Thầy… nuôi dạy trẻ

Theo dõi VGT trên

“Một mai khi em lớn lên/ Đừng quên khi đi nhà trẻ/ Quên cô giáo người nuôi em khoẻ/ Quên cô giáo người chăm em ngoan…”. Cô giáo gần như là một mặc định giới tính nghề nghiệp trong lĩnh vực giáo dục mầm non xưa nay.

Bởi vậy, trong chuyến đi mới đây lên huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, tôi đã ngỡ ngàng trước một lớp mầm non mà người đứng lớp là… thầy giáo.

Nông… Thị Long

“Đến đây rồi thì nên “phượt” một chuyến vào bản có nhiều cái nhất: Xa nhất, nghèo nhất, gia đình đông con nhất và cuối cùng, có thể là nơi duy nhất của cả miệt Tây Bắc này, có một lớp mầm non mà giáo viên là nam giới”. Vế cuối cùng trong lời của ông Hoàng Văn Chính – Chủ tịch UBND xã Thái Sơn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng – đã làm tôi tò mò không cưỡng được.

Sau một buổi xe cài số 1, số 2 trên đường mòn 25km với một bên núi đá tai mèo, một bên vực thẳm, tôi đến Trường Tiểu học Sán Xoáy nằm giữa thung lũng. Ngôi trường nhỏ gồm 3 phòng học và một phòng ở của giáo viên phên tre, mái phibrô ximăng. Ghé mắt nhìn vào lớp học mầm non, tôi thấy ngay một thầy giáo đang đứng lớp đúng như lời của ông chủ tịch xã.

Lúc này, thầy giáo lớp mẫu giáo đang say sưa tập hát cho học sinh. Các cháu hát theo thầy bằng tiếng Kinh, tiếng được tiếng mất. Có những đoạn khó, các cháu nhao nhao: “Thầy ơi, con chưa thuộc…”, “Thầy ơi, hát lại cho con hát theo…”. Tôi tiếp tục theo dõi buổi học. Thầy giáo đang dạy các cháu đọc và viết chữ cái, bỗng một cháu đứng lên: “Thầy ơi, con muốn tiểu…”. Lát sau, thầy đưa cháu vừa đi tiểu xong vào lớp, chưa kịp ổn định lớp đang láo nháo thì một cháu khác đứng lên: “Thầy ơi, con muốn tiểu…”. Cứ thế, lớp mẫu giáo chỉ 16 cháu nhưng không bao giờ yên với lời trẻ ngây thơ, thầy ơi…, thầy ơi…

Nông Văn Long – 25 tuổi, quê ở bản Na Nàng, xã Thái Sơn – là lý lịch trích ngang của thầy giáo mầm non mà tôi vừa gặp. Tôi kiên nhẫn “giấu mình” chờ hơn một tiếng đồng hồ, cho đến khi Long kết thúc buổi lên lớp để bắt chuyện. Nhưng vừa chào hỏi xong Long liền rủ tôi… ăn: “Cứ từ từ đã, có sẵn thịt lợn hong giàn bếp rồi, để tôi đi kiếm thêm ít rau về làm cơm trưa, mình vừa ăn vừa nói chuyện”. Long chạy ra vườn tăng gia hái ít rau cải rồi xuống suối cõng nước.

Loáng một cái là có cơm dọn ra, ngoài tôi và Long, cùng ăn còn có hai thầy giáo Thẩm Văn Thìn và Đăng Xuân Nam dạy lớp 1, lớp 2 cùng trường. Vừa ăn, các thầy vừa “thanh minh” về sự đạm bạc của bữa ăn: “Ở đây là vậy đó nhà báo, mọi thứ đều thiếu thốn, muốn đi chợ mất cả buổi đường, hôm nào có người trong bản ra trung tâm xã thì gửi mua được đồ ăn, còn không thì rau và muối qua bữa”.

Thầy... nuôi dạy trẻ - Hình 1

“Ông bố” Nông Văn Long và 16 đứa con

Dứt chuyện ăn khổ, Long lại kể về những long đong của đời mình. Tốt nghiệp sư phạm mầm non năm 2011, Long đậu đơn và được ký hợp đồng dạy ở Sán Xoáy với mức lương thử việc 1,2 triệu đồng/tháng. Dù ở cùng một xã, nhưng bản Sán Xoáy cách bản Na Nàng nhà Long đến 26km. Xa thế nhưng do mới đi làm, lương thấp, nhà lại nghèo nên không sắm nổi cái xe máy Tàu, mỗi lần về thăm nhà Long lại cuốc bộ hàng giờ liền. “Đã thế, Long còn bị dân bản đùa về giới tính, có người ác khẩu gọi anh là Nông Thị Long” – thầy giáo Thẩm Văn Thìn nói thêm.

