em làm bài tập để tối về nhà chấm, hôm sau lên trả bài cho các em rút kinh nghiệm.

Khá nhiều học sinh không học online có lực học trung bình, yếu, ý thức tự học không cao. Bây giờ bắt các em chạy chương trình cứ như đẩy một khối đá lớn di chuyển…”.

Thầy Đỗ Minh Hoàng – giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An – thừa nhận: “Thời điểm này giáo viên rất vất vả. Họ phải giảng dạy nhiều hơn số tiết so với bình thường vì chúng tôi chia học sinh ra thành các nhóm. Nhóm học trực tuyến tiếp thu bài tốt – nhóm này thường là học sinh khá, giỏi nên giáo viên sẽ dạy theo hướng nâng cao.

Nhóm học trực tuyến nhưng không đều hoặc tiếp thu bài chưa tốt – nhóm này cần phụ đạo theo 2 cách: trực tiếp hoặc online. Nhóm chưa học trực tuyến: dạy cho nhóm này là giáo viên vất vả nhất và mất nhiều thời gian nhất. Hiện tại, trung tâm cũng đang tính toán để có khoản bồi dưỡng cho giáo viên nhưng chỉ mang tính động viên chứ không thấm vào đâu so với công sức giáo viên bỏ ra”.

Tương tự, ở Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, Q.Tân Bình, thầy hiệu trưởng Hoàng Sơn Hải chia sẻ: “100% học sinh trường chúng tôi học 2 buổi/ngày từ thứ hai đến thứ sáu. Tuy nhiên, một số em vẫn phải đi học phụ đạo ngày thứ bảy.

Lý do sau thời gian nghỉ học dài ngày và dạy trực tuyến, không phải em nào cũng học online đầy đủ và học tốt. Vì vậy, giáo viên ôn tập, phụ đạo kiến thức cho học sinh nhưng cũng có môn, có nhóm giáo viên phải dạy lại từ đầu trong khi thời gian không còn nhiều”.

Cũng thừa nhận tình trạng đang “chạy” cho kịp chương trình, một lãnh đạo Trường THCS Trần Văn Ơn (Q.1) thông tin: “Học sinh trường chúng tôi chỉ học 1 buổi/ngày nên phải học cả ngày thứ bảy cho kịp chương trình.

Bên cạnh đó, một số lớp còn phải học thêm 2 buổi chiều/tuần mới tải hết bài. Đó là nhà trường đã bỏ hết các chương trình ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, STEM… vừa để phòng tránh dịch bệnh vừa ưu tiên thời gian cho việc hoàn thành chương trình học kỳ 2″.

Thầy trò vắt chân lên cổ chạy cho kịp chương trình sau thời gian nghỉ tránh dịch - Hình 2

Tiết học tại Trường tiểu học Minh Đạo (Q.5, TP.HCM) – Ảnh: NHƯ HÙNG

Không yên tâm học trực tuyến

Tại Hà Nội, khó khăn cũng dồn vào một số trường, một số học sinh không có điều kiện dạy học trực tuyến trong thời gian qua. Nhiều hiệu trưởng trường công lập khối trung học thừa nhận dù có tổ chức dạy học trực tuyến nhưng không thể yên tâm.

Thầy Nguyễn Văn Hòa – chủ tịch HĐQT hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm – cho biết trường có tổ chức học trực tuyến từ tháng 2 nên cũng dạy học nội dung mới được 8-10 tuần. Tuy nhiên, do chất lượng dạy học trực tuyến không đảm bảo như dạy tại trường nên thời gian này trường quyết định dành 2-4 tuần chỉ để ôn tập lại phần nội dung đã dạy học trực tuyến.

“Chúng tôi không dạy lại, cũng không ôn tập theo bài mà xây dựng theo các chủ đề dựa trên nội dung 2-3 bài học/chủ đề. Cách triển khai như thế này sẽ tiết kiệm thời gian nhưng vẫn củng cố được kiến thức đã học, giúp học sinh hệ thống được kiến thức và tập trung sâu hơn vào những nội dung cốt lõi” – thầy Hòa cho biết.

Ngoài ra, một số trường khác có điều kiện cơ sở vật chất như Trường THCS & THPT Marie Curie, Nguyễn Siêu… có thể tổ chức dạy học 2 buổi/ngày sẽ tận dụng được thời gian để ôn tập và hoàn thành chương trình.

“100% học sinh từ tiểu học đến THPT của trường học 2 buổi/ngày nên nhà trường cũng tính toán có thể hoàn thành chương trình trước thời hạn Bộ GD-ĐT quy định khoảng 2-3 tuần. Thời gian còn lại sẽ tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 chuẩn bị thi” – ông Hòa nói.

