Thấy người gặp nạn không cứu, dù thế nào cũng nên thấy xấu hổ
Cứu người có thể gặp nguy hiểm, nhưng thật đáng sợ nếu vì thế mà ta mặc nhiên chấp nhận việc làm ngơ khi có người gặp nạn, coi đó là bình thường, không đáng xấu hổ.
* Ý kiến độc giả không nhất thiết đồng nhất với quan điểm VTC News.
Tôi đọc kỹ các bài viết và bình luận về chủ đề “ra đường có chuyện không ai cứu người” trên VTC News, cảm giác rất buồn khi các ý kiến biện minh cho việc bỏ mặc nạn nhân chiếm tỷ lệ lớn. Vì cứu người có thể bị vạ lây, bị hiểu lầm, bị đánh, bị phiền do công an yêu cầu cung cấp thông tin… nên để yên thân, người ta chọn cách làm ngơ.
Tôi không tin tất cả những người im lặng bỏ đi ấy đều vô cảm. Họ có lo lắng, có thương xót, có mong muốn giúp đỡ. Nhưng trước khả năng bản thân gặp phiền toái, thậm chí là nguy hiểm, họ lựa chọn không hành động. Cũng là con người, lòng mang đầy nỗi sợ, tôi hoàn toàn hiểu, hoàn toàn thông cảm cho sự sợ hãi, sự ích kỷ của họ. Tôi cũng chẳng dám làm anh hùng bàn phím mà tuyên bố rằng nếu là tôi, trong hoàn cảnh đó, tôi sẽ lao vào cứu người bất chấp hiểm nguy. Tuy nhiên, tôi sẽ không có lời nào để biện minh cho mình nếu ngoảnh mặt trước cơn nguy khốn của đồng loại, cho dù 10 người có mặt lúc đó, đến 9 người hành động y như vậy.
Ở vị trí người bị nạn, ai cũng mong mỏi được cứu giúp. (Ảnh minh họa: Internet)
Và tôi không chấp nhận nổi việc coi tệ nạn “thấy chết không cứu” là bình thường, hợp lẽ, là không đáng chỉ trích. Phải nhìn nhận rằng dù thế nào đi nữa, mặc kệ nạn nhân cũng là lựa chọn trái lương tâm. Chúng ta chưa đủ thánh thiện, chưa đủ đức hy sinh để quên mình cứu người thì cũng cần biết xấu hổ, day dứt vì điều đó.
Chúng ta phải tự nhìn nhận rằng mình đang ích kỷ, hèn nhát dù chưa thể khắc phục được điều này, chứ đừng vì số đông cũng hèn nhát như mình mà coi nó là đương nhiên, rồi mắng những người lên án nạn vô cảm là anh hùng bàn phím. Bởi một khi coi chuyện bỏ mặc người bị nạn được coi là đương nhiên, khi câu “ngu gì cứu để mình gặp họa” được coi là chân lý, xã hội sẽ dần dần chẳng còn dấu vết của lòng vị tha nữa. Những chuyện quên mình vì người khác sẽ chỉ còn là chuyện cổ tích xa xôi. Lòng người lạnh giá, ai cũng chỉ biết đến mình thì có khác gì cuộc sống của muông thú trong rừng hoang đâu?
Tôi biết, dù ở xã hội nào thì anh hùng Lục Vân Tiên cũng chỉ là thiểu số. Nhưng để có cái thiểu số quý giá đó, xã hội phải biết trân quý, cổ vũ cho những giá trị này, phải thẳng thắn nhìn nhận việc bỏ mặc người trong hoạn nạn là hèn, là xấu. Nhìn nhận như vậy chính là bắt được bệnh, mà phải bắt được bệnh thì mới mong có ngày tìm ra thuốc chữa.
Và tôi tin rằng dù sự vô cảm đang lan rộng, vẫn luôn có những người biết quên mình vì người khác, lao vào cứu người bị nạn mà không kịp tính toán thiệt hơn.
5 phim Việt lấy cảm hứng từ truyện kể dân gian, "Bắc Kim Thang" trước khi gây sốt ở Rap Việt đã có phim điện ảnh nha!
Chất liệu làm phim lấy ý tưởng từ văn học dân gian từ lâu đã được rất nhiều nhà làm phim Việt khai thác chứ không chỉ riêng "Bắc Kim Thang".
"Siêu Thí Sinh" của chương trình Rap Việt - Ricky Star đã gây bão cộng đồng khán giả với bài dự thi Bắc Kim Thang trong tập 2 lên sóng tối 07/08. Ca khúc Bắc Kim Thang đã mang lại sắc màu khá mới lạ giữa thị trường âm nhạc hiện nay. Bởi vậy mới thấy, những chuyện cổ tích - giai thoại, được kể lại trong tuổi thơ nhiều thế hệ khán giả khi khoác lên mình một sắc màu mới - cách kể chuyện mới sẽ luôn thú vị hơn nhiều. Chẳng trách mà trong phim truyền hình, điện ảnh Việt nguồn ý tưởng đến từ kho tàng văn hóa dân gian của người Việt luôn có chỗ đứng nhất định.
Tiết mục "Bắc Kim Thang" gây sốt của Ricky Star
Không chỉ riêng ca khúc Bắc Kim Thang của Ricky Star được tạo cảm hứng từ những điển tích hoặc sản phẩm văn hóa dân gian, rất nhiều tác phẩm phim ảnh cũng có bắt nguồn từ những câu chuyện được lưu truyền qua nhiều đời người Việt. Từ đó tạo nên những sản phẩm mang đậm hồn Việt và được khán giả háo hức đón nhận.
1. Lục Vân Tiên (2004): "Cẩm nang" làm người của cha ông được tái hiện trên màn ảnh nhỏ
Được phóng tác từ tác phẩm thơ Nôm của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên là câu chuyện về cách đối nhân xử thế sao cho ra dáng quân tử, phải đạo làm người được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đối với các nhân vật trong Lục Vân Tiên, gia thế hay những hành vi sai trái của cả cha mẹ mình cũng không làm mờ đi nhân sinh quan luôn đứng về chính nghĩa của các nhân vật. Võ Thể Loan (Trương Ngọc Ánh) cho dù cha mẹ cô lật lọng, hủy hôn với Lục Vân Tiên chỉ vì anh bị mù nhưng cô vẫn tôn trọng lời hôn ước ngày xưa (tình tiết này được đạo diễn cải biên so với bản gốc). Trịnh Hâm (Cao Minh Đạt) cho dù có cha là quan lớn nhưng vẫn muốn tự lực tự cường, xây dựng sự nghiệp.
Chi Bảo - Hồng Ánh trong Lục Vân Tiên.
Cao Minh Đạt trong vai Trịnh Hâm
Bộ phim truyền hình với sự góp mặt của nhiều tên tuổi chất lượng: Chi Bảo, Hồng Ánh, Cao Minh Đạt, Trương Ngọc Ánh không chỉ góp phần chuyển đổi tác phẩm văn học nổi tiếng trong lịch sử nước Việt thành phim mà còn giúp lưu truyền tinh thần đối nhân xử thế đầy nghĩa hiệp, quân tử của cha ông cho thế hệ sau.
Trương Ngọc Ánh vào vai Võ Thể Loan
2. Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể (2016): Truyện cổ tích Việt được đưa lên màn ảnh rộng
Câu chuyện về hai chị em Tấm - Cám được nhà sản xuất Ngô Thanh Vân hiện thực hóa lên màn ảnh rộng hồi năm 2016. Phim nói về hành trình của Tấm (Hạ Vi) từ một cô gái nghèo trở thành hoàng hậu cùng ý trung nhân của mình. Tấm Cám Chuyện Chưa Kể giữ được tinh thần của điển tích gốc, đó là lòng nhân hậu và sự vị tha, chính nghĩa luôn vượt qua mọi rào cản của kẻ thù.
Poster Tấm - Cám Chuyện Chưa Kể
3. Bắc Kim Thang bản điện ảnh (2019): Câu chuyện chú bán ếch, bán dầu ứng với hai anh em Thiện Tâm - Hai Lầm
Hai anh em Thiện Tâm (Trịnh Tài) - Hai Lầm từ bé vô cùng thân thiết. Lớn lên, cả hai vẫn gắn liền với nhau như hình và bóng. Hai người chính là anh bán dầu, bán ếch trong điển tích Bắc Kim Thang. Sau đó, một trong hai anh em đuối nước và người còn lại sống đắm chìm trong sự tiếc thương. Hai Lầm tuy còn sống nhưng lại tự lừa bản thân, sống trong danh tính của người anh Thiện Tâm đã mất.
Phim Bắc Kim Thang (2019)
Câu chuyện của hai anh em giống như chú bán dầu và chú bán ếch trong điển tích Bắc Kim Thang. Khi chú bán dầu qua cầu mà té xuống sông chết, chỉ còn lại chú bán ếch ở lại mà tiếc thương.
3. Trạng Quỳnh (2019): Tích cưỡi trâu đua ngựa được đưa lên màn ảnh
Phim Tết 2019 - Trạng Quỳnh kể lại câu chuyện về cuộc đời của một nhân vật được dân gian truyền miệng. Nhân vật chính được nam diễn viên trẻ Quốc Anh thể hiện. Trạng Quỳnh là một trong số những phim điện ảnh tái tạo lại một điển tích dân gian được truyền qua nhiều thế hệ người Việt. Trong phim có nhắc đến nhiều mẩu chuyện được lưu truyền về trí khôn của vị Trạng Nguyên được nhiều người ngưỡng mộ. Trong đó phải kể đến lần anh mưu trí sử dụng một con trâu để chiến thắng cuộc đua ngựa vô cùng cam go do sứ thần nước bạn bày ra để làm khó triều đình đất Việt.
Quỳnh (Quốc Anh) và Điềm (Nhã Phương).
Trạng Quỳnh đáng chú ý còn nhờ một tình tiết nhắc đến một thú vui dân gian vô cùng quen thuộc, đó là trò thả diều. Để vẽ một bức tranh bờ cõi nước Việt, Quỳnh họa ra một... con diều và mang nó thả đi thật cao, thật xa. Với lời bình vô cùng ý nghĩa "Cánh diều bay tới đâu, non sông đất Việt vươn tới đó", bức tranh của Quỳnh trong phim vừa tái hiện lại nét văn hóa và tinh thần yêu Tổ quốc của người Việt.
4. Kiều: Chuyển thể từ " Truyện Kiều" quen thuộc đối với mọi thế hệ học sinh
Không biết từ bao giờ mà Truyện Kiều luôn có mặt trong giáo trình môn văn của các thế hệ học sinh. Đối với người Việt, Truyện Kiều - được phổ thơ bởi đại thi hào Nguyễn Du dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện ( Thanh Tâm Tài Nhân). Có thể coi Truyện Kiều là một tác phẩm có giá trị văn hóa rất lớn trong kho tàng văn học Việt. Với hơn 3000 câu thơ lục bát, từng lời văn trong Truyện Kiều đều là nguồn cảm hứng phân tích của mọi thế hệ học sinh suốt hàng chục năm qua.
Dự án điện ảnh "Kiều" đang trong quá trình sản xuất.
Với cảm hứng đến từ một tác phẩm văn học đồ sộ về hàm ý, nội dung như thế, nhà sản xuất Mai Thu Huyền đã quyết định tái hiện tác phẩm Truyện Kiều trên màn ảnh với cái tên ngắn gọn: Kiều. Phim đang trong quá trình sản xuất và chờ ngày ra rạp.
5. Trạng Tí : Thần Đồng Đất Việt đậm bản sắc làng quê Việt Nam
Tập hợp từ nhiều điển tích dân gian Việt Nam khác nhau, thương hiệu Thần Đồng Đất Việt và cậu bé Trạng Tí kháu khỉnh, thông tuệ hơn người từ lâu đã đi vào lòng khán giả. Cũng nhờ bàn tay tài hoa của Ngô Thanh Vân, Trạng Tí sắp được dịp ra mắt khán giả dưới dạng phim điện ảnh. Xuất hiện nhiều bối cảnh Việt Nam hùng vĩ cùng dàn nhân vật nhí tươi trẻ, tài năng, phim hứa hẹn sẽ tái hiện lại nhiều phút giây giải trí hồn nhiên, thú vị nhưng vẫn đậm bản sắc dân gian Việt Nam.
Một trong những hình ảnh đầu tiên của "Trạng Tí".
Trailer "Trạng Tí"
Có thể thấy là chất liệu dân gian được các nhà làm phim Việt khai thác ngày một nhiều hơn. Đây cũng là minh chứng cho thấy rằng chúng ta không phải tìm đâu xa để lấy cảm hứng cho những sản phẩm nghệ thuật, giải trí sáng tạo. Ngay ở sân nhà, từ những câu chuyện cổ tích, văn học cổ xưa đã chứa đầy những điều thú vị chờ được khai thác.
Chỉ có mảnh đất nhỏ xíu nhưng chủ nhân vẫn đam mê xây nhà đủ 2 tầng, làm xong ai cũng đứng hình vì quá... tí hon Hình ảnh về ngôi nhà đặc biệt đang được cư dân mạng chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội. Câu chuyện về những ngôi nhà với những chi tiết đặc biệt luôn khiến các chủ nhân của chúng trở nên nổi bật hơn bao giờ hết. Và mới đây, dân tình có chia sẻ về một ngôi nhà mà thoạt nhìn nó...