Long cười buồn: “Em bỏ ngoài tai hết anh ạ. Cứ nhìn các cháu đến lớp thiếu thốn nhiều, mùa đông lạnh buốt xương mà đi chân đất, áo quần chỉ che kín được da thịt, nhiều hôm có cháu ngất xỉu tại bàn học vì lạnh, vì thiếu ăn nhưng cả năm nay không cháu nào bỏ lớp, thì dù ai nói gì, dù khó khăn thế nào em cũng vượt qua được hết”.

Vui buồn chuyện nghề

Video đang HOT

Bản Sán Xoáy có 27 hộ dân người Mông sinh sống, là nơi xa nhất xã Thái Sơn. Mặc dù đã có nhiều nữ giáo viên lên đây đứng lớp, nhưng không chịu được cái khổ ở miền sơn cước nên đã “hạ sơn” chỉ sau một thời gian. Gần một năm đến với nghề của “phụ nữ”, Long đã trải qua không ít chuyện vui buồn. Ngày đầu Long đến trường, lớp học thì có đấy, nhưng không một bóng học sinh.

Hỏi thầy hiệu trưởng thì Long nhận được câu trả lời rất “trường vùng cao”: Có học sinh hay không thì nhà trường nhờ ở em. Hiểu ý, hôm sau Long một mình đến từng nhà vận động cha mẹ cho các cháu đến lớp. Nhưng chuyện không đơn giản, khi đến nhà ai Long cũng gặp phải lời phản đối: “Ở đây bao đời nay bọn nhỏ có cần học đâu, chúng cần cái bỏ bụng cho căng chứ cái chữ không ăn được”. Đặc biệt khi nghe tin có thầy giáo về dạy mẫu giáo, nhiều người trong bản kéo đến trường thắc mắc: “Thấy trên tivi, dạy mẫu giáo là cô, sao ở đây là thầy? Thầy không tốt cho bọn trẻ đâu, chúng tôi muốn cô dạy giống như ở dưới xuôi…”.

Khó khăn vậy, nhưng Long không nản. Đầu tiên, Long nhờ trưởng bản cùng mình đến từng nhà thuyết phục. Một bữa chưa được thì hai, hai chưa nghe thì ba… Cùng với phân tích thiệt hơn của việc cho con đi học, Long còn nhấn mạnh thông tin tiền hỗ trợ như một cách chiêu dụ hiệu quả. Số là theo quy định của Nhà nước, trẻ em vùng cao như xã Thái Sơn đi học không những không mất tiền học phí mà còn được hỗ trợ mỗi quý 80.000 đồng.

“Đây mới là yếu tố quyết định anh à, lâu nay dân Thái Sơn chưa ai biết khoản tiền này. Cuộc sống ở đây nghèo quá, 80.000 đồng là rất lớn đối với dân bản…” – Long kể, giọng chua chát. Ông Ma A Giùa – phụ huynh cháu Ma Thị Pè, học sinh của Long – cười thú nhận với tôi: “Từ ngày con Pè đi học thầy Long tới giờ, nó không những biết hát, biết nói tiếng Kinh, mà còn mang cả tiền về cho mình, vui lắm…”.

Long bảo, dạy mầm non có những khó khăn, đặc thù, nhưng dạy mầm non cho trẻ vùng cao còn khó khăn gấp trăm lần. “Trẻ con ở đây toàn nói tiếng Mông, một câu tiếng Kinh bẻ đôi cũng không thể. Ngày đầu các em đến lớp, thầy và trò nói hai ngôn ngữ. Thầy nói, trò mặc kệ, trò nói thầy chổng tai nghe cũng không hiểu”. Vậy nên mấy tháng liền, ngày đến lớp, đêm Long vào nhà dân học tiếng Mông. “Bây giờ chưa giỏi, nhưng cũng đủ để giao tiếp với các cháu rồi” – Long khoe. Tôi hỏi: “Là con trai, nhưng sao Long chọn học ngành mầm non, nghề lâu nay thường chỉ dành cho nữ giới?”.

Long cười: “Có ai quy định đó là nghề dành cho nữ đâu? Phụ nữ làm được thì mình cũng làm được chứ”. Rồi Long nhớ lại: “Hồi nhỏ mình không được học mầm non như các cháu bây giờ. Đang theo bố mẹ lên nương thì trưởng bản và thầy giáo mò đến tận nơi bảo mình đi học lớp 1. Học hết tiểu học, rồi đến cấp 2, cấp 3 được ra thị trấn đi học. Ra đó mình mới biết cái gọi là học mầm non. Thấy bọn trẻ đang còn nhỏ mà biết đọc biết, biết viết, mình lại nghĩ tới trẻ con ở xã mình. Vậy là mình đăng ký thi vào mầm non…”.

Tôi vẫn chưa hết thắc mắc: “Dạy mẫu giáo, việc hát và nhất là múa, thì phụ nữ mới dẻo, mới đẹp, còn đàn ông như Long…”, Long cãi ngay: “Đúng vậy, mình không hát hay, múa dẻo như các cô giáo, nhưng bù lại mình có thế mạnh về các trò chơi nên học sinh thích lắm”.

Rồi bất chợt Long trầm ngâm: “Hồi nhỏ mình vốn cộc tính, nhưng từ ngày đi dạy mầm non, mình thay đổi hẳn, lúc nào cũng phải tươi cười, mềm mỏng. Người ta nói dỗ như dỗ trẻ mà anh…”. Bây giờ, Long không những được các cháu yêu quý, mà ngay cả phụ huynh cũng tin tưởng, không còn “kỳ thị” như trước. “Nó dạy con mình giỏi lắm. Mình không ngờ con trai cũng dạy được bọn trẻ múa hát…” – Mùa A Sơn – phụ huynh của cháu Mùa A Dìa, một trong những người từng kịch liệt phản đối “thầy mẫu giáo” – nói.

Trên đường rời bản, dẫu có phần vui với những kết quả thầy giáo Long đem lại cho trẻ con Sán Xoáy sau những nỗ lực bền bỉ của anh, tôi vẫn nặng lòng bởi chuyện người dân ở đây cho con đi học một phần vì nhắm vào 80.000 đồng một quý và còn bởi cái cách người ta trêu anh là “Nông Thị Long”…

Theo lao động

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa

Lớp học khang trang, bàn ghế đẹp đẽ, đồ chơi dành cho các bé lớp mầm, lớp chồi... ở đảo Trường Sa Lớn không khác gì với những lớp học khang trang ở những thành phố trong đất liền.

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa - Hình 1

Trường Sa Lớn - "thủ đô" của quần đảo Trường Sa hiện có 4 lớp học: lớp 1, lớp 2, lớp 4 và lớp 5 một lớp mầm non dành cho các bé chưa đến tuổi đi học. Đây là những công dân nhỏ tuổi nhất đang sinh sống trên đảo Trường Sa lớn cùng bố mẹ và các chiến sỹ chốt giữ huyện đảo Trường Sa.

Các anh, chị lớn tuổi được lãnh đạo huyện đảo dành cho một lớp học tiện nghi và khang trang, nằm trong khu vực hành chính của huyện đảo. Tuy nhiên, lớp học này là một lớp học cực kỳ đặc biệt, không ở đâu trong đất liền có.

Mỗi lớp học có hai bộ bàn ghế, và được xếp vuông góc với nhau thành một hình vuông. Bốn tấm bảng được treo trên bốn bức tường trong phòng, mỗi tấm bảng sẽ dành cho một lớp học.

Bàn giáo viên được kê ở ngay cửa lớp. Một tủ đựng sách, dụng cụ học tập kê ở cuối lớp. Một tủ thuốc dự phòng. Trên mỗi tấm bảng, ở góc trên cùng có "Năm điều Bác Hồ dạy" được viết ngay ngắn và đẹp đẽ dòng chữ ghi "ngày... tháng..., năm..." sỹ số của lớp học...

Tất cả đều mới và sạch sẽ. Nền lớp học lát đá hoa. Cửa kính đảm bảo đủ ánh sáng trời, và che chắn được những đợt bão từ biển thổi vào.

Bốn lớp học chung một phòng, vì "sỹ số" của cả bốn lớp học là... hơn 10 học sinh. Các bạn đi học rất chăm, không nghỉ học buổi nào.

Cô giáo Bùi Thị Nhung, quê Khánh Hòa, là cô giáo phụ trách chung của cả bốn lớp. Hàng ngày lên lớp, cô Nhung lo soạn giáo án cho tất cả các lớp, và một mình cô điều hành cả bốn lớp học.

Cô giáo Nhung kể chuyện: môn tiếng Anh, môn Toán có sự giúp đỡ "trợ giảng" của cả đồng chí chủ tịch huyện đảo và phó chủ tịch huyện đảo Trường Sa Lớn. Lớp mầm, lớp chồi của các bé ở liền kề lớp học của các chị lớn tuổi, có nhiều đồ chơi đẹp: nhà búp bê có cầu trượt, giàn đu quay có hình các bạn vịt Donan, bạn hươu sao...

Ngoài thời gian học ở lớp, các bạn nhỏ ở Trường Sa lớn chơi với nhau rất thân, và giúp nhau rất nhiều trong học tập. Các anh chị lớp lớn dạy các em tô màu, hay đưa em bé đi chơi quanh đảo bằng ngựa gỗ... mà không cần ba mẹ đi theo.

Các bạn ở trên đảo Trường Sa Lớn khoe với các cô chú trong đoàn công tác: các bạn học rất vui, cô giáo Nhung dạy dễ hiểu, nhiều bạn có ước mơ sau này sẽ là cô giáo để dạy các bạn nhỏ như mình sau này.

