Thầy tổng phụ trách đội hết mình cho phong trào
Suốt những năm qua, thầy Trần Nhật Minh luôn nỗ lực hết mình, làm việc không mệt mỏi để hoạt động của trường đi lên. Chính nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy, năm học 2019-2020, lần đầu tiên Trường THCS An Lạc có công dân trẻ tiêu biểu TP.
Thầy tổng phụ trách đội Trần Nhật Minh (thứ hai từ phải sang): “Càng làm tôi càng cảm thấy công việc này hợp với mình”. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
LTS: Trong trường học, giáo viên luôn tỏa sáng trên bục giảng để cung cấp kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những người làm công việc thầm lặng nhưng họ vẫn tỏa sáng dù không đứng trên bục giảng. Đó có thể là anh tổng phụ trách đội, chú bảo vệ hay cô tổng giám thị của trường.
Ông thầy “Đôrêmôn” thân thương
5 giờ chiều, sau khi buổi học kết thúc, sân Trường THCS An Lạc lại nhộn nhịp bởi hoạt động đến từ câu lạc bộ trống kèn và nhảy cổ động của trường.
Bà Huỳnh Thái Giang, Hiệu trưởng Trường THCS An Lạc, bày tỏ: “Chính thầy Minh đã gây dựng và phát triển nên những câu lạc bộ này. Nhờ vậy các em học sinh (HS) có sân chơi bổ ích, phụ huynh cũng yên tâm khi đón con muộn. Hơn nữa, dưới sự dìu dắt của thầy, câu lạc bộ của trường thường xuyên đoạt những giải cao khi đi thi đấu”.
Thầy tổng phụ trách đội Trần Nhật Minh (thứ hai từ phải sang) : “Càng làm tôi càng cảm thấy công việc này hợp với mình”. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Là chi đội phó của lớp, lại là ủy viên ban chỉ huy liên đội của trường nên Thông Giai Thanh (nữ sinh lớp 9) có thời gian tiếp xúc với thầy Minh rất nhiều. Hỏi về thầy Minh, Giai Thanh cười nói: “Ở trường tụi em thường gọi thầy với biệt danh thân thương là thầy Đôrêmôn bởi dáng người thầy y hệt như thế. Mới đầu tiếp xúc thầy rất nghiêm nhưng làm việc nhiều, tụi em nhận thấy thầy rất gần gũi và dễ thương”.
Cũng theo chia sẻ của Giai Thanh, trong hoạt động đoàn đội, thầy Minh luôn hỗ trợ HS hết mình. Cứ mỗi lần học trò đi thi, thầy luôn đồng hành và động viên. Sau khi thi xong, dù có giải hay không, thầy đều khích lệ học trò bằng những bữa tiệc liên hoan do thầy tự tay chuẩn bị.
Luôn cố gắng trau dồi nghiệp vụ
Dù làm nghề gì, tôi tự nhủ bản thân phải luôn cố gắng. Tôi cố gắng trau dồi kỹ năng và nghiệp vụ của mình. Hằng năm tôi đều tham gia các lớp tập huấn, như cập nhật kiến thức mới về Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Thầy TRẦN NHẬT MINH
Giai Thanh nhớ lại: “Năm ngoái em đi thi ban chỉ huy liên đội TP tại Cần Giờ. Dù mới trở về sau chuyến đi Đà Lạt cùng các anh chị lớp 9 nhưng thầy vẫn chạy tới nơi để động viên em”.
Video đang HOT
Không chỉ trong hoạt động đoàn đội, thầy còn là một quân sư gỡ rối cho học trò. Giai Thanh tâm sự: “Ở thầy Minh, tụi em cảm thấy được lắng nghe, chia sẻ”.
