Thầy trò trường Y giỏi nhất nước đang lo lắng điều gì?
Chiều 26/11, thầy và trò của trường có điểm đầu vào và chất lượng đào tạo được đánh giá đứng đầu cả nước – ĐH Y Hà Nội – đã trao đổi băn khoăn, lo lắng trong quá trình dạy và học.
Góc nhìn của thầy
GS.TS Nguyễn Lân Việt chia sẻ “Tôi không bi quan về chương trình đào tạo hiện tại của trường. Hầu hết bác sĩ được đào tạo từ ĐH Y Hà Nội đều là những người rất khá, không thua kém”.
Tuy nhiên, ông Việt cũng đưa ra những so sánh trong việc đào tạo trước đây với hiện nay: “Các thế hệ trước thường được giáo sư giảng dạy về triệu chứng học. Bây giờ, phần này thường do giảng viên trẻ đảm nhiệm, có những người còn chưa nắm kỹ. Ngày xưa, thời gian của các thầy cô chủ yếu dành cho giảng dạy. Bây giờ, các thầy cô còn đi mổ, làm đủ thứ. Các thầy cô cũng cần nhìn lại xem mình đã dành đủ thời gian cho sinh viên chưa”.
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Y Hà Nội. Ảnh: VietNamNet.
Ông Việt cũng nhận xét, chương trình học của trường đang dồn nén một khối lượng lý thuyết lớn lên sinh viên. “Bộ môn nào cũng bảo cần. Chỉ đến khi thầy cô có con theo học tại trường, thấy con mệt mỏi vì học mới thông cảm cho sinh viên”.
Về thời lượng học lâm sàng, theo ông Việt, cũng cần xem xét lại. “Học y là học nghề mà học lâm sàng không nhiều thì đòi sinh viên phải giỏi là bất cập”.
Cũng theo ông Việt, sinh viên y có kỹ năng giao tiếp chưa thật sự tốt. Việc giảng dạy lâm sàng cũng cần thay đổi. “Không nên tiếp tục chuyện mấy chục sinh viên cùng gõ lên lồng ngực một người bệnh để kiểm tra. Trước nay có cảnh thầy giảng, trò ghi chép. Nhưng nếu sinh viên đọc trước, trình bày theo nhóm, thầy đóng góp ý kiến, tức là sinh viên phải tự học, thì tốt hơn”.
Còn PGS Phạm Nhật An, Bộ môn Nhi, cho rằng, quá trình đổi mới sẽ không dễ dàng. Ví dụ như việc chuyển đổi phương pháp học, lấy sinh viên làm trung tâm, “nhưng một lớp 200 sinh viên thì không cách gì lấy sinh viên làm trung tâm được”.
Ông An cũng cho rằng, nếu như trước đây lấy bệnh viện làm nơi học chính, thì bây giờ cần xem xét cả phương thức của một số trường đại học y lớn của thế giới, cộng đồng cũng sẽ là nơi học tập của sinh viên y.
Đồng quan điểm với ông Việt, ông An nhận định chương trình hiện tại nặng quá, phải giảm bớt. Và dù đầu vào của nhà trường rất tốt, nhưng sinh viên cần khắc phục hai điểm yếu là ngoại ngữ và kỹ năng làm việc nhóm.
Video đang HOT
“Có hai hướng đổi mới đào tạo để không lạc hậu. Thứ nhất là cập nhật các chương trình đào tạo của thế giới, và thứ hai xây dựng bản thân để thế giới công nhận” – PGS. TS Nguyễn Hữu Ước phân tích.
Ông Ước cho rằng nên dựa vào một mô hình đã được thế giới công nhận để theo, bởi “nếu chúng ta tự lực rồi bảo chúng ta giỏi mà không ai công nhận thì không được”.
“Các vấn đề cần tập trung đổi mới, và đổi mới liên tục, là xây dựng nội dung đào tạo có chuẩn đầu ra phù hợp; Xây dựng chương trình đào tạo để sinh viên phải tự tư duy, tự thực hành nhiều hơn. Người thầy cũng phải nhìn lại năng lực của mình, về chuyên môn, công nghệ thông tin, kỹ năng giảng dạy, độ nhiệt tình…, từ đó xây dựng lộ trình để người thầy cũng phải thay đổi” – ông Ước khẳng định.
Sinh viên muốn gì?
Ngồi lẫn giữa sinh viên, PGS Phạm Trọng Văn, Bộ môn Mắt, cho biết, ông xuống đây để lắng nghe ý kiến của các em. “Sinh viên bảo học nhiều quá, nhiều môn không cần thiết như kinh tế y tế, y tế công cộng. Các em muốn tập trung học chữa bệnh, những môn khác ra trường nếu cần sẽ học bổ sung sau.
Sinh viên cũng nhận xét một số bộ môn, đặc biệt bộ môn cơ sở, nhiều thầy giảng bài như đọc thuộc lòng. Nếu giảng thế các em ở nhà mở sách ra tự đọc cũng được. Thời khoá biểu xếp cũng chưa thực sự hợp lý”.