Ngược lại, một số trường khác như THPT Yên Hòa, THCS & THPT Nguyễn Tất Thành cho biết dự kiến sẽ kết thúc chương trình vào 15-6, sớm hơn thời hạn của Bộ GD-ĐT khoảng 1 tháng do đã tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả… Trường Marie Curie dự kiến kết thúc năm học vào ngày 1-7 nhưng trong điều kiện học sinh học 2 buổi/ngày.

Theo thầy Nguyễn Xuân Khang – hiệu trưởng Trường Marie Curie, với hướng dẫn giảm một số đầu điểm kiểm tra của Bộ GD-ĐT và giảm tải nội dung chương trình học kỳ 2 thì thầy trò cũng giảm áp lực hơn. Nhưng để đảm bảo chất lượng vẫn phải dành thời gian ôn tập lại, củng cố nề nếp học tập cho học sinh…

Học sinh đến trường… học online

Học sinh đi học lại nhưng nếu không kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến sẽ khó hoàn thành kịp chương trình học kỳ 2. Tuy vậy, nhiều phụ huynh, học sinh cho biết gia đình họ không có máy tính nối mạng hoặc có máy tính nhưng họ không có ở nhà để giám sát con học, nếu giao máy sợ rằng con em họ chỉ chơi game chứ không học.

“Với những trường hợp này, chúng tôi mời học sinh vào trường để học online. Nhà trường có bố trí những phòng riêng có máy tính nối mạng để học sinh ngồi học. Ngay cả giáo viên cũng vậy. Với những thầy cô vừa ra tiết dạy trực tiếp, không kịp về nhà thì nhà trường sẽ bố trí máy để thầy cô dạy online ngay tại trường” – cô Bùi Minh Tâm, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM), thông tin.

* Anh Thành Trung (phụ huynh học sinh lớp 2/5 Trường tiểu học Hòa Bình, Q.1, TP.HCM):

Lo ngại áp lực

Thời gian nghỉ vì dịch, tôi gửi con về Huế cho ông bà. Bài tập tôi in gửi về. Học trực tuyến hiệu quả chỉ 50%. Quay lại trường học kín lịch mà chỉ có mỗi giờ văn hóa, tôi lo ngại về áp lực, về sức khỏe. Nhưng nếu trường tổ chức đan xen được ngoại khóa, thể dục thể thao, các câu lạc bộ vui… tôi nghĩ cũng cân bằng, xem như học mà chơi, chơi mà học, phụ huynh sẽ an tâm hơn.

Cần Thơ: tăng thời lượng toán, tiếng Việt

Ngày 11-5, hơn 13.000 học sinh tiểu học và khối 8, 9 đã trở lại trường. Ông Nguyễn Hữu Nhân, trưởng phòng giáo dục tư tưởng Sở GD-ĐT Cần Thơ, cho biết trong tuần đầu tiên học sinh tiểu học chỉ học 1 buổi/ngày, thực hiện kế hoạch tăng thời lượng dạy và học các môn toán, tiếng Việt. Ngoài ra, các môn còn lại sẽ được giảm tải theo chương trình của Bộ GD-ĐT. Thay vì chương trình cũ là 17 tuần trong đó có 3 tuần vừa ôn tập vừa kiểm tra thì nay rút lại còn 10 tuần. ( THÙY TRANG)

Học sinh khối 4,5 học chỉ 8 tuần nhưng vẫn phải làm kiểm tra đến 2 lần

Đã tinh giản thời gian và thời lượng học tập sao lại không thể bỏ đi một lần kiểm tra giữa học kỳ cho học sinh?

Không giãn cách học sinh nhưng vẫn bố trí thời gian các khối lớp về so le

Ngày 11/5, là thời điểm cho học sinh tiểu học của tỉnh Bình Thuận đến trường. Dù không phải thực hiện việc giãn cách giữa các lớp nhưng trường học vẫn thực hiện nghiêm túc việc ra về so le giữa các khối lớp.

Học sinh khối 4,5 học chỉ 8 tuần nhưng vẫn phải làm kiểm tra đến 2 lần - Hình 1

Tinh giản chương trình tránh áp lực, cũng nên bỏ bớt số lần kiểm tra cho học sinh tiểu học (Ảnh minh họa: Báo Người lao động)

Giáo viên được phân công hướng dẫn học sinh các khối lớp ra về theo quy định một cách trật tự.