“Năm rồi em xảy ra xích mích với các bạn trong lớp. Em tìm đến thầy. Thầy đã lắng nghe và tìm cách tháo gỡ sự việc. Nhờ vậy em và các bạn đã làm hòa và làm bạn với nhau. Có những chuyện thầm kín tụi em không dám chia sẻ với cha mẹ nhưng với thầy thì khác, thầy luôn đặt mình vào vị trí của HS để hiểu, để giải quyết mọi chuyện êm xuôi” – Giai Thanh nói thêm.
“Phong trào đội của trường rất mạnh là nhờ thầy Minh”
Nhắc đến thầy Minh, bà Huỳnh Thái Giang, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết từng công tác nhiều nơi, bà nhận thấy phong trào đội ở nhiều trường bị gãy là do tổng phụ trách đội không thuyết phục được HS, giáo viên (GV) cũng như phụ huynh.
“Thế nhưng khi tôi về Trường An Lạc, mọi thứ trái ngược, phong trào đội của trường hoạt động rất mạnh. HS hào hứng tham gia, phụ huynh nhiệt tình ủng hộ, GV chủ nhiệm hỗ trợ hết sức. Điều đó có được do thầy Minh biết cách thuyết phục mọi người. Cuộc thi nào có em huấn luyện thì trường đều đoạt được giải thưởng” – bà Giang nói.
Theo bà Giang, khi có phong trào từ trên đưa xuống, thầy Minh làm kế hoạch, sau đó sẽ vào group GV của trường để xin ý kiến. Nếu thấy phong trào này phù hợp với khối 6, thầy sẽ xin góp ý của GV khối đó. Khi được mọi người trao đổi, thầy luôn lắng nghe, tiếp thu và có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.
Lương thấp nhất trường vẫn không ngăn được nhiệt tình
Về thầy Trần Nhật Minh, bà Huỳnh Thái Giang, Hiệu trưởng nhà trường, nhận xét: “Thầy Minh luôn làm việc hết mình dù lương của em thấp nhất trường, chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng. Trường chỉ dạy một buổi, không có thù lao, trợ cấp nào khác cho em nhưng em làm việc rất nhiệt tình. Từ thứ Hai đến Chủ nhật, suốt ngày tôi thấy em ở trường, ngoài công tác đoàn đội, em còn phụ trách thêm các câu lạc bộ do mình thành lập. Chỉ có tình thương yêu HS mới có thể giúp em gắn bó với công việc như vậy”.
Năm ngoái có cuộc thi, GV chủ nhiệm một lớp xin phép không tham gia do bận việc nhà, không thể sắp xếp giám sát học trò. Biết HS của lớp có nguyện vọng được thi đấu, thầy Minh cố gắng thuyết phục và cam kết chịu trách nhiệm quản lý lớp trong suốt thời gian cuộc thi diễn ra.
Nói về mình, thầy Minh cho biết thầy bắt đầu công việc tổng phụ trách đội từ năm 2016 đến nay. Trước đó, thầy quản lý phòng thí nghiệm và thư viện của nhà trường.
“Đến với công việc này nó cũng là một cái duyên. Và càng làm tôi càng thấy mình hợp với công việc. Bởi với vị trí này, tôi phát huy được những năng lực của mình. Tôi hướng dẫn HS thực hiện đúng theo Năm điều Bác Hồ dạy, thực hiện chương trình rèn luyện đội viên, tạo ra nề nếp, kỷ luật trong nhà trường và tạo ra các phong trào hấp dẫn để thu hút HS tham gia” – thầy Minh nói.
Để làm được công việc này, bản thân thầy phải có kỹ năng quản lý, giao tiếp trước đám đông, quản trò, tổ chức các hoạt động.
“Công việc này cực nhưng vui. Vui vì được phụ huynh tin tưởng giao phó HS để tham gia các phong trào. Vui nhất khi HS đạt được thành quả sau nhiều thời gian thầy trò nỗ lực. Lần đầu tiên trường được dự thi Hội thi liên hoan trống kèn cấp TP năm 2018. Dù tôi không đặt hy vọng có giải nhưng cuối cùng trường cũng đoạt được giải khuyến khích” – thầy Minh thổ lộ.
