Thầy trò chào nhau qua màn hình máy tính, học thể dục ngay trong phòng
Dạy thể dục thông qua hình thức học trực tuyến. Điều nghe có vẻ “không tưởng” này lại được các giáo viên thực hiện rất sáng tạo, thậm chí hoàn toàn phù hợp với việc học sinh học tập tại nhà và ở những nơi có không gian hạn chế.
Kể từ đầu mùa dịch, giáo viên và học sinh Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) vẫn học tập, giảng dạy bình thường theo thời khoá biểu thông qua hình thức học trực tuyến.
Đối với Nguyễn Bình Nguyên (học sinh lớp 11D2), việc học tại nhà trong những tháng qua không có gì quá khác biệt. Cậu vẫn phải “tới lớp” đúng giờ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong từng môn học cụ thể. Ngay cả với môn Thể dục, Nguyên vẫn phải bắt nhịp theo đúng tiến độ chương trình.
“Ban đầu em cũng không thể hình dung được một tiết học online môn Thể dục sẽ diễn ra như thế nào. Trên lớp, thầy cô vẫn thường tới tận nơi chỉnh sửa từng động tác tay chân của học sinh. Vì thế, lúc đầu em cũng có một chút lạ lẫm. Tuy nhiên khi đã quen, em lại cảm thấy thích thú với tiết học Thể dục hơn bởi ở nhà quá nhiều, được vận động khiến mình cảm thấy thoải mái”.
Hôm nay, tiết Thể dục của Nguyên sẽ bắt đầu lúc 2 giờ 45 phút với bài học “Cầu lông và chạy bền”. Bắt đầu bài giảng, thầy giáo Vũ Tiến Lợi kiểm tra sĩ số lớp thông qua từng gương mặt trên webcam. Sau khi hỏi thăm tình hình sức khoẻ của học sinh, cả thầy và trò cùng thực hiện phần khởi động.
Toàn bộ hoạt động dạy và học này đều được thầy giáo trẻ thực hiện dễ dàng khi sử dụng thành thạo công cụ Teams của Office 365.
Để học các kĩ thuật chơi cầu lông, học sinh được xem video hướng dẫn do giáo viên chuẩn bị. Còn với nội dung chạy bền, thầy giáo hướng dẫn học trò chạy tại chỗ.
“Do giới hạn về mặt không gian trong nhà và tập luyện cá nhân nên trong giờ học giáo viên sẽ tập trung dạy những bài tập bổ trợ cho từng bộ môn cụ thể. Chúng tôi sẽ gửi những video hướng dẫn các em tự học cầu lông tại nhà. Học sinh sẽ ghi lại các video tự tập luyện để giáo viên đánh giá. Chúng tôi rất vui khi thấy trong các video các em gửi có cả sự tham gia của cha mẹ học sinh”. Thầy Lợi cho biết thêm, có nhiều công cụ trên Office 365 giúp kiểm soát học sinh nên giáo viên không quá lo lắng về việc quản lý học sinh cũng như tương tác với học trò.
“Thông qua màn hình, giáo viên vẫn có thể dễ dàng quan sát học sinh tập luyện để hướng dẫn học sinh những động tác chưa đúng kỹ thuật hay dễ dàng biết học sinh nào đó mất tập trung trong giờ học”.
Sau hơn 1 tháng áp dụng hình thức học tập trực tuyến, TS Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng nhà trường vui mừng khi chứng kiến những tiến bộ của cả giáo viên và học sinh.
Cô cho biết, Thể dục là môn học cuối cùng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành áp dụng hình thức học trực tuyến theo thời khóa biểu. Ban đầu, thầy cô lo lắng môn học thực hành khó tổ chức học online hơn các môn khác. Nhà trường đã tổ chức họp tất cả các thành viên tổ Giáo dục thể chất để trao đổi tìm ra các giải pháp mang tính khả thi.
