Thầy tôi và những tờ tiền kẹp trong quyển sách cũ
Giờ đây khi đã rời xa mái trường, thỉnh thoảng tôi cũng mượn sách từ bạn bè, từ cấp trên. Tuy nhiên tôi không còn thấy những tờ tiền được kẹp cẩn thận trong đó nữa.
Dưới đây là bài viết của học trò Lại Thị Hà dành cho giảng viên Trần Kỳ Đồng, Khoa học Chính trị trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
Tiến sĩ Trần Kỳ Đồng, giảng viên bộ môn Khoa học chính trị trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM – đọng lại trong suy nghĩ tôi, là một người thầy, ngoài việc dạy kiến thức, còn là người dạy cho sinh viên cách làm người tử tế.
Ngày mới bước chân vào giảng đường đại học, tôi ấn tượng về thầy bởi phong cách ăn mặc hiện đại, với đôi dày thể thao và chiếc ba lô khoác sau lưng. Nhìn thầy xuống xe bus rồi đi bộ thoăn thoắt đến trường, có lúc tôi nhầm thầy là giảng viên nước ngoài bởi mái tóc hơi xoăn, đốm bạc và bồng bềnh cùng chiếc kính cận thầy cẩn thận quàng thêm chiếc dây phòng khi bị rơi.
Là giảng viên một bộ môn được mọi người đánh giá là khô khốc nhưng chúng tôi luôn tìm thấy tình yêu, niềm đam mê với nghề trong mỗi tiết giảng của thầy.
Thế rồi khi được học thầy, mỗi lời giảng, lời khuyên của thầy đều khiến tôi như vỡ ra được nhiều thứ.
Trong mỗi bài giảng thầy thường lồng kiến thức xã hội vào để những đứa sinh viên không có điều kiện xem tivi, hay đọc báo như tôi vẫn có thể nắm được những thông tin cơ bản về tình hình chính trị hiện thời. Tôi còn nhớ như in lời thầy căn dặn khi chúng tôi mới chỉ là những cô cậu sinh viên năm nhất.
Thầy nói, đối với những sinh viên học chuyên ngành chính trị học, có nghĩa các em sẽ làm việc trong bộ máy nhà nước, sẽ là người lãnh đạo, người quản lý. Để có thể làm việc tốt, có thể ra được những chính sách hợp lòng dân hoặc tham mưu cho cấp trên ra những chính sách phù hợp với cuộc sống, phản ánh đúng tình hình hiện thời, thầy khuyên chúng tôi nên đi tìm hiểu cuộc sống của người dân, của tầng lớp công nhân ngay từ khi bước vào năm nhất đại học.
Kỳ nghỉ hè năm đó, chúng tôi hăng hái xin đi làm công nhân tại các khu công nghiệp. Những tháng ngày ít ỏi làm việc đó, tôi được trở thành một người công nhân thực thụ, được ăn cùng bàn, làm cùng chuyền và được nghe những tâm sự thầm kín của họ. Có lẽ, bài học mà tôi nhận lại được từ lần đi làm đó là sự thấu hiểu nỗi khổ của người lao động, thêm trân quý những đồng tiền do mồ hôi nước mắt làm ra.
Ngày tôi cầm những tờ tiền đầu tiên do mình làm ra, cũng là ngày tôi hiểu ra rằng bố mẹ ở quê để kiếm tiền gửi cho tôi ăn học không hề đơn giản. Và sau đó, một bức thư đẫm nước mắt của cô con gái gửi về cho bố mẹ. Đến nay bức thư đó vẫn được bố tôi cất cẩn thận trong tủ.
Trong lớp học, tôi vốn không phải là một sinh viên ưu tú, hay tham gia xây dựng bài nên sợi dây gắn kết giữa tôi và thầy dường như không có. Có lẽ thầy không thể nhớ nổi tôi là ai trong đám học trò nhiều tật ngày đó. Nhưng khi tôi tìm đến thầy, thầy vẫn ân cần và quan tâm tôi như một người học trò cưng.
Ngày ấy, do không có điều kiện mua sách mới nên tôi thường hay đi mượn sách của bạn bè, của thầy đem đi photo mang về học. Khi thấy tôi đến mượn sách, thầy lẳng lặng kẹp vào đó tờ tiền 100.000 đồng. Khi về, mở ra thấy tờ tiền ở trong đó tôi xúc động đến nghẹn ngào. Thầy không chỉ truyền cho tôi những kiến thức bổ ích, dạy tôi cách sống, cách làm người, thầy còn quan tâm, thương yêu chúng tôi như con của thầy.
Video đang HOT
Tôi đem câu chuyện này về kể với mẹ, mẹ không nói gì chỉ im lặng rồi ôm tôi vào lòng. Còn các bạn chung lớp với tôi, ai cũng ít nhất được một lần thầy cho tiền photo sách học.
Theo Lại Hà/Báo Infonet
Thầy hiệu trưởng nhớ tên 100% học sinh toàn trường
Không chỉ nhớ tên 100% học sinh, thầy hiệu trưởng Đào Tuấn Đạt còn có rất nhiều quy định độc, lạ để đối phó với các bạn còn "hoang dã".