Thầy Minh cho hay: Để làm tốt công việc của mình, bản thân thầy cũng thường xuyên trao đổi với GV chủ nhiệm và các bạn chi đội trưởng để thống nhất cách tổ chức, hoạt động.
Bên cạnh việc tạo niềm hứng thú cho các em tham gia hoạt động đội, thầy còn tích cực tổ chức các chương trình để giáo dục sự chia sẻ, yêu thương cho học trò.
“Năm nay, liên đội cùng chi đoàn trường thực hiện chương trình “Em nuôi của đoàn”. Chương trình đã hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho một em HS khó khăn để em ăn học trong bốn năm” – thầy Minh phấn khởi chia sẻ.
Nỗi niềm những thầy cô ngồi trực cổng trường
Dù là lý do nào đi chăng nữa thì những thầy cô bị Ban giám hiệu phân công trực trường cũng là những người bị thua thiệt, mặc cảm với chính đồng nghiệp của mình.
Nhiều trường Trung học cơ sở học hiện nay có một phòng trực ngay cổng ra vào của đơn vị và người ngồi trực ở đây thường là bảo vệ, đội cờ đỏ để quản lý học sinh và khách khứa ra vào hàng ngày.
Tuy nhiên, có một số trường hiện nay bố trí thêm giáo viên ngồi trực hành chính tại đây nên những thầy cô này cũng ngồi ở phòng trực cùng với các em đội cờ đỏ vào các ngày trong tuần.
Vẫn biết đã là công việc thì việc nào cũng đáng trân quý nhưng hình ảnh người thầy khi bị phân công trực ở cổng trường gợi nên nhiều nỗi niềm vì công việc chính của người thầy là đứng lớp, là dạy dỗ học trò chứ đâu phải ngồi trực ở...cổng trường!
Công việc của người thầy là đứng lớp nhưng có một số thầy cô bị phân công...trực trường - (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Một số thầy cô phải thường xuyên tham gia trực trường
Cơ cấu các chức danh trong trường học hiện nay thường được biên chế đầy đủ, mỗi người một nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Ngạch giáo viên và nhân viên đều khác, giáo viên làm việc theo số tiết trong tuần, nhân viên làm việc theo chế độ hành chính.
Việc quản lý học sinh thường có một Phó hiệu trưởng ngoài giờ, Tổng phụ trách Đội, đội cờ đỏ và việc bảo vệ nhà trường thì có nhân viên bảo vệ.
Trực tại cổng trường thì thông thường là bảo vệ và một số em cờ đỏ trực vào các buổi học trong tuần. Phía trong là của Ban giám hiệu, thầy cô làm công tác Tổng phụ trách Đội.
Trên lớp dạy thì đã có giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đảm nhận, quán xuyến.
Như vậy, chỉ có khoảng thời gian trước giờ vào học, lúc tan học là học sinh qua lại cổng trường còn giờ chơi thì học sinh cũng chỉ chơi trong phạm vi khuôn viên trường học mà thôi.
Thế nhưng, một số trường học vẫn duy trì giáo viên trực cổng trường, nhất là những ngôi trường lớn. Nếu mọi người ra vào trường học thường xuyên thì sẽ thường bắt gặp hình ảnh thân thuộc của một vài thầy cô ngồi ở phòng trực ở cổng trường...
Vậy, họ là ai và vì sao thầy cô lại phải ngồi trực ở cổng trường?
Việc giáo viên trực hành chính và được quy định ngồi trực ở cổng trường hiện nay có nhiều lý do.
Thứ nhất là hiện nay ở cấp Trung học cơ sở có tình trạng thừa giáo viên nên những thầy cô dạy thiếu tiết theo quy định thì bị phân công trực trường cho đủ số tiết.