Sinh viên Tăng Văn Dũng, lớp Y5B, cũng thay mặt bạn bè nói lên ý kiến. Sinh viên nói tới thực trạng khi học lâm sàng có những khoa nhỏ nhưng tới 60 sinh viên vào.
“Lượng sinh viên đông hơn bệnh nhân nên để học tốt là khó. Chúng em cũng mong mỏi thầy cô thu xếp thời gian giảng lâm sàng nhiều hơn. Nhiều thầy cô chỉ có 20 – 30 phút bình luận một ca bệnh, rất khó để chúng em hỏi nhiều hơn và đưa ra các tình huống khác nhau”, Dũng nói.
Đáp lại những ý kiến này, PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng nhà trường, khẳng định, công tác đào tạo của trường phải đổi mới, và đổi mới liên tục.
Ông Hinh đưa ra các vấn đề mà trường sẽ làm ngay. Thứ nhất là giảm tải chương trình học. Thứ hai bố trí lại việc học lâm sàng”. Ông Hinh cũng nhấn mạnh: “Sinh viên phải chủ động học. Như hiện nay, các bạn vẫn thể hiện việc học còn thụ động”.
Về việc sử dụng chương trình nhập khẩu, ông Hinh cho biết, có những nơi nhập chương trình về với giá 1 triệu USD, và bỏ ra thêm khoảng 10 triệu USD để Việt hoá. “Đó là điều không tưởng đối với trường này. Nhưng trường sẽ nhận hỗ trợ của nước ngoài nếu được. Nếu mua được chương trình tốt sẽ mua, dù có thể chỉ áp dụng được 50, 60% nhưng vẫn còn hơn là tự ngồi vẽ ra…”.
Theo Ngân Anh/VietNamNet
ĐH Kinh doanh Công nghệ dạy y: Bác sỹ kém có thể giết nhiều người
"Bác sỹ không giỏi là có thể dẫn tới chết người. Mà chết người thì không thể khắc phục được. Vì thế, cho mở ngành đào tạo y dược dễ dàng khiến các nhà khoa học như chúng tôi bức xúc lắm".
Theo tin tức mới nhất câu chuyện về trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, một trường nghe như không liên quan gì tới lĩnh vực y học được phép đào tạo ngành y, dược đang khiến dư luận xã hội nóng bỏng.
Đào tạo y dược là ngành đào tạo đặc thù và có yêu cầu khắt khe
Hai Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế dường như chưa có sự đồng thuận cao. Bộ Giáo dục cho rằng đồng ý là do Bộ Y tế đã duyệt. Tuy nhiên, Bộ Y tế lại cho rằng Bộ đã ra văn bản yêu cầu trường hoàn thiện danh sách giảng viên cơ hữu chuyên ngành cũng như cơ sở thực hành ngoài trường, cơ sở thực hành tại trường, thì mới ủng hộ việc mở ngành, nhưng hai ngày sau Bộ GD-ĐT đã có quyết định cho phép trường mở mã ngành đào tạo bác sĩ đa khoa.
Đào tạo y dược là ngành đào tạo đặc thù và có yêu cầu khắt khe. Thế nhưng được biết, không chỉ trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được phép mở mã ngành đào tạo này mà nhiều trường đa ngành khác cũng đã được đào tạo ngành này. Con số đó đã lên tới 10 trường, trong đó có ĐH Ban Mê Thuột, ĐH Tân Tạo, ĐH Duy Tân, ĐH Thành Đô, ĐH Trà Vinh...
Trước thực trạng này, PV báo Người Đưa Tin đã có buổi trao đổi với thầy thuốc nhân dân, giáo sư, tiến sĩ, đại tá Hoàng Văn Thuận - Phó Chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh, Chủ nhiệm khoa nội Thần kinh, BV Trung ương Quân đội 108.
Thầy thuốc nhân dân, giáo sư, tiến sĩ, đại tá Hoàng Văn Thuận.
Trường Đh Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vừa được cho phép đào tạo ngành y dược. Là một người tâm huyết với sự nghiệp y khoa nước nhà, ông có suy nghĩ gì về quyết định này của Bộ GD-ĐT?
Điều trị con người không giống như các chuyên ngành khác. Nếu một người làm nghề chữa tivi ấm ớ khiến tivi bị hỏng thì có thể mua cái khác. Nhưng nếu người bác sỹ chữa bệnh mà bị sai thì sức khỏe của con người không thể lấy lại được. Tôi ở Châu Âu, Châu Mỹ cũng gần 20 năm nên hiểu ở các nước phát triển họ đặc biệt chú ý tới việc đào tạo ngành y.
Với người thầy thuốc, ngoài cái tâm, đức thì yêu cầu đặc biệt là phải giỏi. Các sinh viên y khoa có thời gian học rất lâu. Các cháu học 6 năm xong nhưng nói thật là ra trường đã biết gì đâu. Nếu cháu nào chịu khó học, chúng tôi còn phải hướng dẫn, dạy dỗ 10-15 năm sau thì mới gọi là biết làm ăn. Đào tạo ngành y phải rất thận trọng.
