Thay phương án quân sự chống IS
Trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq, các bên đang đổ lỗi cho nhau. Chính phủ Mỹ và Anh trong liên minh chống IS (có sự tham gia của Canada) cho rằng các lực lượng vũ trang Iraq không có ý chí chống IS, đồng thời đưa ra 4 phương án quân sự để thay đổi thực trạng hiện nay:
Lực lượng tình nguyện Iraq tham gia chiến dịch chống IS. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Phương án thứ nhất là tăng cường thêm trang thiết bị và huấn luyện cho quân đội Iraq. Theo giả thiết của các đối tác trong liên minh phương Tây và Arập, các lực lượng an ninh Iraq phải có một mức độ năng lực nhất định trong chỉ huy, kiểm soát, hậu cần và tham mưu. Mỹ đã tham gia sứ mệnh huấn luyện quân đội Iraq từ năm 2009, nhưng các sự kiện gần đây cho thấy quân đội Iraq đã không bắt kịp với diễn biến. Nói cách khác, phương Tây cần tăng cường đào tạo cho quân đội Iraq, với trọng tâm là tăng cường chuyên gia huấn luyện đến gần các chiến trường hơn.
Phương án thứ hai là sự có mặt của binh lính trong liên minh chống IS tại thực địa. Chiến lược sử dụng không kích do Mỹ lãnh đạo đang bị “chiếu tướng” khi IS tiếp tục giành thắng lợi trên chiến trường. Thomas Juneau – Giáo sư chuyên về các vấn đề quốc tế và nhà nước thuộc Đại học Ottawa, người từng cộng tác phân tích các vấn đề Trung Đông với Bộ Quốc phòng Canada trong 11 năm – nói: “Tôi nhất trí với ý kiến rằng không thể dùng không kích để đánh bại IS về quân sự, IS có thể bị đánh bại trên thực địa bằng binh lính địa phương, chứ không phải binh lính nước ngoài”.
Theo ông Juneau, việc đưa hàng chục hay hàng trăm nghìn quân vào Iraq sẽ là một sai lầm lớn bởi vì điều này sẽ “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến Iraq sa lầy trong một vòng xoáy bạo lực không có điểm tận cùng, sẽ khiến những người Sunni đoàn kết chống lại sự xâm lược của nước ngoài và có thể dẫn đến sự kháng cự bạo lực của người Shi’ite. Do vậy đây không thể là sự lựa chọn khả thi. Việc tăng cường sử dụng các lực lượng đặc nhiệm và kiểm soát không lưu để giúp hướng dẫn các tên lửa laser nhằm vào các mục tiêu của IS có thể đưa đến những kết quả quân sự tốt tại Iraq hiện nay. Hiện không có ý chí chính trị cho việc sử dụng bộ binh nước ngoài tại Iraq, nhưng điều này có thể thay đổi nếu Baghdad gặp nguy hiểm hoặc IS thực hiện một cuộc tấn công khủng bố lớn.
Phương án thứ ba là trang bị vũ khí cho các bộ tộc Sunni. Việc trang bị vũ khí cho các bộ tộc và dân quân Sunni tại miền Tây Iraq đang gây tranh cãi. Các bộ tộc Sunni đã giúp lực lượng Mỹ đánh bại al-Qaeda ở Iraq trong các năm 2008 – 2009 nhưng chỉ sau khi được hứa hẹn trao vai trò lớn hơn trong tiến trình quân sự và các lực lượng an ninh do những người Shi’ite chi phối. Chính phủ trung ương tại Baghdad đã rất chậm chạp trong việc thực hiện những hứa hẹn của mình vì thế những người Sunni lại xa lánh chính phủ trung ương và gia nhập với IS.
Video đang HOT
Một giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng tại Iraq chắc chắn phải liên quan đến việc trang bị vũ khí cho các bộ tộc và dân quân Sunni, nhưng sự thiếu hụt lòng tin giữa những người Sunni và chính phủ Iraq do những người Shi’ite lãnh đạo là lớn. Chính phủ trung ương Iraq đang từ chối trang bị vũ khí cho những người Sunni bởi vì sợ các đối tượng này sẽ gia nhập IS và sử dụng số vũ khí đó để chống lại quân đội Iraq. Trong khi đó, quân đội Iraq do những người Shi’ite đang phải hoạt động tại những vùng do người Sunni chiếm đa số, nơi người dân địa phương không tin họ. Điều đó đang khiến việc giải phóng những khu vực này trở nên rất khó khăn.
Phương án thứ tư là phát huy sức mạnh của các dân quân Shi’ite. Kế hoạch chiếm lại Ramadi của Baghdad sẽ phải sử dụng những tay súng thiện chiến nhất chống IS – những dân quân được Iran hỗ trợ. Hiệu quả của việc cử những dân quân này vào trung tâm của khu vực Sunni như Ramadi và Fallujah là chắc chắn.
Theo Dương Hoa (theo báo “Thư tín và Địa cầu”)
baotintuc.vn
Liên minh Nga-Trung - Kỳ 1: Tại sao "Rồng" khó bắt tay với "Gấu"?
Những suy nghĩ về khả năng Trung Quốc và Nga cùng tạo ra một liên minh chiến lược chính thức để đối phó với sự thống trị đơn cực của Mỹ không phải là một thông tin mới mẻ, vốn đã xuất hiện từ đầu những năm 1990.
