Thầy trò thời 4.0: Thầy cập nhật mỗi ngày để không lạc hậu với trò
Trong thời đại công nghệ 4.0, kiến thức học trò được tiếp cận hằng ngày rất phong phú qua nhiều kênh thông tin khác nhau, do đó, mỗi giáo viên muốn không ‘ lạc hậu’, cũng phải ‘update’ chính mình…
Thầy Huy (giữa) và các học trò
Trách nhiệm của mỗi giáo viên sẽ lớn hơn
Thầy Trần Nguyễn Tuấn Huy, giáo viên ngữ văn tại Trường THCS Trần Bội Cơ (Q.5, TP.HCM) chia sẻ, thời đại công nghệ 4.0, mạng xã hội bùng nổ mở ra cho học sinh cơ hội được chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức. “Tuy nhiên với giáo viên, trách nhiệm mỗi người thầy sẽ cao hơn, khi mà ngoài việc dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD-ĐT, còn phải dạy học sinh kỹ năng đọc, kỹ năng xử lý, thẩm định, chọn lọc thông tin. Bên cạnh đó, do kiến thức trên mạng mang bản chất tự do truyền tải nên giáo viên phải tiếp nhận, thẩm định và định hướng nếu thông tin các em tiếp thu là sai lệch với học thuật”, thầy Huy nói.
Thầy Huy phân tích thêm, trong thời đại công nghiệp, cách dạy học, đáp án trên mạng internet cũng quá nhiều, cả học sinh, phụ huynh đều dễ tiếp cận và so sánh, như vậy nói riêng đối với môn văn cần có sự cởi mở hơn trong việc cảm nhận những bài viết của học sinh. “Quan điểm của chúng tôi là không gò bò các học sinh theo quan điểm của thầy cô, mà sẽ mở rộng góc nhìn cho các em. Thầy cô chỉ định hướng, mỗi em sẽ có những quan điểm khác nhau về một vấn đề nào đó. Miễn là quan điểm đó không đi ngược lại đạo lý, tư tưởng chuẩn mực xã hội”, thầy Huy nói.
Học trò giỏi và hỏi nhiều là động lực
Cô Nguyễn Phạm Thùy Trang, giáo viên tiếng Anh, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) cho hay trong thời đại 4.0, Facebook và mạng xã hội khác là phương tiện rất hữu ích có thể hỗ trợ nhiều cho giáo viên nếu sử dụng đúng mục đích. Bản thân Facebook sẽ không có gì sai nếu chúng ta sử dụng và kiểm soát việc dạy học hiệu quả.
Video đang HOT
Một tiết học tiếng Anh thú vị tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa – THÙY TRANG
“Về phương diện cá nhân, ngoài những giờ dạy và học trên lớp, thầy cô và học sinh có thể hiểu nhau hơn về đời sống thường ngày, hoặc dùng mạng xã hội để lưu giữ những hình ảnh và kỷ niệm đẹp của lớp, từ đó sẽ dễ dàng có sự cảm thông, đoàn kết, chia sẻ và hiểu nhau hơn. Về mặt chuyên môn, giáo viên có thể tận dụng ưu thế của mạng xã hội để giúp học sinh tự học, củng cố và nâng cao, mở rộng kiến thức cho học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu thông tin thêm ngoài bài học. Giáo viên và học sinh có thể chia sẻ nhiều thông tin trực quan bằng hình ảnh sinh động hoặc những đường links hữu ích, dễ gây hứng thú hơn cho học sinh qua việc thành lập nhóm học tập trên Facebook, điều này cũng có thể giải quyết khuyết điểm về thời gian quá ngắn ngủi trên lớp, không đủ để học sinh tìm hiểu sâu rộng về bài học”, cô Trang phân tích.
Cô Trang thông tin, hiện tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đang triển khai phương pháp học tương tác giữa giáo viên và học sinh qua trang web Trường học kết nối của Bộ GD-ĐT ban hành, học sinh không chỉ thụ động nhận thông tin một chiều từ giáo viên mà mỗi em cũng được hướng dẫn tạo tài khoản để cùng tương tác hai chiều với các thầy cô của mình. Cả giáo viên và các học trò đều đang hào hứng với kiểu học mới này.
