Thầy phải là người bị điểm 0, chứ không phải em !
Đã 22 năm tôi về giảng dạy tại Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa nhưng tôi vẫn mãi day dứt trong lòng về việc làm của mình. Hôm nay, tôi muốn nói ra để phần nào mong được sự thông cảm của đồng nghiệp và nhắc bản thân phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định cho điểm học sinh.
Ảnh minh họa
Vào đầu tiết học, như thường lệ, việc đầu tiên là ổn định lớp, tiếp theo là kiểm tra bài cũ. Hôm ấy, tôi gọi một học sinh lên kiểm tra bài môn giáo dục công dân. Em đem vở lên và nói với tôi rằng: “Thưa thầy em chưa học bài”. Tôi không suy nghĩ gì hết cũng không hỏi vì sao em không học bài mà liền vội phán cho em điểm 0, về chỗ hôm sau nộp kiểm điểm.
Hết tiết học, tôi lên phòng giáo viên uống nước mà trong lòng không nghĩ ngợi gì về việc cho học sinh điểm 0 nhưng tôi thật bất ngờ khi em học sinh ban nãy đến trước mặt tôi, nói: “Thưa thầy, thầy tha cho em vì không học bài”. Tôi liền nói: “Không tha gì hết!”. Em nặng nề lê những bước chân ra khỏi phòng giáo viên với tâm trạng đầy thất vọng. Thật sự lúc đó tôi cũng muốn tha cho em nhưng vì trong lòng tôi chỉ nghĩ là mình nghiêm khắc để học sinh sợ mà phải học bài thôi chứ không suy nghĩ gì khác. Không ngờ đến tiết học tuần sau, em học sinh đó nghỉ học. Tôi cũng không hỏi lớp vì sao em đó nghỉ, rồi tuần sau nữa lớp trưởng báo bạn ấy đã nghỉ học luôn. Lúc này tôi mới tự hỏi có phải học sinh đó nghỉ học vì mình cho em ấy điểm 0?
Rồi thời gian dần trôi qua, lớp lớp học sinh rời xa mái trường nhưng tôi cứ nhớ mãi về em học sinh ấy. Tôi thật day dứt và nghĩ giá như hôm ấy mình nói được lời tha thứ cho em thì hôm nay tôi sẽ hạnh phúc biết nhường nào, mặc dù không biết rõ em học sinh đó nghỉ học vì tôi hay không? Nhưng chắc rằng một phần cũng có lỗi của tôi đó là thiếu cân nhắc, máy móc vội vàng khi cho điểm học sinh. Tuy đã muộn khi nói ra điều này nhưng qua việc này tôi mong rằng đồng nghiệp hãy thông cảm cho và ở đâu đó em học sinh ấy hãy thứ lỗi cho thầy, một lời xin lỗi thật sự từ thầy em nhé!
Là giáo viên dạy môn giáo dục công dân mà tôi quên đi phẩm chất khoan dung, tình thương, trách nhiệm của người thầy. Giờ đây tôi mong rằng đồng nghiệp không mắc phải lỗi như tôi. Và tôi càng hiểu ra nghề dạy học không đơn thuần là dạy kiến thức mà là giáo dục nhân cách con người, trong đó vai trò người thầy vô cùng quan trọng.
Nguyễn Văn Lực (giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
Theo TNO
Video đang HOT
Những thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên kết bạn
Thức ăn đóng vai trò chính yếu trong việc làm nặng hơn hay giảm nhẹ các cơn đau dạ dày. Vì vậy trong quá trình chữa trị viêm loét dạ dày thì bạn cần chú ý nên ăn những loại thực phẩm tốt cho quá trình điều trị. Dưới đây là nguyên tắc chế biến thức ăn cũng như những thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên kết thân.
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương tại chỗ niêm mạc dạ dày tá tràng mà cơ chế chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày làm cho niêm mạc dạ dầy bị tổn thương và đồng thời cũng chính acid này làm cho vết thương khó lành và ngày càng loét sâu
Một chế độ ăn uống hợp lý cho người bị viêm loét dạ dầy hành tá tràng có thể làm giảm tiết acid và giảm tác dụng của acid dạ dày đã tiết ra, giúp cho viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển chậm và chóng hồi phục hơn.
Nguyên tắc chế biến thức ăn cho người bị viêm loét dạ dày:
Đối với viêm loét dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn khi đó cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.
Ăn chậm nhai kỹ vì khi nhai sẽ tăng sự bài tiết của nước bọt, có tác dụng làm giảm và bão hoà axít trong dạ dày.