Từ thầy giáo của những đề thi có 1-0-2
Thầy Đào Tuấn Đạt tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội năm 1993. Thầy vừa là giảng viên ĐH Bách khoa vừa là hiệu trưởng trường THPT Anhxtanh.
Nhắc đến người thầy dạy Vật lý của ĐH Bách khoa này, tất cả sinh viên đều nhớ bởi anh nổi tiếng với những đề thi "không giống ai".
Với bản tính hài hước, những tiết học, đề kiểm tra của anh cũng mang đậm phong cách dí dỏm. Học trò của anh chắc hẳn không hề bất ngờ với những ví dụ như "Mặt hồ Tây đang phẳng lặng, trên bờ có hai đứa đang yêu nhau. Thảo nào cũng có vài thằng ga tô đứng đây. Thế là nó tức quá, dậm chân uỳnh một phát, cả hai lộn cổ xuống hồ Tây. Vật lý nói rằng cặp đôi này đã chuyển động theo hình vòng cung cắm đầu xuống nước".
Thầy Đào Tuấn Đạt tổ chức hoạt động ngoại khóa tại Tràng An - Ninh Bình.
Hay những nhân vật hoạt hình như Flappy Bird, Tom, Jerry, vịt giải cứu công chúa, bất chợt xuất hiện trong đề thi. Vì vậy, những cảnh tượng học sinh, sinh viên đọc đề "ôm bụng cười", phòng thi vui như đang được xem hài kịch là chuyện thường gặp trong suốt quá trình dạy học của anh.
Bên cạnh đó, thầy Đào Tuấn Đạt còn mong muốn học sinh có tâm lý thoải mái trong phòng thi, hiểu được thông điệp cuộc sống thông qua câu chuyện giản dị được gửi gắm trong mỗi câu hỏi.
Tất cả những sáng tạo trên xuất phát từ sự trăn trở về giáo dục. Anh bày tỏ: "Việc dạy học mà luôn kẻ bảng vàng chân lý, bắt học thuộc thì sao truyền được cảm hứng cho học sinh? Trong khi đây là nhiệm vụ quan trọng của người thầy".
Không chỉ nổi tiếng với cách ra đề độc đáo, thầy giáo này còn rất được yêu mến trên mạng xã hội. Những câu chuyện tản mạn về cuộc sống, giáo dục hay thậm chí là một dòng chia sẻ... vu vơ, đều thu hút hàng trăm lượt like (thích), bình luận. Độ hot của thầy giáo này đều đến từ lượng fan hùng hậu là các cựu học sinh, sinh viên của anh.
THPT Anhxtanh được ví như một ngôi nhà với tình đồng nghiệp, thầy trò.
Đến hiệu trưởng với hàng loạt quy định độc, lạ
Thầy Đạt tiếp quản trường Anhxtanh từ năm 2011 sau thời gian đi du học tại Bỉ với mong muốn truyền đạt những gì tâm đắc, tạo nên môi trường giáo dục riêng biệt.
"Khi du học tại Bỉ, tôi thường xuyên thua một người bạn là kỹ sư Hóa học người Hà Lan trong trò đố vui những câu hỏi liên quan đến Vật lý. Từ đó tôi đặt ra câu hỏi, những kiến thức được học bản thân đã hiểu thực sự chưa? Vậy vấn đề nằm ở môi trường giáo dục khác nhau, tạo ra những sản phẩm khác nhau.
Tôi nhớ một câu chuyện về thiên tai ở nước bạn. Một học sinh lớp 6 đã nhìn thấy sóng thần phía xa ngoài biển, giống như hiện tượng em được học trong SGK nên đã hô to với mẹ, rất nhiều người đã chạy thoát. Như vậy kiến thức của em đã không chết đi, nó có cuộc sống mới, sống trong con người em.
Còn kiến thức không hề sống trong học sinh Việt Nam. Lúc đó tôi nghĩ mình cần tìm ra môi trường giáo dục riêng biệt".
Khi đó, THPT Anhxtanh đang trong tình trạng "sắp chết" với 80 học sinh. Anh Đạt nhớ lại: "Nếu trước kia tôi chỉ tiếp xúc với học sinh trường chuyên, lớp chọn, những ngày đầu khi bước chân vào Anhxtanh, mọi thứ khiến tôi choáng váng. Các em như sống trong một thế giới khác, từ kiểu tóc, ăn mặc, ứng xử không phù hợp đến học lực kém. Thời điểm đó, tôi cảm thấy các em đều rất "hoang dã".
Dù nhiều giáo viến đề xuất ý tưởng tăng cường kỷ luật để lập lại trật tự của trường, nhưng khi ấy, thầy giáo hiệu trường này lại "đi ngược quy luật". Anh quyết định sẽ yêu các em nhiều hơn.
Không bao giờ nghĩ mình là hiệu trưởng, thầy Đạt sống thật, gần gũi với học trò như người bạn, người anh lớn, người cha.
Anh tâm sự: "Nhiều học sinh vốn thiệt thòi khi sinh ra trong gia đình thiếu sự quan tâm của bố mẹ và luôn mang trong mình mặc cảm kém cỏi mỗi khi đến trường. Vì vậy, nếu giáo viên tỏ ra thành kiến, các em sẽ bị tra tấn tinh thần. Đó là nỗi bất hạnh không đáng có khi bản thân các em không hề có lỗi".
Để làm được điều đó, trước tiên anh tự đặt cho mình yêu cầu phải nhớ tên của tất cả học sinh trong trường. Thầy quan niệm: "Tôi nghĩ nếu không nhớ nổi tên nhau nghĩa là chẳng có chuyện gì để nói với nhau cả".
Thầy Đạt được nhiều thế hệ học trò yêu mến.
Đặc biệt, những "lính mới" vào trường đầu năm học sẽ được dạy từ cách đánh răng, rửa mặt đến ứng xử, thờ cúng tổ tiên. Giáo trình này được chính anh Đạt xây dựng nội dung dựa trên cuốn Lý luận giáo khoa thư. Không bao giờ "chỉ tay năm ngón", thầy hiệu trưởng này luôn gần gũi, tìm mọi cơ hội để được tiếp xúc, nói chuyện với học trò. Vì vậy, dù hiện nay trường đã có 500 học sinh nhưng Đào Tuấn Đạt vẫn tự tin nhớ được tên tất cả các em.
Ở trường, giáo viên không được phép nói "không" với học sinh, nghiêm cấm chỉ trích, phê bình, rao giảng đạo đức sáo rỗng. Thay vào đó, thầy hiệu trưởng này đặt ra yêu cầu: "Khi đưa ra một lời phê bình học sinh, giáo viên phải có 14 lời khen thật lòng".
Trong trường, thầy hiệu trưởng cũng không cấm học sinh yêu, ngược lại anh và giáo viên sẽ dạy các em yêu sao cho đúng, đâu là giá trị của tình yêu... Vì thế, thầy hiệu trưởng này cũng biết trong trường có bao nhiêu cặp đôi yêu nhau. Không chỉ có chuyện tình yêu, học sinh THPT Anhxtanh luôn dám nói quan điểm cá nhân với thầy cô trong trường.
Các hoạt động ngoại khóa của trường cũng được rất khác biệt với mục đích trải nghiệm thực tế, giúp học sinh gắn bó như: Cuộc sống trên đường phố, làm phim ngắn, cuộc đua kỳ thú khám phá thành phố kèm giáo dục giới tính.
Với phương pháp giáo dục đặc biệt nhưng hiệu quả, trường Anhxtanh ngày càng được nhiều phụ huynh tin tưởng. Nếu năm 2011 trường chỉ có 80 học sinh thì hiện tại sau 4 năm con số này đã gấp 6 lần.
Thầy giáo sinh năm 1997 của các cao thủ HSG quốc gia
Mới 17 tuổi, Nguyễn Tiến Trung Kiên được thầy giáo cho đứng lớp đội tuyển HSG quốc gia, trường ĐH Khoa học Tự nhiên.
Gắn bó suốt 20 năm với nghề "gõ đầu trẻ", thầy Đào Tuấn Đạt có vô vàn kỷ niệm với học trò. Tất cả được anh lưu giữ như một cuốn phim đẹp.
Thầy Đạt vui vẻ kể lại: "Ngày tôi dạy chuyên Hóa cũng có nhiều học sinh nữ để ý nhưng thường dùng cách... lơ đi. Bởi nếu tôi trả lời thì câu chuyện sẽ còn tiếp tục, thậm chí có nhiều diễn biến phức tạp sau đó".
Hiểu tính thầy thích sự sáng tạo, khác biệt, học sinh cũng thường tặng anh những món quà tự làm "không đụng hàng". Dù giản dị nhưng điều đó luôn giúp anh cảm thấy yêu nghề hơn.
Trong dịp 20/11 năm nay, thầy hiệu trưởng quyết định: "Thay vì tặng hoa và phong bì (trong có tiền), tôi đã kêu gọi các vị phụ huynh và học sinh hãy góp gạo để cùng chúng tôi giúp đỡ những người đang đói bụng trong sương lạnh của mùa đông miền Bắc".
Ngày 18/11 vừa qua, số gạo quyên góp đã được trường Anhxtanh kết hợp cùng nhóm Từ Thiện Thật mang đến tận nơi cho những trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa.
Theo Zing
Học lớp 8, cô giáo bảo 'Cứ yêu đi' Cô chủ nhiệm lớp 8 hỏi tôi một câu khiến tôi ngỡ ngàng: "Em thích bạn Toàn à?". Sau giây phút bất ngờ, ngượng ngập của tôi, cô nói: "Các em hãy yêu đi" Dưới đây là bài viết của học trò Phan Minh Sương dành cho cô giáo dạy văn lớp 8: "Tôi học cấp 2 trường Trung Đô, một ngôi trường...