“Nhà trường không đưa ra yêu cầu quá lớn đối với môn Thể dục. Mục tiêu cao nhất của môn học là làm thế nào để học sinh được vận động để cân bằng với việc phải ngồi cả ngày trước màn hình máy tính. Giáo viên dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học để thiết kế nội dung dạy học sao cho phù hợp với việc học cá nhân tại nhà và thiếu không gian. Điều quan trọng hơn cả là làm sao khích lệ được tất cả các học sinh trong lớp tích cực tập luyện”.
Chỉ sau một tuần triển khai dạy học môn Giáo dục thể chất, các đồng nghiệp trong trường và cha mẹ học sinh rất cảm kích về khả năng thích nghi nhanh chóng và những sáng tạo bất ngờ của cả giáo viên thể dục và các em học sinh. Các giáo viên đã phối hợp cùng nhau chuẩn bị rất nhiều video hướng dẫn giúp học sinh có thể tự học ở nhà. Học sinh luôn được truyền cảm hứng thông qua hình ảnh của chính thầy cô và những nhân vật thể thao nổi tiếng.
“Điều lớn nhất mà giáo viên tổ Giáo dục thể chất trường Nguyễn Tất Thành đã làm được không chỉ là những tiết học hiệu quả và sáng tạo, giúp học sinh được tăng cường vận động mà chính là sự nỗ lực cố gắng vượt qua các thách thức của công nghệ, vượt qua nhiều khó khăn của môn học đặc thù để truyền cảm hứng giúp học sinh tích cực tập luyện thể thao nâng cao sức khoẻ”, cô Thu Anh cho biết.
Giảng viên tại Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao – ĐH Quốc gia Hà Nội đang hướng dẫn cho sinh viên
Trong khi nhiều trường vẫn e ngại việc giảng dạy môn Giáo dục thể chất thông qua hình thức học trực tuyến, tại Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao – ĐH Quốc gia Hà Nội, 100% các bộ môn đều được trung tâm áp dụng hình thức này.
Giám đốc Trung tâm Nguyễn Việt Hoà cho rằng, dù khi bắt đầu triển khai, cả giảng viên và sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng trung tâm vẫn đang nỗ lực từng bước “vừa làm vừa điều chỉnh”.
“Đối với những môn học khác vốn thường xuyên áp dụng công nghệ vào trong giảng dạy, khi chuyển sang hình thức học trực tuyến cũng đã có nhiều vướng mắc. Còn đối với giảng viên môn Giáo dục thể chất chủ yếu thị phạm bằng ngôn ngữ cơ thể, khi chuyển sang giảng dạy online, đó là một điều vô cùng khó”.
Giảng viên hướng dẫn tỉ mỉ kỹ thuật từng động tác
Để tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất, thầy giáo Nguyên Thanh Huyên, giảng viên môn Giáo dục thể chất, đã tự quay video bài học, phân tích cụ thể từng động tác rồi gửi tới cho sinh viên xem trước.
Ví dụ, ở bài tập môn cầu lông, sinh viên sẽ được xem trước các kỹ thuật phat câu (phát không co câu hoăc phat câu vao tương). Đến khi bắt đầu tiết học, thầy giáo sẽ chỉnh sửa cụ thể động tác cho từng sinh viên. Nhờ vậy, thời gian tiếp nhận sẽ được rút ngắn mà hiệu quả vẫn cao.
Vào khung giờ 9-10 giờ sáng mỗi ngày, các giảng viên sẽ đánh giá video do học sinh tự quay. Thầy giáo sẽ nhận xét và thị phạm trực tiếp thông qua phần mềm hỗ trợ Zoom và Teams.
“Tất nhiên, việc học online các môn thể dục có dụng cụ như cầu lông, bóng chuyền cũng có những khó khăn nhất định. Nhưng mục tiêu chúng tôi đặt ra hàng đầu vẫn là giúp sinh viên tập luyện nâng cao thể lực. Do đó, điều quan trọng nhất là có thể giúp các em luyện tập mọi lúc, mọi nơi chứ không chỉ dừng lại ở một tiết dạy”, thầy Huyền nói.
