Thầy ngày càng sợ… trò
Nhiều trường tư sẵn sàng chịu mất thầy chứ không mất trò khiến học sinh được nước làm tới. Trước đây, trò phải sợ thầy nhưng ngày nay thì ngược lại.
Chỉ cần một hành vi chưa đúng chuẩn mực sư phạm, một phát âm ngoại ngữ không chuẩn, lập tức giáo viên trở thành đối tượng cho học sinh đe dọa, cười cợt. Công nghệ hiện đại một mặt khiến những vụ việc như thầy bạo hành trò được phơi bày nhưng cũng là con dao 2 lưỡi khiến không ít học sinh dùng làm phương tiện gây áp lực, đe dọa giáo viên.
Nuốt nước mắt vào lòng
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 4, TP.HCM kể mới đây, trong giờ thể dục, chỉ vì giáo viên nhắc nhở một học sinh xếp hàng ngay ngắn mà em này đã buông một câu chửi thề rất tục tĩu. Giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh đến trường để phối hợp nhắc nhở. Song, thay vì tìm hiểu thì phụ huynh lại xông vào trường đánh cô giáo và đứng giữa đường rêu rao, bôi nhọ đời tư.
Rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh cần được đề cao trong nhà trường.
“Phụ huynh này còn dọa xử giáo viên nếu đì con bà học kém và không lên được lớp; đe dọa quay phim, gọi báo chí nếu thầy cô dám phản ứng lại. Dù giáo viên bị xúc phạm nặng nề nhưng chúng tôi cũng đành im lặng, động viên các thầy cô cố gắng. Dư luận hiện nay khiến chúng tôi tổn thương vì trong bất cứ lý do gì thì lỗi đầu tiên vẫn là người thầy phải chịu trách nhiệm” – vị hiệu trưởng bày tỏ.
Một giáo viên trường quốc tế tại TP.HCM nhớ lại: “Trong giờ học ngữ văn, vì nhắc nhở học sinh tập trung vào bài giảng mà tôi nhận được câu thách thức: “Tiền lương hằng tháng của cô còn không bằng học phí tôi đóng vào trường. Cô cũng chỉ đi làm thuê thôi mà làm gì ghê vậy”. Nghe xong câu trả lời, tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào trong vì hóa ra, học trò chỉ xem mình là người đi làm thuê, làm nghề bán chữ”.
Một người dạy học tại quận Gò Vấp, TP.HCM vẫn còn nhớ lại cảm giác giận run người khi chưa kịp mắng học trò thì ông đã bị học trò đe dọa: “Ông thích xuất hiện trên trang nào?”. Kèm theo đó là chiếc điện thoại đang bật chế độ quay phim.
Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết có một thực tế là hiện nay, khi thầy cô có điều gì bức xúc với các em thì liền bị đe dọa quay phim, ghi âm. Điều này tác động gây không ít đến tâm lý giáo viên khiến người thầy mất tự tin, sợ sệt. Trong khi đó, một bộ phận phụ huynh lại chiều chuộng, nghe lời con. Thay vì tìm hiểu lý do để cùng nhà trường phối hợp tìm cách dạy dỗ con, họ lại quay ra phản ứng.
“Người học phản biện khác với cãi lại thầy. Chẳng hạn, tại các trường quốc tế, khi học sinh muốn tranh luận thì có thể ngồi tại chỗ mà không phải đứng dậy như ở các trường công lập. Tuy nhiên, các em vẫn phải lễ phép và tôn trọng giáo viên. Trong khi đó, hiện nay, không ít người mang tư tưởng thầy cô chỉ là người đi làm thuê, hưởng lương từ tiền học phí của các em, tiền thuế của người dân nên có tâm lý coi thường” – ông Ngai băn khoăn.
Người thầy bị cô lập
Video đang HOT
Ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng THPT Nhân Việt, nhận xét nhiều trường tư thục hiện nay rất sợ mất học sinh vì đây chính là nguồn thu của trường. Chính vì thế, nếu mâu thuẫn thầy – trò xảy ra, chỉ trường nào có kỷ luật nghiêm minh mới sẵn sàng xử lý, đuổi học những em phạm lỗi.
Tuy nhiên, không phải trường tư thục nào cũng làm được điều này. Vì thế, nếu không thể hòa giải thầy – trò thì nhà trường sẵn sàng chấp nhận chọn cách đuổi thầy chứ không thể đuổi học sinh. Chưa khi nào mà vai trò người thầy lại rẻ rúng như thế.