Chế độ ăn đúng giờ đúng bữa, không ăn quá khuya trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ. Không nhịn đói, Không ăn quá no một lúc mà nên chia thành nhiều bữa (4-5 bữa/ngày). Vì ăn quá no sẽ làm dạ dày căng, kích thích tiết nhiều axit. Việc ăn nhiều bữa sẽ giúp cho trong dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa axit.
Các loại thực phẩm được nấu chín, khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, nấu mềm sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và giúp vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng.
Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa: nếu thức ăn đặc, khô quá thì các men tiêu hóa không thấm vào thức ăn để tiêu hóa hết được, ngược lại ăn thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha lõang và sự tiêu hóa sẽ kém đi. Do vậy thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất khi trong bữa ăn chỉ uống 100-200ml nước (canh hoặc nước khác). Mặt khác ăn quá nhiều canh trong bữa ăn vì sẽ làm cho men tiêu hóa bị pha lõang và sự tiêu hóa sẽ kém đi.
Nên ăn canh riêng sau khi đã ăn hết bát cơm vì chan canh ăn lẫn với cơm, sẽ không nhai được kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay
Người bệnh nên ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong để thức ăn còn nóng, tốt nhất là 40-50 độ C. Ở nhiệt độ thích hợp này thức ăn dễ được tiêu hóa, hấp thu và không gây kích thích. Thức ăn nguội lạnh làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và co bóp mạnh hơn.
Những loại thực phẩm nên kết thân:
Những cơn đau dạ dày có thể trở nên nhẹ nhàng hơn nếu biết sử dụng đúng loại thực phẩm. Các bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ghi nhớ và sử dụng những loại thực phẩm này:
Chuối: Trái với lầm tưởng của nhiều người, thật ra chuối là một loại trái cây rất tốt cho người mắc các bệnh về đường ruột vì rất dễ tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưởng cho rằng, ăn 1 trái chuối mỗi ngày sẽ giúp tăng "sức mạnh" cho hệ tiêu hóa. Ở 1 số nước như Ấn Độ công thức làm bánh mì tại nhà đều có thêm thành phần chuối.
Gạo: Nhiều người có mẹo ăn nhiều cơm trắng để giảm nhẹ các cơn đau dạ dày. Trong gạo được cho rằng có các thành phần tự nhiên có tác dụng làm dịu nhẹ các cơn đau. Ngoài gạo, lúa mạch và bột mì cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Táo: Táo là loại trái cây đầy dinh dưỡng, có tác dụng đẩy lùi sự phát triển của hại khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, táo chỉ nên ăn 1 trái/ngày, ăn quá nhiều sẽ gây đầy hơi, tác dụng ngược.
Bánh mì nướng: có tác dụng trung hòa acid tại dạ dày
Cà rốt: Ăn cà rốt sẽ tránh được táo bón, được xem là loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Chất xơ, vitamin A trong cà rốt rất dồi dào. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên các bà mẹ trẻ cho bé tập ăn dặm bằng những khoanh cà rốt luộc chin, vừa bổ dưỡng lại dễ tiêu hóa.
Sữa chua: Dạ dày cần 1 hệ vi khuẩn mới có thể tiêu hóa tốt. Vì thế, thiếu hụt vi khuẩn đường ruột sẽ gây ra các cơn đau. Công thức của sữa chua là một hệ thống tiêu hóa "thu nhỏ" giúp cung cấp đầy đu vi khuẩn đường ruột giúp ích cho sự tiêu hóa. Việc tiêu hóa trơn tru sẽ giúp giảm đi tần suất đau dạ dày.
Sữa, trứng: có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày. Sữa nên uống sữa nóng; trứng nên ăn dạng hấp hoặc cho vào cháo, một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần
Tôm, cá: không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.
Các thực phẩm giàu đạm như: Thịt nạc, cá nạc. nên dùng dưới dạng luộc, hấp, kho, om thì dễ tiêu hóa và hấp thu.
Người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng nên dùng các thức uống như: nước lọc, nước khoáng, nước chè loãng.
Theo PNO
Kinh sợ người bị hổ cắn đến chết Một nhân viên vườn thú Thượng Hải, Trung Quốc bị hổ vồ chết khi đang lau dọn chuồng của nó. Ảnh minh họa 'Vườn thú Thượng Hải phát hiện một nhân viên bị cắn đến chết vào khoảng 10h30 sáng', AFP dẫn thông báo của vườn thú đăng trên trang mạng xã hội Weibo hôm qua (19/12). 'Ông ấy đã chết khi chúng...