Thầy trò nơi “ruồi vàng, muỗi bạc…”
Sau đợt lũ hồi đầu tháng, việc đi lại cũng như cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam Trà My (Quảng Nam) càng trở nên khó khăn. Nhiều con đường bị sạt lở, chia cắt các xã đến thôn. Với nghề “gieo chữ trồng người”, bao nhọc nhằn càng nặng gánh lên vai người thầy.
Song ở những vùng đất khắc nghiệt với “ruồi vàng, muỗi bạc, vắt kim cương” như các xã Trà Vân, Trà Linh, Trà Cang, Trà Vinh, Trà Mai… những người giáo viên vẫn lặn lội hàng giờ bằng xe máy, bằng chân đất xuyên rừng để tới trường. Họ phần lớn là những giáo viên trẻ. Có người vừa ra trường đã không khỏi sốc khi lần đầu tiên giảng dạy trong lớp học tạm bợ với những học trò nghèo. Có người đã gắn bó với trường lớp hơn chục năm trời, để rồi “muốn ở mãi mà không muốn rời”.
Cuộc sống tuy thiếu ánh điện, thiếu những trang thiết bị dạy học, đặc biệt là thiếu “hơi người”, nhưng nói như tinh thần cô giáo trẻ Phan Thị Thoa (công tác điểm trường nóc Ông Vũ, xã Trà Vân) thì “Để vơi đi nỗi buồn, phải lấy công việc làm niềm vui”, bởi hạnh phúc lớn nhất của nghề gieo chữ chính là xóa được cái dốt, cái nghèo.
Hơn một tuần sống và trải nghiệm cùng những nhà giáo vùng cao chợt thấy bên cạnh nỗi nhọc nhằn nghề gieo chữ còn có nhiều hình ảnh và câu chuyện cảm động về tình thầy trò. Đó là một nụ cười trong giờ sinh hoạt lớp, một buổi cô trò cùng kiếm rau rừng, những con tép hay miếng thịt kho do thầy cô bỏ tiền túi và nấu nướng cho những học trò nghèo ở xa.
Có khi chỉ là những món quà giản dị, mang đặc trưng của miền núi mà học trò tặng thầy cô trong Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 như cây mía, nải chuối, bó phong lan rừng nhỏ nhắn…
Phải mất hơn 30 phút, thầy giáo Đinh Văn Thâm cùng đồng nghiệp mới vượt qua đoạn đường sạt lở để kịp về điểm trường Tu Nức, chuẩn bị sinh hoạt ngày 20-11
Video đang HOT
Phan Thị Thoa – cô giáo trẻ nhất tại điểm trường xã Trà Vân. Cô vừa tốt nghiệp được năm tháng và đang phụ trách dạy lớp ghép 2, 3 và 5 trong một phòng học
Bàn tay thầy Nguyễn Duy Hải nâng niu từng nét chữ cho em Hà Thanh Phúc, học sinh lớp 1 điểm trường nóc Tu Lung, xã Trà Tập
Thầy Đinh Văn Thâm dạy toán trong lớp học nền đất, bốn bề là vách tạm bợ
Cô giáo Kim Thái (áo xanh) cho biết vào ngày cuối tuần, các cô vừa vận động học sinh đến lớp vừa tranh thủ kiếm mớ rau rừng gặp dọc đường để cải thiện bữa ăn
Cô Đinh Thị Bình vừa dỗ dành học sinh phải siêng đi học, vừa chia thức ăn (do giáo viên đóng góp) cho các em ăn trưa tại điểm trường Nước Ui vào hai ngày thứ ba và thứ năm hằng tuần
Phút sinh hoạt văn nghệ của thầy và trò sau giờ học căng thẳng
Phút riêng tư giữa cô và trò sau giờ học
Một buổi vận động phụ huynh đăng ký đưa con em đến lớp học chữ tại nóc Ông Cường, xã Trà Vân
Cô và trò cùng kiếm rau rừng để cải thiện bữa ăn vào ngày nghỉ cuối tuần
Theo BĐVN
Quảng Nam: Liên tiếp xuất hiện rung chấn nhẹ
Trong 3 tháng trở lại đây, những đợt rung chấn nhẹ, kéo dài khoảng trên dưới 10 giây, xảy ra trên địa bàn hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My, gây lo sợ cho người dân địa phương.
Mặc dù những đợt rung chấn không kéo dài nhưng cả một vùng thuộc hai huyện này đều cảm nhận được.
Cần có sự vào cuộc của các ngành chức năng để xác định rung chấn xảy ra có phải do tình trạng tích nước ở thủy điện Sông Tranh 2 hay không.
Mới đây nhất, vào chiều tối ngày 22/6, địa bàn xã Trà Giác (Bắc Trà My) xuất hiện đợt rung chấn nhẹ trong vòng khoảng 3-4 giây. Người dân cảm nhận được đồ vật trong nhà chao đảo.
Theo phản ánh của UBND huyện Bắc Trà My, cách đây khoảng 3 tháng, các cơn rung chấn đã xảy ra trên một số địa bàn như xã Trà Đốc, Trà Sơn, Trà Tân, thị trấn Trà My. Tính đến nay đã xuất hiện 5 cơn rung chấn và đợt rung chấn dài nhất kéo dài 10 giây, xảy ra cả vào ban ngày và ban đêm.
Chưa có thiệt hại nào nghiêm trọng về người, tài sản trong 5 cơn rung chấn vừa qua nhưng người dân trên địa bàn huyện luôn lo lắng và bất an bởi từ trước đến nay chưa xảy ra tình trạng này bao giờ.
Cũng theo phản ánh của UBND huyện Bắc Trà My: Từ đầu năm nay, khi công trình thủy điện Sông Tranh 2 tích nước lòng hồ thì tình trạng này bắt đầu diễn ra. Đặc biệt tại các xã Tra Đôc, Tra Tân trên khu vực xây dựng thủy điện xuất hiện các đợt rung chấn mạnh nhất, sau đó thì các khu vực xa như thị trấn Trà My cũng xuất hiện rung chấn nhẹ. Tuy nhiên, đây có thực sự là căn nguyên của rung chấn hay không thì vẫn cần có sự nghiên cứu và xác định của các nhà khoa học.
Sau cơn rung chấn mới nhất vừa xảy ra, UBND huyện Bắc Trà My đã chỉ đạo lực lượng công an huyện xuống địa bàn nắm tình hình thiệt hại. Trong chiều ngày 24/6, UBND huyện đã có báo cáo của công an và chuẩn bị báo cáo đề nghị Sở Khoa học công nghệ tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh vào cuộc tìm hiểu rõ nguyên nhân, có hưởng xử lý nhằm đảm bảo ổn định đời sống và tinh thần cho người dân.
Theo Dân Trí