Những hình ảnh về lớp học và các bạn nhỏ trên đảo Trường Sa Lớn:

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa - Hình 2

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa - Hình 3

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa - Hình 4

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa - Hình 5

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa - Hình 6

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa - Hình 7

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa - Hình 8

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa - Hình 9

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa - Hình 10

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa - Hình 11

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa - Hình 12

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa - Hình 13

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa - Hình 14

Những học sinh đặc biệt ở đảo Trường Sa - Hình 15

Theo VietnamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?
11:13:12 24/01/2025
Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?
11:53:40 24/01/2025
Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịchUống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch
10:06:57 24/01/2025
Thiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấyThiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấy
09:59:21 24/01/2025
Hòa Minzy: "Những lúc Hòa mệt mỏi nhất, đau khổ nhất thì anh luôn ở bên cạnh"Hòa Minzy: "Những lúc Hòa mệt mỏi nhất, đau khổ nhất thì anh luôn ở bên cạnh"
09:47:10 24/01/2025
Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?
13:27:15 24/01/2025
Chị dâu nói mua nhà được bố mẹ đẻ cho 500 triệu, trước mặt mẹ chồng, tôi vạch trần âm mưu bòn rút tiền của chị ấyChị dâu nói mua nhà được bố mẹ đẻ cho 500 triệu, trước mặt mẹ chồng, tôi vạch trần âm mưu bòn rút tiền của chị ấy
09:47:10 24/01/2025
Chấn động MXH: Đặng Luân thoát phong sát?Chấn động MXH: Đặng Luân thoát phong sát?
12:56:44 24/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên

Thế giới

15:10:56 24/01/2025
Đây là trở ngại pháp lý đầu tiên đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bối cảnh nhà lãnh đạo đang cố gắng đảo ngược một loạt quy định nhập cư của Mỹ.
Người phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồng

Người phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồng

Netizen

15:01:43 24/01/2025
Năm 2023, một vụ trộm hàng ở siêu thị đã được tòa án quận Phong Đài, Bắc Kinh, Trung Quốc xét xử công khai. Nghi phạm lợi dụng sơ hở trong khâu thanh toán của siêu thị để thực hiện hành vi gian lận của mình nên đã bị pháp luật trừng phạ...
Ái nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàng

Ái nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàng

Sao việt

15:01:24 24/01/2025
Nhật Kim Anh công khai hình ảnh một người chuyển khoản cho nhóc tỳ số tiền 200 triệu đồng và rất nhiều trang sức bằng vàng.
Triệu Lộ Tư trở lại làng giải trí: Nghi vấn sợ đền bù hàng trăm tỷ đồng

Triệu Lộ Tư trở lại làng giải trí: Nghi vấn sợ đền bù hàng trăm tỷ đồng

Sao châu á

14:53:09 24/01/2025
Sau khi Triệu Lộ Tư đăng tải hình ảnh mới lên trang cá nhân và có kế hoạch trở lại làng giải trí vào ngày 25/1, làn sóng tranh cãi bùng nổ trên mạng xã hội Trung Quốc.
Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Sao âu mỹ

14:49:07 24/01/2025
Shiloh Jolie, con gái của nữ diễn viên Angelina Jolie và tài tử Brad Pitt, thu hút sự chú ý của giới săn tin. Cô con gái 18 tuổi của cặp sao nổi tiếng mặc theo phong cách phi giới tính.
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Lạ vui

14:19:33 24/01/2025
Tardigrades (gấu nước) là loài động vật gần như cực nhỏ có thể sống sót trong một số điều kiện khắc nghiệt nhất trên Trái đất, bao gồm nhiệt độ đóng băng, áp suất nghiền nát và thậm chí cả chân không của không gian.
Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

Pháp luật

13:51:16 24/01/2025
Ngày 24/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Đình Chiến
Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Ẩm thực

13:42:36 24/01/2025
Tai heo ngâm mắm cùng rau củ rất dễ làm, có thể bảo quản lâu, vừa tiết kiệm thời gian chuẩn bị, vừa giúp bữa cơm ngày Tết thêm phong phú và tròn vị.
Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Tin nổi bật

13:13:06 24/01/2025
Một bé gái nặng 3,2 kg bị bỏ rơi trước cổng nhà dân ở Quảng Trị lúc rạng sáng vào ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Trắc nghiệm

12:36:25 24/01/2025
Tử vi tuổi Sửu 2025 cho biết, sự hòa hợp giữa năm Sửu và Tỵ sẽ mang lại một năm tràn ngập hạnh phúc và tiến bộ cho con giáp này. Mặc dù vẫn có một số khó khăn nhưng cũng tiến triển rõ rệt.