Thầy, trò trồng chuối giúp dân xóa nghèo
Câu chuyện nghe rất lạ này là của Trường PT DTNT THCS Quế Phong, Nghệ An. Ngoài việc chăm sóc, giáo dục 300 học sinh, nhà trường còn có mô hình trồng chuối, tặng bò giống giúp dân với mục tiêu rõ ràng “phải xóa được nghèo”.
Giáo viên nhà trường hỗ trợ ngày công giúp gia đình ông Hà Văn Quang
Mô hình trồng chuối xóa nghèo
Gia đình ông Thò Chổng Pó là người dân tộc Mông, thuộc diện hộ nghèo của xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An. Cô Nguyễn Kim Ngân – Phó Hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS Quế Phong chia sẻ: Tôi còn nhớ ấn tượng đầu tiên khi lên thăm nhà ông Pó, thực sự rất cám cảnh. Nhà đông con, cháu nọ cách cháu kia chỉ vài tuổi. Cả mấy thế hệ gồm hơn chục người già trẻ sống trong ngôi nhà gỗ nhỏ bé, chật chội. Trong nhà chẳng có vật dụng gì đáng giá.
Sau khi xác minh rõ hoàn cảnh gia đình của ông Thò Chổng Pó, năm 2016 nhà trường đã quyết định nhận giúp đỡ “xóa đói, giảm nghèo” bằng mô hình trồng hơn 200 cây chuối. Với mục tiêu không chỉ cho vốn, mà quan trọng nhất là hướng dẫn kỹ thuật, trao cho hộ gia đình ông một kế sinh nhai lâu dài để thoát nghèo.
Cũng theo cô Ngân, lý do chọn cây chuối là vì đây là giống cây ngắn ngày, khoảng 6 tháng là cho thu hoạch, phù hợp với đặc điểm đất đai, khí hậu vùng cao Nghệ An. Đây cũng là loại cây dễ tính, dễ nhân giống sau khi trồng ổn định, cây mẹ đẻ cây con, người dân không phải mất nhiều chi phí để đầu tư giống cây ở các mùa sau.
Sau khi trao giống cây, đều đặn cuối tuần, giáo viên nhà trường vượt hơn 20km đường núi lên tận rẫy của ông Pó để xắn tay vào cuốc đất, bón phân. Hàng nghìn ngày công với bao mồ hôi, công sức của các thầy cô đã đổi lại được vườn chuối xanh tốt, khỏe mạnh ở vùng đất nghèo biên giới Tri Lễ.
Chuối ra hoa, trổ buồng, chưa kịp mừng thì trong lần đến thăm rẫy, các thầy cô chết lặng khi thấy hàng chục cây chuối gãy đổ ngổn ngang. “Lúc đấy, cảm giác xót xa, tiếc và buồn lắm. Lý do là khi buồng chuối to, nặng gia đình chưa dựng cọc chống đỡ thì gặp trận gió lốc to, khiến cây bị ngã, gãy hỏng mất. Bà con dân bản nơi đây vẫn còn quen với cách thức canh tác là trồng lúa, ngô xong, để đó, chờ đến ngày đi thu hoạch chứ chưa quen việc phải chăm bón, vun trồng thường xuyên”, cô Ngân kể.
Sau sự cố đó, các thầy cô thường xuyên nhắc nhở gia đình ông Pó về các giai đoạn phát triển của cây chuối để đạt năng suất cao nhất.
Nhà trường cũng lên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho vườn chuối của ông Pó bằng cách thu mua trực tiếp để nấu ăn cho học sinh nội trú hoặc liên hệ với các nhà hàng, gian hàng nông sản sạch để bán.
Video đang HOT
Trách nhiệm xã hội của nhà trường
Sau khi mô hình trồng chuối tại nhà ông Thò Chổng Pó tại xã biên giới Tri Lễ đã ổn định, Trường PT DTNT THCS Quế Phong bàn giao lại cho gia đình tự canh tác, sản xuất. Đồng thời giữ liên lạc thường xuyên, sẵn sàng hỗ trợ bao tiêu sản phẩm khi cần.
Năm 2018, trường tiếp tục triển khai xóa nghèo cho gia đình ông Hà Văn Quang (dân tộc Thái), xã Tiền Phong, huyện Quế Phong. Trường hợp gia đình ông Quang lại neo người, chỉ có một đứa con đi xa làm ăn, chưa phụ giúp gì được bố mẹ. Hai ông bà ở nhà làm rẫy mùa no, mùa đói. Với tổng số tiền gần 20 triệu đồng huy động từ các giáo viên trong trường và các nhà hảo tâm, Trường PT DTNT Quế Phong đã mua cho gia đình ông Quang 2 con bò giống. Đồng thời mua giống cây chuối, cây ăn quả và tiếp tục huy động ngày công của giáo viên đến cuốc đất, trồng cây.
Là người khởi xướng, lên kế hoạch triển khai mô hình “xóa đói, giảm nghèo giúp dân” từ năm 2016 đến nay, thầy Hoàng Văn Huệ – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Chúng tôi xác định từ đầu việc giúp đỡ mang tính chất lâu dài, không qua quýt, không hình thức, với phương châm xóa nghèo bền vững. Vừa trao vốn, vừa giúp kỹ thuật, ngày công lao động của giáo viên, học sinh và phụ huynh. Đặt mục tiêu phải giúp hộ gia đình đó thoát được nghèo.