Với hình thức này, những điều tưởng chừng bông đùa như tập thể dục tại cầu thang, tập thể dục trên sàn nhà… hay thậm chí là tập thể dục trên giường, giờ đây cũng đã trở thành sự thực vì quy mô phòng trọ của sinh viên quá nhỏ.
“Nhưng dù vậy, sinh viên vẫn rất tích cực và chủ động tham gia vào giờ học. Nhiều em đã tư quay va chia se video cho ban be. Điều này đã tao hưng thu cho rất nhiều ngươi khac nưa”.
Giải đáp cụ thể các thắc mắc của sinh viên
Là đơn vị tiên phong trong dạy học trực tuyến ở môn Giáo dục thể chất, theo Giám đốc Nguyễn Việt Hoà, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao – ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn đang từng bước thử nghiệm và tìm ra hướng đi riêng.
Hiện đơn vị này đã ra mắt kênh Youtube mang tên “Thethao VNU” nhằm số hóa và dạy học trực tuyến các chương trình học giáo dục thể chất cho sinh viên. Các giảng viên sẽ thiết kế clip bài giảng, sau đó đăng tải lên Youtube để sinh viên có thể theo dõi, tham gia học tập.
“Đối với môn Giáo dục thể chất, nêu chi day 1 tiết/ tuần se co rất nhiêu han chê vi đó phải la qua trinh ren luyên lâu dai.
Do vậy, dạy online sẽ la đinh hương cua trung tâm trong thơi gian tơi. Nhờ hình thức này, dân dân sinh viên sẽ thay đôi suy nghi vê môn Giao duc thê chât. Điều quan trọng nhất của môn học vẫn là rèn thể lực, nâng cao sức khoẻ của chính bản thân sinh viên”.
Thúy Nga – Thanh Hùng
Dạy học từ xa: Khó khăn bủa vây trường công lập
Nhiều khó khăn, rào cản trong quá trình triển khai dạy học từ xa đã khiến hoạt động dạy học duy nhất trong thời dịch COVID-19 này diễn ra thiếu đồng bộ, khó đạt được hiệu quả mong muốn.
Giáo viên Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM) ôn tập trực tuyến cho học sinh chiều 18-3 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Tình trạng chung ở nhiều địa phương là các trường thực hiện dạy học từ xa theo kiểu mạnh ai nấy làm và chủ yếu phát triển ở các trường tư thục. Một số trường công lập cũng có thực hiện nhưng gặp nhiều khó khăn.
Với 45 học sinh, một mình tôi không thể quản hết tình hình và cũng không thể kiểm tra học sinh có thực sự học hay không. Tôi biết có trường hợp học sinh có online nhưng không theo dõi bài giảng của thầy. Hoặc có em nhà có máy tính nối mạng nhưng không có micro để tương tác với thầy, không có camera...
thầy H. (giáo viên ở TP.HCM)
"Tôi không thể làm được!"
Đó là câu trả lời của một giáo viên Trường THCS Minh Đức, Q.1, TP.HCM khi ban giám hiệu nhà trường gợi ý về việc dạy học trực tuyến (online).
"Cuối cùng cô ấy đã lên tiết và dạy rất khá. Kể ra như vậy để thấy rằng trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin đối với giáo viên ở trường công lập không đồng đều. Thế nên họ rất ngại khi phải soạn bài rồi dạy online" - bà Trần Thúy An, hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức, cho biết.
Ngay từ đầu mùa dịch (tháng 2-2020), Trường THCS Minh Đức đã tập huấn cho giáo viên về việc dạy online và yêu cầu 100% giáo viên phải tham gia.
Sau đó, nhà trường khuyến khích thầy cô nào tự tin thì soạn giáo án trực tuyến rồi dạy thử, ban giám hiệu nhà trường sẽ dự giờ và góp ý.
"Thời gian đầu rất ít giáo viên tự nguyện giảng dạy theo cách này. Nhưng khi UBND TP.HCM có quyết định cho học sinh nghỉ học đến ngày 5-4, ban giám hiệu nhà trường đã quyết định dạy trực tuyến cho học sinh tất cả các khối 6, 7, 8, 9 từ ngày 16-3.
