Thấy quần áo của mình trong tủ bị vò nát, nàng dâu 15 năm được nghe lý do khó tin từ mẹ chồng: Phụ nữ 1 điều nhịn là 9 điều dại?
Nhiều hôm Hương cố tình đánh dấu “hiện trường” và phát hiện ra sự xê dịch mỗi ngày đều là thật chứ không phải do cô tưởng tượng nữa. Đó là dấu vết của bàn tay mẹ chồng…
01
Mẹ chồng Hương thường hay bảo: “ Quần áo bấy nhiêu mày mặc cả đời cũng chả bao giờ hết” . Cô cũng biết mỗi khi đi làm mẹ chồng thường hay mở tủ quần áo của cô để xem món đồ nào là mới, là cũ. Nhìn tủ quần áo lộn xộn lúc đầu Hương cũng thắc mắc, sau nhiều lần thì cô biết bàn tay mẹ chồng tác động vào. Cô tưởng tượng đến tiếng thở dài đánh sượt của bà vì không thể nào cản nổi những món đồ mới của nàng dâu xuất hiện ngày càng nhiều trong tủ.
Thực tế thì Hương cũng là người nghiện mua sắm nhưng cô mua là 1 phần, còn do chị dâu hay cho quần áo nữa. Nhưng mà chẳng lẽ lần nào cũng phải giải thích rằng bộ này là do thế này, bộ kia là do đâu xuất hiện sao. Cãi bà thì không khí trong nhà cũng căng thẳng, kém vui, nhưng không nói thì thực sự ấm ức.
Tiền bà đâu có cho vợ chồng cô, tiền là do vợ chồng cô tự kiếm. Vậy cớ sao khi vợ chồng cô đang chăm lo cho bà (bà không có lương, mời bà từ quê lên ở cùng để bà đỡ buồn) nhưng lại phải chịu thái độ như thể mình là kẻ ăn bám thế này?
Theo cách bà nói thì bà ấm ức vì luôn nghĩ người làm ra tiền trong cái nhà này là con trai bà chứ không phải Hương. Và cô đang ở thế ăn bám nhưng lại chi tiêu hoang phí.
Chồng cô sau nhiều ngày không nói gì thì tư tưởng của mẹ cũng tác động, anh nói với vợ: “Em cũng xem lại sắm sửa vừa phải thôi, chi tiêu cho hợp lý”. Hương cự cãi: “Chẳng lẽ em phải nói với anh bao nhiêu lần là quần áo em có mua nhưng phần nhiều là do chị dâu em cho” . Chồng Hương không nói gì nữa nhưng có cảm giác trong lòng anh cũng có chung suy nghĩ với mẹ.
02
Hương là nhân viên văn phòng nên cũng chỉ có 1 mức lương vừa phải, chồng cô đúng là người lo nhiều hơn về tài chính trong gia đình. Nhưng cái nhà đang ở là nhà bố mẹ cô mua cho nên không thể nói cô không có đóng góp hoặc gán cho cô tội ăn bám 1 cách vô lý. Điều này đáng lẽ không cần nói nhưng thái độ mẹ chồng khiến cô phải nghĩ đến.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Hương là người muốn giữ 1 mái ấm gia đình cho con. 3 đứa trẻ cãi nhau rồi hục hoặc rồi chia ly, ai là người khổ. Bởi vậy nên Hương nhịn, nhưng càng nhịn mẹ chồng càng như thể muốn dí nát cô như con kiến.
Lúc nào cũng là những lời bóng gió kêu ca tiêu xài hoang phí, hoặc là không phải tiền của mình đổ mồ hôi làm ra nên chi tiêu phóng tay… Ngày nào Hương cũng phải chịu đựng sự tra tấn tinh thần như thế. Có hôm cô gắp miếng thịt thấy bà cũng nhìn, thái độ như kiểu: “Gắp miếng ngon thế, để phần cho chồng con chứ” . Hương vẫn nhịn.
Rồi 1 ngày Hương đi làm về và tủ quần áo bị lục tung lên, thậm chí vò nát từng món không thương tiếc. Nó không phải là cách kiểu xem trộm như trước nữa mà là 1 sự thách thức, 1 lời tuyên chiến thực sự. Hương biết sức chịu đựng của mình đã vượt ngưỡng.