Nhưng, không phải tổ nào thiếu là tất cả các giáo viên thay nhau trực mà Ban giám hiệu thường phân công trực trường tập trung vào 1-2 cá nhân nào đó ở trong tổ mà thôi. Chính vì thế mà những thầy cô dạy ít tiết là trực trường gần như suốt các buổi trong tuần.
Thứ hai là những thầy cô bị phân công trực trường thông thường là những thầy cô có phần "chậm chạp" trong giảng dạy hoặc những thầy cô mà không làm vừa lòng lãnh đạo.
Đồng thời, có cả những thầy cô chưa đủ chuẩn bằng cấp nên khi thừa thì sẽ bị phân công trực trường đầu tiên.
Nhưng, dù là lý do nào đi chăng nữa thì những thầy cô bị Ban giám hiệu phân công trực trường cũng là những người bị thua thiệt, họ thường mặc cảm với chính đồng nghiệp của mình khi hàng ngày phải đối diện lúc ra vào trường học.
Nhất là những thầy cô bị phân công trực trường thì các ngày đầu tuần khi chào cờ hay những ngày lễ của trường cũng phải đảm nhận khâu giữ gìn trật tự cho nhà trường.
Trong khi các đồng nghiệp của mình ngồi trên ghế yên vị ở phía trên thì những thầy cô này thường được phân công ngồi ở phía sau để quản lý học sinh và thường xuyên phải đi lại từ lớp này sang lớp khác để nhắc nhở.
Những nỗi buồn hiện hữu hàng ngày
Có lẽ trong thâm tâm của những thầy cô bị phân công trực trường sẽ thường xuyên mang một nỗi buồn thường trực trong lòng bởi khi tuyển dụng thì họ là giáo viên đứng lớp chứ không phải là trực trường hay là giám thị trường học.
Vì thế, trong khi các đồng nghiệp của mình hàng ngày lên lớp, hết tiết thì ra về, ngày có tiết thì vào trường, ngày không có thì ở nhà.
Nhưng, những thầy cô trực trường thì phải làm việc theo giờ hành chính. Phải có mặt khi học sinh vào trường và ra về khi học sinh ra về hết.
Nhiều khi học sinh cũng không biết thầy cô đó đảm nhận nhiệm vụ gì ở phòng bảo vệ...
Giá như, các trường không thừa giáo viên, nhà trường không "thừa giấy vẽ voi" và bản thân các thầy cô này cố gắng hơn một chút thì đâu đến nỗi được đào tạo sư phạm để đi dạy học mà ra trường lại phải đi trực trường.
Giá như, trường học có hẳn chức danh giám thị thì không nói làm gì nhưng đằng này những thầy cô đứng lớp mà bị phân công đi trực trường thật đáng phải suy nghĩ. Vậy nhưng, một công việc tầm phơ, tầm phào ấy vẫn đang xuất hiện ở một số trường học Trung học cơ sở hiện nay.
Và thực tế, công việc hàng ngày của họ cũng không thật rõ ràng, ngồi trực và khi cần một việc gì đó thì Ban giám hiệu "nhờ" mà thôi.
Ngày 20/11 lại đang đến gần, nhiều giáo viên đứng lớp khi tâm sự với nhau thường chạnh lòng, thương cảm cho những đồng nghiệp của mình nhưng chẳng thể giúp gì vì biết đâu mình cũng sẽ có một ngày như thế...!
Thầy hiệu phó từng chăn trâu thuê nghẹn khóc khi nhắc đến ân nhân Thầy hiệu phó nghẹn khóc khi nhớ lại cách đây tròn 20 năm, mình nhận được học bổng khuyến tài từ các ân nhân mới có thể thực hiện ước mơ trở thành nhà giáo. Thầy Nguyễn Văn Cải, hiệu phó Trường THPT Quang Trung, Củ Chi, TPHCM đã nghẹn ngào, không kìm được sự xúc động trong chia sẻ tại Ngày hội...