Các khối lớp ra về cách nhau 5 phút, buổi sáng bắt đầu từ 10 giờ 5 phút và kết thúc lúc 10 giờ 25 phút.

Buổi chiều bắt đầu ra về từ lúc 16 giờ 25 phút và kết thúc lúc 16 giờ 45 phút.

Vừa ôn tập để củng cố kiến thức, vừa học để kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ

Với thời gian học không nhiều (sau khi đã tinh giản kiến thức tới 7 tuần) nhưng học sinh vẫn phải kiểm tra đủ 2 lần như bình thường là kiểm tra giữa kỳ 2 và cuối kỳ 2.Tính từ ngày 11/5 tới thời điểm kết thúc năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo 15/7 các em học sinh sẽ phải học tổng cộng 8 tuần.

Đây cũng là áp lực không chỉ với học sinh còn cho tất cả các thầy cô giáo dạy khối 4 và 5.

Bởi vì, ngay thời điểm học sinh trở lại trường, giáo viên sẽ phải nỗ lực rất nhiều để ôn lại kiến thức cho các em.

Sẽ có không ít em quên hết những gì đã học, thầy cô vừa ôn tập để củng cố lại kiến thức, vừa dạy chương trình mới và tiếp tục ôn tập để các em làm bài kiểm tra giữa học kỳ.

Kiểm tra vừa xong cũng là lúc bắt đầu ôn tập tiếp để cho đợt kiểm tra cuối học kỳ. Chỉ trong một khoảng thời gian khá ngắn, học sinh khối 4 và 5 sẽ phải trải qua 2 lần kiểm tra học kỳ khá căng thẳng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tinh giản thời gian và thời lượng học tập, sao lại không thể bỏ đi một lần kiểm tra giữa học kỳ cho học sinh?

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diễn biến toàn bộ vụ tai nạn làm bé gái tử vong đến việc người cha nổ súng bắn tài xếDiễn biến toàn bộ vụ tai nạn làm bé gái tử vong đến việc người cha nổ súng bắn tài xế
16:50:06 02/05/2025
Lễ diễu binh mừng 30/4: 1 nữ MC cướp lời bạn dẫn, VTV bị nói quay tệLễ diễu binh mừng 30/4: 1 nữ MC cướp lời bạn dẫn, VTV bị nói quay tệ
16:35:43 02/05/2025
Vụ sinh viên vô lễ với cựu chiến binh: Trường Văn Lang họp khẩn; xuất hiện bài xin lỗi nghi dùng AIVụ sinh viên vô lễ với cựu chiến binh: Trường Văn Lang họp khẩn; xuất hiện bài xin lỗi nghi dùng AI
16:47:19 02/05/2025
Quang Linh bị bắt, team châu Phi tan rã, Công Giáp rời nhóm tự lập kênh?Quang Linh bị bắt, team châu Phi tan rã, Công Giáp rời nhóm tự lập kênh?
19:40:31 02/05/2025
Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Chuẩn bị xét xử Lê Tùng Vân về tội loạn luânVụ Tịnh thất Bồng Lai: Chuẩn bị xét xử Lê Tùng Vân về tội loạn luân
18:24:06 02/05/2025
Vụ cô giáo bị tát, bắt đứng dưới mưa: Phụ huynh xin lỗi, mong được tha thứVụ cô giáo bị tát, bắt đứng dưới mưa: Phụ huynh xin lỗi, mong được tha thứ
20:06:04 02/05/2025
Chu Thanh Huyền lộ diện sau nghi vấn thẩm mỹ, bị dân mạng nhắc vụ "rồng tôm", thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ýChu Thanh Huyền lộ diện sau nghi vấn thẩm mỹ, bị dân mạng nhắc vụ "rồng tôm", thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý
17:13:45 02/05/2025
Chồng đại gia hơn 26 tuổi của nàng hậu từng gần 90 kg: Tài sản "3 đời ăn không hết", gây ngỡ ngàng vì loạt ảnh nàyChồng đại gia hơn 26 tuổi của nàng hậu từng gần 90 kg: Tài sản "3 đời ăn không hết", gây ngỡ ngàng vì loạt ảnh này
16:58:08 02/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vụ phụ nữ Vĩnh Phúc bị hại: Nghi phạm chọn chết, lộ quan hệ khó ngờ với nạn nhân

Vụ phụ nữ Vĩnh Phúc bị hại: Nghi phạm chọn chết, lộ quan hệ khó ngờ với nạn nhân

Tin nổi bật

22:27:41 02/05/2025
Trần Văn Luyện được xác định là nghi phạm trong vụ người phụ nữ ra đi mãi mãi tại nhà riêng ở Vĩnh Phúc hôm 28/4. Sau nhiều ngày truy tìm, lực lượng chức năng phát hiện hắn ta cũng không còn trên cõi đời.
7 tháng đi khiếu nại của người cha vụ nữ sinh tử vong bị VKSND tỉnh bác đơn

7 tháng đi khiếu nại của người cha vụ nữ sinh tử vong bị VKSND tỉnh bác đơn

Pháp luật

22:26:30 02/05/2025
Hơn 7 tháng, ông Nguyễn Vĩnh Phúc nhiều lần làm đơn khiếu nại gửi cơ quan chức năng ở huyện Trà Ôn và tỉnh Vĩnh Long liên quan vụ tai nạn làm con gái mình tử vong.
Ván cược mơ hồ của Ukraine vào thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Ván cược mơ hồ của Ukraine vào thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thế giới

22:22:00 02/05/2025
Ukraine đạt được bước tiến khi ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ nhưng còn rất nhiều biến số chờ Kiev trong thời gian tới.
Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi

Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi

Trắc nghiệm

22:18:26 02/05/2025
Thần Tài chỉ đích danh 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi.
Nam sinh Hải Dương gây thú vị vì vừa học bài vừa "hóng" đại lễ

Nam sinh Hải Dương gây thú vị vì vừa học bài vừa "hóng" đại lễ

Netizen

22:06:21 02/05/2025
Câu chuyện về cậu học trò Hải Dương vừa chạy đua với kỳ thi, vừa không bỏ lỡ khoảnh khắc thiêng liêng của dân tộc đang lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Chương Nhược Nam nói gì trước nghi vấn 'tranh phiên vị'?

Chương Nhược Nam nói gì trước nghi vấn 'tranh phiên vị'?

Hậu trường phim

21:59:58 02/05/2025
Đại diện phía nữ diễn viên Chương Nhược Nam chính thức phủ nhận việc tranh phiên vị trong 2 bộ phim là Khó dỗ dành và Vũ lâm linh.
NSƯT Kim Tuyến: Nỗ lực từng bước, xóa bỏ định kiến 'bình hoa di động'

NSƯT Kim Tuyến: Nỗ lực từng bước, xóa bỏ định kiến 'bình hoa di động'

Sao việt

21:55:47 02/05/2025
Quá trình nỗ lực phấn đấu từ học đường, từ phim trường của Tuyến, có lẽ dần cải biến cách nhận định về cái đẹp của khán giả qua hình ảnh so sánh bình hoa di động
Chân váy dài và bí quyết mặc đẹp toàn diện

Chân váy dài và bí quyết mặc đẹp toàn diện

Thời trang

21:47:37 02/05/2025
Trong điều kiện thời tiết mùa hè thay đổi thất thường, chân váy dài còn phát huy khả năng linh hoạt khi người mặc dễ dàng biến hóa theo nhiều phong cách khác nhau.
Nhậm Đạt Hoa: Showbiz lẫn xã hội đen không dám động, U70 "giàu sụ" vẫn đóng phim

Nhậm Đạt Hoa: Showbiz lẫn xã hội đen không dám động, U70 "giàu sụ" vẫn đóng phim

Sao châu á

21:39:16 02/05/2025
Nhậm Đạt Hoa là gương mặt không còn xa lạ với khán giả Việt. Những năm 90, anh bắt đầu tham gia diễn xuất trong phim có cảnh hot, sau đó tiến dần tới phim nặng đô hơn và sự nghiệp lên như diều gặp gió.
G-Dragon, Lisa và những nghệ sĩ K-pop có sự nghiệp solo ấn tượng nhất

G-Dragon, Lisa và những nghệ sĩ K-pop có sự nghiệp solo ấn tượng nhất

Nhạc quốc tế

21:38:03 02/05/2025
Nhiều nghệ sĩ K-pop hàng đầu đã chứng minh sức hút cá nhân vượt ra khỏi cái bóng của nhóm để theo đuổi sự nghiệp solo thành công.
Nữ công nhân xinh xắn chưa từng yêu ai từ chối hẹn hò nam tài xế

Nữ công nhân xinh xắn chưa từng yêu ai từ chối hẹn hò nam tài xế

Tv show

21:29:20 02/05/2025
Nam tài xế U.30 đến show hẹn hò tìm bạn gái, được mai mối với cô gái xinh xắn chưa từng yêu ai. Dù đàng trai ra sức chinh phục song vẫn bị từ chối hẹn hò khiến hai MC tiếc nuối.