Mỹ cùng lúc kiềm chế Nga và Trung Quốc
Chiến lược "Xoay trục sang châu Á" của Mỹ, những tham vọng mới của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ, chiến lược "hướng về phương Đông" rất đáng chú ý của Nga, mối quan hệ Nga-Mỹ và rộng hơn là Nga-phương Tây suy giảm do hậu quả từ cuộc khủng hoảng Ukraine gần đây, tất cả đã tạo nên một môi trường địa chính trị phức tạp, làm nhen nhóm trở lại các cuộc tranh luận giữa các nhà tư vấn chính sách lẫn các học giả về triển vọng hình thành một liên minh chiến lược Nga-Trung.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc viện Duma Quốc gia (Hạ viện-NHĐ) Nga Alexei Pushkov tuyên bố: "Hoa Kỳ đang đối diện rủi ro vì những sai lầm lớn trong chính sách đối ngoại khi cùng lúc làm phật lòng hai cường quốc lớn trên thế giới.... Đối với Hoa Kỳ, Nga là kẻ thù, còn Trung Quốc là kẻ thù tiềm năng. Nhưng quá trình đối đầu với cả hai cường quốc lớn đó là một chiến lược sai lầm".
Một số nhà phân tích người Nga cũng lập luận,"Mỹ không thể dừng việc kiềm chế Trung Quốc. Mỹ cũng không thể ngừng kiềm chế Nga. Mỹ không thể dừng lại việc đẩy Trung Quốc và Nga vào một liên minh mới về chính trị lẫn quân sự".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) bắt tay Tổng thống Nga V. Putin hồi tháng 3/2013 tại Moscow
Và khả năng liên kết Nga-Trung
Tại Trung Quốc, nơi mà cho tới thời gian gần đây vẫn duy trì quan điểm chính thức là "không liên kết", giờ đây một số học giả có sức ảnh hưởng đã bắt đầu cùng đưa ra các lời kêu gọi thống nhất về một chiến lược liên minh toàn diện với Nga, thông qua cách luận điểm được thể hiện trong các ấn phẩm nội bộ của Trường Đảng Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Điển hình như: "Các mối quan hệ chiến lược Nga-Trung chính là các mối quan hệ trọng yếu nhất", đồng thời trên các phương tiện khác, các học giả Trung Quốc cho rằng "Trung Quốc sẽ không thể lái thế giới từ đơn cực sang lưỡng cực trừ khi nước này tạo ra một liên minh chính thức với Nga."
Bốn lý do khiến Nga-Trung không thể gần nhau
Theo nhiều nhà nghiên cứu, có tất cả bốn lý do khiến Nga-Trung không thể nào xích lại gần nhau. Đầu tiên chính là vì nước Nga hậu Xô Viết yếu hơn nhiều so với Trung Quốc, nên bất kỳ liên minh nào giữa hai nước này cũng sẽ bất cân đối, giống như một "khối không đồng đều". Điều này không nằm trong lợi ích của Nga, và do đó, Nga bất đắc dĩ mới gia nhập vào một liên minh như thế.
Quan điểm thứ hai đề cập về vấn đề nhân khẩu học, làm sống lại "yellow peril" bogeyman ("ông kẹ da vàng nguy hiểm"), câu chuyện gần như đã bị lãng quên ở Nga. Theo câu chuyện này, nếu Nga và Trung Quốc quá gần nhau, các khu vực có ít dân cư của Nga như vùng Viễn Đông và Siberia sẽ bị người Trung Quốc, vốn đang sống trong một quốc gia quá tải về dân số, âm thầm cát cứ. Nga rõ ràng không mong muốn điều này, và do đó sẽ không thể tạo ra một liên minh.
Quan điểm thứ ba cho rằng sự phụ thuộc kinh tế quá mức của Nga đối với Trung Quốc khiến nước này đánh mất đi các mối quan hệ với các nước châu Á khác. Mối quan hệ thân thiết quá mức với Trung Quốc sẽ biến Nga thành một nhà cung cấp năng lượng phụ thuộc nước này, và trong kịch bản xấu nhất, sự phụ thuộc đó có thể tạo ra các áp lực ly tâm mạnh mẽ trong lòng nước Nga, thậm chí dẫn đến hệ lụy chính phủ Nga mất kiểm soát tại các vùng lãnh thổ kém phát triển ở phía đông.
Do đó, rất khó để Nga liên minh với Trung Quốc. Quan điểm thứ tư chính là việc cho rằng giữa Trung Quốc và Nga không hề có lòng tin. Bởi vì họ không tin tưởng lẫn nhau, nên liên minh này khó trở thành hiện thực.
Cả bốn quan điểm trên xuất hiện với nhiều dạng thức, sắc thái khác nhau trong các phân tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai. Một số quan điểm nghe có vẻ thuyết phục vì chúng dựa trên tiền đề hoàn cảnh địa lý, kinh tế, xã hội và nhân khẩu học của các khu vực, trong đó có đường biên giới chung Nga-Trung.Tuy nhiên, khi kiểm chứng một cách chặt chẽ, có thể thấy rằng cả bốn "quan điểm hoang đường" đều thiếu nền tảng thực nghiệm vững chắc.
Đại Thắng - Tri Thông (lược dịch)
Theo_PLO
NATO muốn tăng cường tuần tra gần Nga Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) muốn gia tăng hoạt động tuần tra trên không và trên biển ở khu vực phía đông nhằm giúp liên minh thích nghi với những mối đe dọa mới. Binh sĩ Estonia tham gia cuộc tập trận Hedgehog (Con nhím) 2015 của NATO tại khu huấn luyện Tapa, Estonia, hôm 12/5. Ảnh: Reuters. "Chúng...