Bản thân thầy Huy và cô Trang đều thừa nhận, thế hệ học trò hôm nay có nhiều kênh tiếp cận thông tin, nhiều em rất xuất sắc, có những câu hỏi rất thông minh tới thầy cô, điều này buộc các thầy cô cũng phải cập nhật, trau dồi thêm cho mình mỗi ngày.
“Chúng tôi phải luôn cập nhật thông tin và công nghệ. Học trò giỏi đòi hỏi thầy cô cũng phải làm sao để luôn khiến học trò phải tâm phục khẩu phục. Học trò giỏi, hay thích hỏi giáo viên vừa là áp lực, vừa là động lực để thầy cô phải luôn tự cập nhật kiến thức không chỉ riêng bộ môn mình đang dạy, mà cả về các lĩnh vực khác nữa”, cô Trang nói.
Thầy Đức (bìa phải) và các học trò – ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP
Thầy Lê Minh Đức, giáo viên dạy vẽ tại Trung tâm Mỹ Thuật thiếu nhi Top Art, Q.10, TP.HCM, cho hay học sinh tại trung tâm từ 4 tới 16 tuổi, có những bé rất ít tuổi nhưng kiến thức rất phong phú do được tiếp cận sớm với internet, dù đang học vẽ có thể thắc mắc những vấn đề thuộc các lĩnh vực khác.
“Với những em nhỏ, cách trả lời đôi khi quan trọng hơn là những thông tin mình có thể mang lại cho các em. Các em mong muốn câu trả lời mình đưa ra được tôn trọng, lắng nghe, do đó nếu mình tận tình lắng nghe các em, tìm ra một câu trả lời hợp lý nhất để các em cảm thấy muốn hỏi tiếp lần sau nữa, đó là thành công”, thầy Lê Minh Đức cho hay.
Theo thanhnien
Bạn đọc viết: Đề kiểm tra Văn: Chuyện dài để nói
Nhân đọc bài "Đổi mới cách ra đề kiểm tra, đánh giá môn Văn: Vẫn "bình mới rượu cũ" của tác giả Thanh Thanh đăng trên báo Dân trí mà tôi thấy sao mà đúng với thực tế hiện nay vậy. Phần lớn giáo viên chúng tôi đều có chung suy nghĩ như tác giả. Có nên đổi mới cách ra đề Văn nhiều như hiện nay không?
Ảnh minh họa
Mấy năm gần đây, giáo viên Ngữ văn chúng tôi liên tục được đi tập huấn về đổi mới cách ra đề thi môn Văn theo hướng phát triển năng lực học sinh. Mỗi lần tập huấn, chúng tôi lại được nhồi vào đầu rất nhiều những ưu điểm của cách ra đề mới. Nào là đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng rồi đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Chúng tôi cứ như những con rô bốt, nói sao thì làm vậy thôi. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện "đổi mới", tôi chỉ thấy có sự xoay vòng. Hết mới, rồi lại trở về cái cũ của ngày xưa.
Trước đây, đề thi môn Văn là 100% tự luận. Tuy nhiên sau đó khi đổi mới người ta yêu cầu phải có hai phần là trắc nghiệm và tự luận. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm) và tự luận chiếm (7 điểm). Khi kiểm tra trắc nghiệm học sinh chỉ cần khoanh tròn vào đáp án đúng. Kiến thức các phần rất rộng và bao quát. Thế nhưng chỉ vài năm sau thì thì giáo viên đồng loạt đối. Ai cũng cho rằng môn Văn không nên ra đề theo hình thức trắc nghiệm. Lí do khi làm trắc nghiệm không đánh giá đúng thực chất việc học của học sinh. Nhiều em khoanh đại cũng đúng, chưa kể các em hỏi nhau đáp án cũng dễ dàng. Một số giáo viên thì ra đề theo kiểu đánh đố học sinh khiến các em không biết câu nào đúng... Cuối cùng các Phòng Giáo dục đồng loạt thống nhất môn Văn chỉ ra theo hình thức tự luận.
Năm nay chúng tôi lại được Phòng Giáo dục giao cho việc ra đề thi học kì 1. Phòng yêu cầu giáo viên ba môn Văn, Toán, Anh ra đề theo hướng phát triển năng lực học sinh. Mỗi khối sẽ ra một đề. Các trường tập hợp lại rồi bộ phận thẩm định của Phòng sẽ bốc một cách ngẫu nhiên. Và đề ấy sẽ là đề chung cho toàn huyện.