Hoạt động này nhằm thể hiện trách nhiệm của nhà trường đối với xã hội, đối với bà con dân bản và tuyên truyền, thông báo rộng rãi cho học sinh được biết. Điều đặc biệt là học sinh của trường cũng rất hào hứng, tích cực tham gia giúp sức. Trường hợp gia đình ông Quang cách trường khoảng 2km, cuối tuần các em mang cuốc xẻng theo thầy cô đến làm vườn. Đây cũng là cách để chúng tôi giáo dục các em về ý thức lao động, tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng, giúp đỡ trước hết chính người dân bản làng, quê hương mình.
Nhà trường giáo dục học sinh tinh thần tương thân tương ái và yêu lao động
Sau gần 1 năm, vườn chuối, rau và cây ăn quả của nhà ông Hà Văn Quang đã phát triển tốt. “Bò cũng đã đẻ thêm được 1 con, bây giờ nhà tôi đã có 3 con bò rồi”, ông Hà Văn Quang phấn khởi khoe. Hiện Trường PTDTNT THCS Quế Phong đang khảo sát để sang năm 2019 tới đây tiếp tục nhận đỡ đầu 1 gia đình khác. Ngoài ra, năm học 2017 – 2018, nhà trường cũng tặng quà cho 5 hộ gia đình nghèo ở xã Cắm Muộn, tặng quà cho cán bộ giáo viên, học sinh của trường có hoàn cảnh khó khăn.
Là một ngôi trường nội trú, bên cạnh nhiệm vụ dạy học là chính, nhà trường luôn nỗ lực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng mái nhà chung lành mạnh cho các em. Quan tâm giúp đỡ học sinh nghèo, quyết không để học sinh nghèo bỏ học. Đồng thời làm tốt công tác vận động mọi người chung tay giúp đỡ hộ gia đình dân bản khó khăn thoát nghèo. Những việc làm đó đã giúp nhà trường tạo được lòng tin và sự ủng hộ của phụ huynh và nhân dân.
Hồ Lài
Theo giaoducthoidai
Nơi ấy có "nhà của Pao"...
Khi những thung lũng hoa tam giác mạch đẹp nhất cao nguyên đá Hà Giang bừng nở là lúc thôn Lũng Cẩm - nơi có "nhà của Pao" lại rộn ràng đón khách lên thăm.
Ngôi làng nhỏ mang tên Lũng Cẩm nổi bật trong không gian kỳ vĩ của thung lũng Sủng Là, nơi được ví như một ốc đảo yên bình giữa muôn trùng núi đá Đồng Văn.
Lọt thỏm giữa một thung lũng được bao bọc xung quanh bởi những dãy núi đá trùng điệp, Lũng Cẩm là ngôi làng nhỏ của xã Sủng Là (huyện Đồng Văn) - nơi sinh sống của hơn 61 hộ dân thuộc 3 dân tộc Mông, Lô Lô và Hán.
Nằm ven Quốc lộ 4C, Lũng Cẩm là điểm đến thuận tiện trên cung đường khám phá cao nguyên đá - nơi còn rất nhiều ngôi nhà trình tường cổ, có niên đại gần cả 100 năm.
Dù cả chục năm đã trôi qua, khi những thước phim đẹp nao lòng về câu chuyện của Pao (chuyển thể từ tác phẩm "Tiếng đàn môi sau bờ rào đá" của nhà văn Đỗ Bích Thúy) được ghi từ ống kính của nhà quay phim Cordelia Beresford, Lũng Cẩm vẫn gần như giữ nguyên nét đẹp cổ kính, quyến rũ.
Sau thành công của bộ phim, "nhà của Pao" đã trở thành điểm đến được yêu thích nhất ở Lũng Cẩm. Đó là ngôi nhà trình tường đất, cao hai tầng của ông Mua Súa Páo. Lũng Cẩm còn nổi tiếng bởi những thửa ruộng hoa tam giác mạch, gieo trên những thửa ruộng ngay lối dẫn vào nhà Pao...
Vùng đất đá tai mèo không trồng được nhiều loại hoa màu nhưng ở trước thôn Lũng Cẩm vẫn còn phần đất ít ỏi trồng cây ngô, cây đậu, phục vụ cuộc sống.
Đá tai mèo được dùng làm sân, thềm nhà, hàng rào... ở Lũng Cẩm. Trong ảnh: Cụ bà người dân tộc Mông ngồi trông cháu bên thềm đá một ngôi nhà trình tường trăm năm tuổi.
Trong những con ngõ nhỏ ở Lũng Cẩm là những nếp nhà cổ với cửa gỗ, hiên đá, ngói máng, tường đất đã có gần trăm năm tuổi.
Từ khi được chọn làm bối cảnh cho phim "Chuyện của Pao"-ngôi nhà "tứ đại đồng đường" này trở thành điểm đến được yêu thích nhất ở làng Lũng Cẩm.
Người Mông còn sử dụng cối xay đá do họ tự đục đá chế tác ra để xay ngô làm lương thực.
Cánh đồng hoa tam giác mạch trải đẹp như khu vườn cổ tích làm say lòng khách lạ.
Theo danviet.vn
Hy hữu cây chuối 1 cuống trổ 5 hoa ở Điện Biên Cây chuối trồng trên nương trổ hoa kỳ lạ, cuống hoa dài ngoẵng, chia làm 5 nhánh, mỗi đầu nhánh 1 bắp chuối khiến nhiều người tò mò. Chị Lường Thị Thoa (xã Xuân Bao, huyện Mường Ảng, Điện Biên) trong lúc lên nương bất ngờ thấy cây chuối trổ hoa lạ lùng. Trên cuống chuối xuất hiện 5 bắp hoa chuối với...