Không ngờ là các giáo viên rất nhiệt tình. Mùa dịch, các thầy cô có thể dạy ở nhà nhưng nhiều người vào trường dạy để có trục trặc gì thì được hỗ trợ ngay. Nhiều thầy cô không đứng lớp nhưng cũng vào dự giờ của đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm" - bà An kể.
Thế nhưng trên thực tế không phải trường công lập nào cũng cương quyết thực hiện như Trường Minh Đức.
Thầy H., giáo viên vật lý lớp 10 ở TP.HCM, kể: "Trường chúng tôi chỉ động viên giáo viên lớp 12 dạy online, còn giáo viên khối lớp 10, 11 thì không đả động gì. Tuần đầu tiên rồi tuần thứ hai học sinh được nghỉ học, tôi chỉ giao bài qua email cho học sinh.
Nhưng rồi thấy thời gian nghỉ học kéo dài mãi mà không biết dịch bệnh bao giờ mới hết. Tôi sốt ruột, sợ học trò quên kiến thức nên soạn giáo án dạy trực tuyến. Tuy nhiên tôi hơi buồn khi chỉ có 60% học sinh đăng ký học. 40% còn lại trả lời rằng nhà không có máy tính nối mạng".
Thầy H. cho rằng việc dạy học online có hiệu quả hay không phụ thuộc vào ý thức tự giác của học sinh.
Nếu như ở trường tư thục mỗi lớp chỉ có 20-30 học sinh, giờ dạy online ngoài giáo viên đứng lớp còn có 1-2 giáo viên khác hỗ trợ về việc điểm danh, giải quyết những tình huống phát sinh thì ở trường công lập như trường thầy H., mọi thứ đang "chống lại" thầy khi sĩ số thường đông gấp đôi và chỉ có giáo viên xoay xở với cả lớp.
Mới chỉ "quan sát, tìm hiểu"
Ở Hà Nội, sau Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, bắt đầu có những trường công lập triển khai việc dạy online theo đúng thời khóa biểu.
Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) trong suốt tháng đầu tiên học sinh nghỉ phòng dịch đã không thể triển khai được dạy học qua Internet. Nhưng từ ngày 20-3, trường bắt đầu dạy những tiết online đầu tiên.
"Chúng tôi không có hành lang pháp lý để triển khai tới khi Bộ GD-ĐT có văn bản đề nghị tăng cường dạy học qua Internet và truyền hình, công nhận kết quả dạy học bằng hình thức này thì chúng tôi như được "cởi trói". Tôi nghĩ cố gắng thì có thể thực hiện được.
Trường Yên Hòa ban đầu cũng không nghĩ tất cả giáo viên đều dạy online được, nhưng bây giờ tất cả sẵn sàng" - cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, cho biết.
Theo cô Nhiếp, khối 12 của trường vẫn học qua truyền hình. Ban giám hiệu nhà trường đã có kế hoạch chi tiết yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải nắm lịch dạy học trên truyền hình để ngay sau đó trao đổi với học sinh trên nhóm lớp, giải đáp tất cả thắc mắc của học sinh và ra bài tập, chấm bài, chữa bài thông qua các group trên Zalo.
Riêng khối 10, 11, giáo viên đang tập huấn, dạy thử online cho nhau góp ý, giáo viên chủ nhiệm các lớp sẽ thực hiện các tiết dạy online đầu tiên với lớp chủ nhiệm vào ngày 20-3, sau đó tất cả học sinh khối 10, 11 sẽ triển khai học online theo thời khóa biểu.
Những trường có tiềm lực để "bước qua khó khăn" hay có sự can đảm, quyết đoán của người đứng đầu như Trường Yên Hòa, Trường Nguyễn Tất Thành không nhiều.
Hiệu trưởng một trường công lập ở Hà Nội cho biết trường có đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức tập huấn cho giáo viên tiếp cận với các kênh dạy học online nhưng mới chỉ ở giai đoạn "quan sát, tìm hiểu".
"Để giáo viên dạy online được và quan trọng hơn là quản lý được việc dạy và học, kiểm soát 100% học sinh tham gia học nghiêm túc là khó khăn" - vị hiệu trưởng này cho biết.
Cụ thể trường của ông chỉ có 30-40% giáo viên trẻ có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thể hiện ở thiết kế bài giảng điện tử, các file trình chiếu.
Còn dạy học online với những người "giỏi ứng dụng công nghệ nhất trường" cũng là điều mới mẻ. Trên 60% giáo viên là những người có kinh nghiệm, chuyên môn tốt, nhưng việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học rất ít.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, một số giáo viên tại Hải Phòng cũng cho biết mới chỉ dừng ở việc ôn tập, cung cấp video bài luyện tập cho học sinh mà chưa thể tổ chức được dạy học trực tuyến. Vấn đề không chỉ nằm ở việc thiếu trang thiết bị mà cả ở quản lý, điều hành việc dạy học trong tình thế mới.
Không thể buông hoàn toàn cho học sinh
Sau khi khởi động hệ thống dạy qua truyền hình với lớp 9, lớp 12, hiện Hà Nội đã triển khai thêm chương trình từ lớp 4 đến lớp 11. Tuy nhiên, việc dạy qua truyền hình sẽ khó hiệu quả nếu các nhà trường không có động thái quản lý, đánh giá được chất lượng tiếp thu kiến thức của học sinh."
Con được thông báo lịch học trên truyền hình thôi, chứ không thấy thầy cô trao đổi, kiểm tra gì thêm" - phụ huynh học sinh đang học lớp 12 ở Hà Nội sốt ruột. Một số hiệu trưởng cũng thừa nhận việc chỉ đạo kiểm soát học sinh học qua truyền hình đều mơ hồ.
Nhiều phụ huynh có con học tiểu học cho rằng hình thức "học từ xa" không thích hợp với học sinh tiểu học. Trẻ chỉ chịu ngồi học khi có cha mẹ kèm. Nhưng nhiều phụ huynh phải đi làm, không thể có thời gian ở nhà học cùng con.
Bi hài học online
Những ngày đầu, việc dạy học online nảy sinh rất nhiều vấn đề: dù là lớp học ảo nhưng các học sinh rất hân hoan khi gặp lại nhau. Các em vô tư nói chuyện riêng, gây mất trật tự lớp học. Có giáo viên lại chưa biết tắt micro của học sinh như thế nào.
Riêng giáo viên chủ nhiệm các lớp thì bị học trò gọi điện liên tục: "Cô ơi, con chưa vô được"; "Cô ơi, con bị văng ra rồi"; "Cô ơi, bây giờ con phải làm sao?"...
Thầy Nguyễn Đình Khoa, Trường THPT Nguyễn An Ninh (Q.10, TP.HCM), ôn tập trực tuyến môn văn cho học sinh lớp 12 sáng 13-3 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Về phía phụ huynh, cũng không phải 100% phụ huynh đồng tình, ủng hộ phương pháp dạy học online. Có người không muốn con em mình sử dụng máy tính khi không có người lớn ở nhà.
Phụ huynh phải đi làm, trong khi nhà trường chỉ lên tiết dạy trong giờ hành chính. Có người yêu cầu giáo viên phải cam kết học sinh có học online và phải học hiệu quả thì họ mới cho con em sử dụng máy tính khi họ không có mặt ở nhà.
Hiện trường chúng tôi mới chỉ có hơn 50% học sinh các khối lớp đăng ký học online.
Bà Trần Thúy An (hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức, Q.1, TP.HCM)
VĨNH HÀ - HOÀNG HƯƠNG (tuoitre.vn)
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cung cấp miễn phí kho học liệu trực tuyến GS. TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết trường đã xây dựng kho học liệu học trực tuyến với các bài giảng do giảng viên của trường biên soạn, bám sát theo chương trình của Bộ GDĐT. Ảnh minh họa Đặc biệt, hệ thống có các công cụ quản lý lớp học, cho phép giáo...