Như vậy để ra được một đề hoàn chỉnh, giáo viên cũng mất rất nhiều thời gian. Đối với đề thi học kì 1, thì mục đích là đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh sau khi học xong một học kì. Đó là mức độ nắm vững những tri thức ở các phần nội dung Đọc hiểu, Tiếng việt và Tập làm văn mà các em được học, khả năng các em vận dụng những tri thức ấy vào việc tiếp nhận (đọc hiểu) và tạo lập văn bản (viết). Rồi xây dựng một khâu ma trận đề và hướng dẫn chấm thật chi tiết, cụ thể.
Tuy nhiên việc ra đề Văn năm nào cũng gây nhiều tranh cãi nhất trong khâu chấm bài. Nếu như các môn khác đáp án thường phải chính xác thì môn Văn khó làm được như vậy. Cách cảm thụ của mỗi em cũng khác nhau. Một sự việc nhưng các em cảm nhận theo nhiều cách. Nếu giáo viên cứ cứng nhắc theo đúng đáp án thì học sinh sẽ rất thiệt thòi.
Tôi còn nhớ năm trước Phòng Giáo dục của tôi đưa ra một đề Văn theo cách tưởng tượng. "Tưởng tưởng mình là cái cây non bị bẻ ngọn. Cây non đã kể lại câu chuyện của nó với em, mong em chia sẻ nỗi buồn. Em hãy kể lại câu chuyện ấy". Thế là khi làm, mỗi em tưởng tượng một kiểu. Nhiều em nói lên những ý tưởng rất hay. Tuy nhiên khi chấm thì nhiều em không đúng như đáp án đưa ra. Vì thế mà điểm số không cao.
Cách ra đề Văn theo hướng phát triển năng lực hiện nay của giáo viên chúng tôi thường là chọn một đoạn văn trong chương trình. Sau đó hỏi tác giả, tác phẩm, rồi nội dung đoạn văn. Bên cạnh đó giáo viên sẽ lồng vào để hỏi phần tiếng Việt cho phù hợp. Cuối cùng sẽ là phần tập làm văn.
Hiện nay giáo viên chúng tôi không không đồng tình với việc đổi mới cách ra đề nhiều như bây giờ. Môn Văn vốn đặc thù khác hẳn các môn học khác. Việc tiếp nhận và cảm thụ văn học của mỗi em sẽ khác nhau. Chúng ta luôn nhớ, môn Văn cái chính vẫn là cảm thụ cái đẹp trong văn và ngôn ngữ để tạo lập ra cái đẹp trong văn bản nói và viết (Tập làm văn). Vì thế đừng so sánh môn này với bất cứ môn học nào khác, đừng thấy môn học khác đổi mới rồi cũng đổi mới theo. Cuối cùng thấy không hiệu quả lại trở về với cái ban đầu. Như vậy khổ cả giáo viên lẫn học sinh.
Tôi rất đồng tình với ý kiến của tác giả Thanh Thanh: "Cái gì cần thiết thì đổi mới, còn cái gì không cần thiết thì không nên. Hãy để giáo dục làm đúng vai trò dạy chữ, dạy người là phù hợp nhất. Tránh hiện tượng đổi mới mà tung lên như bọt xà phòng rồi nhanh chóng vỡ tan."
Riêng bản thân tôi thì nhận thấy cách ra đề nào cũng có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên tôi thấy đề Văn nên ra theo hướng tự luận là phù hợp nhất. Nó đánh giá được đúng thực chất việc học của học sinh.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Hà Nội 10 năm sửa ngọng 'l, n' chưa thành công Một cô giáo huyện Phú Xuyên hát "Hà Lội mến yêu của ta/ Thủ đô mến yêu của ta". Khán giả cười khúc khích, cô giáo không hay biết. 8h sáng cuối tháng 10, tiết tập đọc của lớp 5B trường Tiểu học thị trấn Phú Xuyên (Hà Nội) là bài Đất Cà Mau của nhà văn Mai Văn Tạo. Học sinh đọc...