Ông Nguyễn Văn Ngai cho rằng cần phải ngăn chặn tình trạng học sinh lợi dụng công nghệ để đe dọa, tạo áp lực, bêu xấu thầy cô. Khi sự việc xảy ra, người thầy thường bị cô lập.
Ở một góc độ khác, theo ThS Nguyễn Thị Thu Hiền, GV trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, nói sợ thì chưa hẳn nhưng thực tế hiện nay, các em không còn tôn trọng thầy cô như trước. Để xảy ra tình trạng này, trước hết là do phương pháp sư phạm của người thầy chưa đúng, kỷ luật của nhà trường lỏng lẻo, đạo đức của học sinh ngày càng đáng báo động. Trong khi đó, giáo viên chỉ lo dạy cho xong bài mà ít khi nghĩ đến việc rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống.
Đừng để học sinh làm tới
Ông Trần Ngọc Minh, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Văn Tăng (quận 9, TP.HCM), cho rằng cả nước có hàng ngàn cơ sở giáo dục và tất nhiên, trong quá trình dạy học, giáo viên không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng chuẩn mực sư phạm. Công nghệ hiện đại là con dao 2 lưỡi, một mặt khiến GV phải không ngừng hoàn thiện mình nhưng cũng là công cụ để HS tạo áp lực lên thầy cô. Vì thế, cách đưa tin của các phương tiện truyền thông cũng cần có chọn lọc, tránh tình trạng cổ xúy cho học sinh được thể làm tới.
“Người thầy không phải lúc nào cũng đúng. Để quan hệ thầy – trò luôn có sự tôn trọng nhau thì cần rất nhiều sự góp ý đúng đắn của phụ huynh” – một chuyên viên Sở GD-ĐT TP.HCM nhận định.
Theo TTVN
Thầy trò đánh nhau: Bạo lực tái tạo bạo lực
"Những vụ bạo lực được ghi hình chỉ là một phần nhỏ của tảng băng chìm xảy ra trong giáo dục hiện nay", T.S Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục - IRED).
Trong bài viết phân tích hiện tượng "bạo lực học đường nhìn từ góc độ xã hội", Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục - IRED) cho biết: Bạo lực sẽ tái tạo bạo lực, bởi đứa trẻ không những có khuynh hướng là "tái bản" của người lớn trong tương lai mà còn có khuynh hướng "xuất xưởng" sớm những hành vi bạo lực này ngay hiện tại với những người xung quanh.
Dưới đây, chúng tôi giới thiệu nội dung bài viết.
Gần đây, những vụ bạo lực học đường đình đám được quay clip tung lên mạng internet đang làm nóng xã hội, mà vụ gần đây nhất là sự kiện thầy trò hỗn chiến trên bục giảng trước mặt cả một lớp học đã được nhiều người phân tích, báo động về một tình trạng xuống cấp của luân lý, đạo đức xã hội.
Ảnh minh họa
Trước hết phải nói rằng, những vụ bạo lực được ghi hình này chỉ là một phần nhỏ của tảng băng chìm xảy ra trong giáo dục hiện nay. Hậu quả của những sự kiện tiêu cực này đụng chạm đến nhiều khía cạnh của xã hội hiện tại và tương lai, chứ không chỉ liên quan đến các cá nhân của từng vụ việc.
Quan niệm "thương cho roi cho vọt" là tiêu cực
Theo dõi những tranh luận xung quanh các clip, tôi thấy một số lớn người dân vẫn chấp nhận chuyện "thương cho roi cho vọt" trong phương cách giáo dục trẻ nhỏ tại gia đình hay trong nhà trường.
Thậm chí có nhiều người còn xem đây là một phương pháp truyền thống mang tính văn hoá. Những ông thầy bà cô dùng roi vọt với học sinh có lẽ cũng có não trạng này. Có thể họ nghĩ rằng hành vi đánh đập học sinh của họ là phù hợp với đạo đức xã hội, hay chí ít cũng không phải là điều gì đó quá xấu xa đáng lên án.
Theo tôi, cách thức dạy dỗ roi vọt này chẳng phải là truyền thống gì riêng của Việt Nam, mà chỉ là sự chậm tiến trong nhận thức gắn liền với một xã hội chậm phát triển.
Bởi lẽ, chẳng cứ gì ở ta mới có câu "thương cho roi cho vọt", mà ở Tây cách đây hơn sáu mươi năm về trước cũng đã tồn tại quan niệm "thương nhiều, trừng phạt nhiều" (qui aime bien, chatie bien).
Quan niệm trừng phạt kiểu người roi voi búa này đã ngự trị trong cách giáo dục của người Pháp một thời cho đến khi bị các nhà xã hội học, phân tâm học xem là cách giáo dục tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ nhỏ, cũng như xem cách thức giáo dục bạo lực là một phần nguyên nhân quan trọng của những bạo lực xảy ra ngoài xã hội nói chung.