Cô liền mang những chiếc quần áo nhăn nhúm do mẹ chồng cố ý vò nát ra mà xếp chúng vào chiếc túi nilon. Mẹ chồng Hương hỏi: “Chị định làm gì vậy?” . Cô thản nhiên đáp: “Con đem vứt đi” .
Mẹ chồng vốn không thích hoang phí, sống tiết kiệm, thứ gì bỏ cũng tiếc: “Quần áo mới đẹp như thế mà bỏ đi, chị không biết tiếc tiền à?”. Hương nhẹ nhàng đáp: “Nhăn nhúm quá con không mặc được nữa” .
“Nhăn 1 chút thì là đi vẫn mặc được, hoặc cho cái Lan (em chồng) ấy. Tôi chỉ vo nó lại chứ có làm bẩn làm lem gì đâu… ” . Nói đến đây bà im bặt vì biết lỡ lời khi đã thú nhận hành động trong bóng tối của mình.
Chỉ chờ có lời thú tội đó, Hương mới điềm tĩnh nói tiếp 1 bài phát biểu mà cô cho là cuối cùng: “Mẹ, con đang sống trong nhà mình mà quyền riêng tư tối thiểu cũng không có. Mẹ động vào quần áo của con làm gì, mẹ vo lại để làm gì? Mẹ cho rằng quần áo là tiền của con trai mẹ nên mẹ tiếc ư? Chúng con cũng đã đủ lớn để sống riêng, để tự chịu trách nhiệm trước tất cả những hành động của mình.
Con đi làm cũng có tiền lương nhưng chỉ là ít hơn anh ấy. Con là vợ, là mẹ sao con không biết lo tài chính cho gia đình? Quần áo của con cũng có nhiều 1 chút nhưng mẹ có biết điện thoại con luôn là người dùng lại khi chồng con mua điện thoại mới. Anh ấy tiêu tiền vào loa đài như 1 sở thích, con tiêu vào quần áo chỉ bằng 1/10 số đó. Đấy là con còn chưa nói chị dâu con cho con rất nhiều áo quần.
Mẹ sống chung cùng tụi con, con tôn trọng mẹ nhưng không có nghĩa là mẹ làm cho không khí cái nhà này căng như dây đàn lên thì mới chịu được. Con không ở nhờ trong nhà mẹ, con rất tôn trọng mẹ, chính con là người nói với chồng rằng về đón mẹ lên ở cùng cho mẹ đỡ buồn. Nhưng 1 cuộc sống mà sống cùng nhau rồi để thành ra ngột ngạt thế này thì con không chịu đựng nổi nữa đâu.
Con biết cha mẹ già của 2 bên ai cũng phải có nghĩa vụ chăm sóc, nhưng với con nhẫn nhịn bấy lâu là đủ rồi. Chúng con sẽ ly hôn. Khi con đến với gia đình này như thế nào con sẽ đi như thế. Con đến tay trắng, con sẽ ra đi tay trắng, Chồng con tài giỏi như mẹ nói con để anh nuôi dạy cả 3 đứa trẻ, con cũng cậy nhờ vào cả sự chăm sóc của mẹ nữa. Còn nhà này là của bố mẹ con mua, con đang ở nhờ, con sẽ trả lại ông bà”.
03
Mẹ chồng Hương há hốc miệng không ngờ hôm nay nàng dâu phản kháng dữ dội quá. Bà tưởng tượng ngay đến việc kế tiếp là giờ mẹ con, bà cháu lại dắt díu nhau đi thuê nhà, không có tay nàng dâu trong nhà sẽ đảo lộn như thế nào. Nghĩ đến đây mà đã thấy khung cảnh tối sầm rồi, bỗng nhiên bà dịu giọng lại: “Mẹ cũng sai, chỉ là mẹ muốn con chi tiêu tiết kiệm 1 chút. Mà thôi, giờ chúng mày làm gì thì làm, giờ… tao kệ”.
Sau lần phản kháng đó thái độ mẹ chồng Hương mới thay đổi, vui ngay thì chắc khó, nhưng dần dần bà không can thiệp vào việc chi tiêu của nàng dâu nữa.
Nàng dâu 15 năm hiểu hạnh phúc không phải cứ cười hiền lành là có được hạnh phúc. Các cụ bảo “1 điều nhịn 9 điều lành” nhưng giờ có lẽ là “1 điều nhịn là 9 điều dại” mất. Khi mẹ chồng cứ nhất định dìm nàng dâu xuống bằng những quan niệm cũ kĩ, cổ hủ mà gã chồng lại nhu nhược thì phải đứng lên, chấp nhận gỡ bỏ sự an toàn tưởng là tốt đẹp đang có.
“Hôm đó mình nói thế cũng để bà hiểu vấn đề thôi. Việc ra đi tay trắng hay không mình còn phải nghĩ đã, cũng có khi mình nhận nuôi cả 3 con ấy chứ. Nhưng mà mình biết bà làm quá vì biết con trai nghe lời mình, bà cũng nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ dám bỏ chồng vì biết tính mình thương con. Có những điều thực sự là nỗi đau nhưng cũng phải đối diện, nếu luôn ở thế kẻ lép vế hoặc không dám ra đi bạn sẽ muôn đời là ngồi chiếu dưới. Phụ nữ ấy à, nhịn nhục cũng không sai, nhưng cũng cần đấu tranh nữa mới mong có được hạnh phúc” , nàng dâu 15 năm quả quyết khẳng định!
Mối quan hệ mẹ chồng - con dâu bắt đầu xấu đi vì liên quan đến một người khác, ngoài chồng
Trong hầu hết các gia đình, công việc chăm sóc con cái thuộc về phụ nữ, còn nam giới đi làm như bình thường, mối quan hệ phức tạp giữa mẹ chồng và con dâu cũng từ đây mà bắt đầu nảy sinh.
Có rất nhiều chị em đang khẳng định rằng, quãng thời gian ở cữ chăm sóc con là quãng thời gian áp lực, tồi tệ nhất, cuộc sống như bị "giam lỏng". Rõ ràng, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu vốn rất tốt trước đó, nhưng khi mang thai và sinh con, mối quan hệ giữa hai người luôn ở trạng thái bất hòa.
Tại sao lại như vậy? Vấn đề đầu tiên và có lẽ xảy ra nhiều nhất đó chính là phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ. Đối với những bà mẹ trẻ, đây là lần đầu tiên mang thai, sinh con nên họ luôn mong muốn học hỏi những kiến thức mới, tân tiến nhất để chăm con thật tốt.
Ngược lại, mẹ chồng lớn tuổi nên thường áp dụng những phương pháp từ thời xưa, cách mà bà đã chăm sóc, dạy dỗ rất nhiều người con phát triển tốt, nên người, trong đó có chồng của cô bây giờ.
Vì vậy, sẽ có nhưng xung đột nhất định khi mỗi người đều có ý kiến riêng của mình.
Nếu giọng điệu giao tiếp của con dâu không phù hợp, hai bên sẽ khó đạt được thỏa thuận hơn, mâu thuẫn cứ vậy mà lớn dần.
Là mẹ đứa trẻ, người con dâu cảm thấy đây là con của mình, chăm sóc ra sao thì mẹ chồng phải nghe theo lời mình. Thực sự vấn đề mẹ chồng nàng dâu khiến bất kỳ ai cũng phải đau đầu, nhưng thay vì trốn tránh, chúng ta nên đối mặt và có hướng xử lý ổn thỏa.
Mẹ chồng và con dâu có quan niệm nuôi dạy con cháu khác nhau do xuất thân khác nhau, kinh nghiệm trưởng thành khác nhau và cấu trúc kiến thức khác nhau là điều bình thường.
Miễn là cả hai bên đều cần nhớ một điểm chung: mong con cháu lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc, thì việc ngồi xuống nói chuyện với nhau và bỏ qua những vấn đề nhỏ nhặt trong mục tiêu lớn này là rất cần thiết.
Chỉ cần ranh giới rõ ràng trong việc chăm sóc trẻ và con cái phải chịu trách nhiệm, thì mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu có thể giảm bớt.
Bị mẹ chồng ức hiếp bắt giặt quần áo bẩn tích trữ cả năm, cuộc trò chuyện với dâu thứ khiến dâu cả tỉnh ngộ Cuối cùng thì Thuận cũng nhận ra rằng phụ nữ không thể "quá nhu nhược". Bạn ngoan ngoãn và yêu mù quáng, có thể sẽ là một vợ tốt, con dâu tốt trong gia đình, nhưng ai thương bạn? Thuận không biết tại sao cha mẹ luôn chỉ lại dạy con gái họ phải làm việc chăm chỉ trong hôn nhân? Tại sao?...