Như ông đã nói, đạo tạo ngành y khoa đào tạo đặc biệt nghiêm ngặt, liên quan đến sức khỏe con người. Thế nhưng việc mở mã ngành y dược như hiện nay thì có quá liều lĩnh không, thưa ông?
Vấn đề đào tạo của chúng ta có nhiều cái cần phải bàn. Tôi là người chấm cho lớp tiến sỹ đầu tiên của nước ta (tức là năm 1981). Hồi ấy, đào tạo tiến sỹ vô cùng khó khăn. Thế nhưng đến một giai đoạn sau, đào tạo tiến sĩ lại chỉ có 6 tháng thôi. Vấn đề đào tạo chúng ta cũng cứ chỉnh mãi chỉnh mãi, đến bây giờ đào tạo tiến sỹ cũng có thể nói là tạm được.
Quay trở lại việc cấp chứng nhận cho đào tạo ngành y của các trường đa ngành, tôi được biết, lúc đầu các anh bên bộ giáo dục đẩy sang cho bộ Y tế. Bộ Y tế đi thẩm tra thì bảo rằng tạm được, nhưng vẫn có một số một số thứ vẫn chưa được, cần củng cố thêm.
Hiện nay các anh bên Bộ Giáo dục đã cho phép rồi thì đành vậy. Nhưng nếu các anh ấy có hỏi ý kiến các nhà khoa học như chúng tôi thì chắc chắn chúng tôi sẽ lên tiếng.
Chúng tôi cứ thắc mắc là các trường đang đào tạo kinh tế mà nay lại "nhảy" vào đào tạo cái vấn đề y khoa là vấn đề rất khó. Các anh nhảy vào lĩnh vực này là còn phải trang bị từ khâu khoa học cơ bản, y học cơ sở... Trang bị những cái ấy tốn kém vô cùng.
Việc trường chuẩn bị nhân sự là những người đã về hưu, đến xin chữ ký của họ để điền vào đủ danh sách thì theo tôi cũng dễ thôi.
Theo thông tin từ đại diện trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, trường này lấy đầu vào từ 20 điểm. Trong khi đó, điểm đầu vào trường đại học y công lập tới 27,28,29. Việc hạ thấp đầu vào này, liệu có đáng lo ngại cho chất lượng của một lớp bác sỹ sau này không, thưa ông?
Đặc thù của ngành y là điều trị không giỏi là có thể dẫn tới chết người. Mà chết người thì không thể khắc phục được. Vì thế, cho mở ngành đào tạo y dược dễ dàng khiến các nhà khoa học như chúng tôi bức xúc lắm.
Theo tôi, đây là các trường đào tạo theo kinh tế thị trường. Họ lấy đầu vào có 20 điểm đã thấy rằng đó là một sự cẩu thả. Họ lấy có 20 thì các thí sinh nhảy vào ào ào thôi.
Mà như mọi người đều biết, hiện các trường công lập còn thiếu thí sinh chứ chưa nói đến các trường ngoài công lập. Có trường rất khang trang nhưng tuyển không ai vào. Vì thế, với ngành y, các trường công lập đang lấy 27-28 mà giờ trường ngoài công lập lấy có 20 thì chắc chắn các thí sinh sẽ nộp hồ sơ vào rồi.
Các Bộ có nói là rộng đầu vào nhưng sẽ siết đầu ra. Đặc biệt là sắp tới sẽ cấp chứng chỉ hành nghề 5 năm/lần. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Làm như thế này thì đầu ra sẽ rất méo mó. Nếu các trường đa ngành đã đào tạo ngành y khoa thì phải làm đúng chuẩn. Phần khoa học cơ bản thì các trường có thể thực hiện được. Ngoài ra cơ quan chức năng cũng phải thẩm tra kỹ phần y học cơ sở . Phải lấy chuẩn như ĐH Y Hà Nội, Học viện Quân Y, ĐH Y Dược TP HCM thì theo tôi mới có đủ tin tưởng được. Mà đủ như thế thì theo tôi mới đủ cơ sở để đạo tạo. Nhưng tôi cũng nói thật, để chuẩn bị phần y học cơ sở thì mấy anh công lập khó đủ khả năng.
Xin cám ơn ông về những chia sẻ tâm huyết!
Theo nguoiduatin.vn
Những hiện vật rùng rợn trong bảo tàng y khoa Mỹ Mutter bảo tàng y khoa Mỹ là nơi trưng bày hàng nghìn hiện vật rùng rợn liên quan đến đột biến y khoa. Trong ảnh là gương mặt 1 bệnh nhân bị giang mai đã chết. Bảo tàng Mutter ở Philadelphia được thành lập vào đầu những năm 1800 tại Philadelphia, bang Pennsyvania (Mỹ). Bảo tàng y khoa này là nơi lưu giữ...