Kết quả các nghiên cứu này dẫn đến việc một loạt các nước Châu Âu đã cấm dùng đòn roi trong giáo dục gia đình và nhà trường.
Bạo lực tái tạo bạo lực
Các nhà xã hội học cho rằng, gia đình và nhà trường là những nơi tối quan trọng ảnh hưởng lên nhân cách con người, là những kênh "tái tạo xã hội" chính yếu.
Tái tạo ở đây không chỉ là việc thông qua giáo dục gia đình và nhà trường, thế hệ hiện tại chuyển tải các giá trị đạo đức văn hoá, các chuẩn mực, các tập tính tốt lành của mình cho thế hệ tương lai, mà còn là sự tái tạo cả những điều không hay không tốt cho con em của mình, chẳng hạn như vấn đề bạo lực.
Nghĩa là, nếu cha mẹ dùng roi vọt với con cái, thầy cô dùng vũ lực với học trò, thì những mầm non chịu đòn roi này có khuynh hướng lặp lại đòn roi với thế hệ kế tiếp.
Đứa trẻ không những có khuynh hướng là "tái bản" của người lớn trong tương lai khi đến lượt chúng trở thành cha mẹ hay giáo viên trong cách hành xử với thế hệ kế tiếp, mà còn có khuynh hướng "xuất xưởng" sớm những hành vi bạo lực này ngay hiện tại với những người xung quanh.
Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Pháp đã chỉ ra có đến 80% trong số các cha mẹ có hành vi bạo hành với con cái, thì chính họ cũng đã là nạn nhân của việc bạo hành khi họ còn nhỏ.
Chúng ta hay nói "cha nào con nấy" hay "thầy nào trò nấy", nếu người lớn hành xử với đứa trẻ bằng bạo lực, trẻ sẽ nội tâm hoá tất cả những hành vi bạo lực này, chúng có thể trở thành những đường nét trong nhân cách của trẻ và bộc lộ ra bên ngoài một cách dễ dàng.
Đứa trẻ không những có khuynh hướng là "tái bản" của người lớn trong tương lai khi đến lượt chúng trở thành cha mẹ hay giáo viên trong cách hành xử với thế hệ kế tiếp, mà còn có khuynh hướng "xuất xưởng" sớm những hành vi bạo lực này ngay hiện tại với những người xung quanh.
Hình ảnh học sinh đánh trả thầy sau khi đã bị tát liên tục vào mặt là một ví dụ nhãn tiền về hiện tượng "thầy nào trò nấy" liên quan đến vấn đề bạo lực học đường.
Trong clip thượng cẳng chân hạ cẳng tay trên bục giảng, người đáng trách trước hết là ông thầy.
Hành vi bạo lực quá đáng của thầy không những là nguyên nhân trực tiếp kích động dẫn đến hành vi "lệch chuẩn" của hai em học sinh, mà còn tác động tiêu cực lên tất cả các học sinh trong lớp ở hiện tại và tương lai.
Chắc chắn rằng những cú tát của thầy vào mặt học sinh sẽ chẳng giáo dục học sinh được gì ngoài việc đẩy các em đến sự chai lì trong cảm xúc và hành vi, tạo dấu ấn tiêu cực trên nhân cách của các em.
Một nghiên cứu khác trên đối tượng các học sinh "lệch chuẩn" thể hiện qua những hành vi quậy phá, vô trật tự, không vâng lời, không tôn trọng người khác... đã cho thấy đa số các học sinh này đều có một người cha quá khắt khe, trong khi những người mẹ lại luôn bị ám ảnh rằng họ thiếu quyền hành trên con cái nên thường xuyên có thái độ phòng thủ trước những đứa trẻ.
Như vậy, nếu sử dụng roi vọt trong phương cách giáo dục, roi vọt sẽ kéo dài và lan rộng trong xã hội.
Cũng có nghĩa là, muốn làm giảm thiểu bạo lực hằng ngày xảy ra ngoài xã hội, những người có trách nhiệm cần phải dọn sạch những hành vi bạo lực trong giáo dục gia đình và nhà trường.
Theo TTVN
Tết còn xa với thầy, trò vùng lũ Với các em học sinh, con đường đến trường vẫn đang rất khó khăn, đời sống thầy cô giáo cũng vô cùng chật vật khi cái tết đang cận kề... Đợt lũ lịch sử hồi tháng 10/2013 quét qua một số xã nghèo ở huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) khiến người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng....