Thay huyết tương cứu bệnh nhân COVID-19 bị ‘viêm tủy cắt ngang’ hiếm gặp trên thế giới
Các bác sĩ khoa hồi sức tích cực đã phát hiện ra các dấu hiệu rất điển hình của viêm tủy cắt ngang do COVID-19 như: Yếu liệt vận động chi dưới (sức cơ 1/5) và chi trên (sức cơ 4/5).
GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, chuyên gia hô hấp và hồi sức nội khoa, hiện là cố vấn chuyên môn và bác sĩ điều trị tại Khu điều trị COVID-19 Phú Chánh – BVĐK tỉnh Bình Dương – cho biết, các thầy thuốc vừa cứu bệnh nhân nặng hiếm có trên thế giới.
Bệnh nhân nam 26 tuổi, nhập viện với những triệu chứng điển hình của COVID-19 với sốt, đau họng, ho, tiêu chảy và khó thở.
Sau 2 ngày khởi bệnh, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng yếu liệt hai chi dưới, rối loạn cảm giác chân, tay suy hô hấp tiến triển….
Sức khỏe của bệnh nhân đã hồi phục tốt
Sau khi tiến hành thăm khám, kiểm tra các tổn thương phổi do COVID-19 và tình trạng tổn thương thần kinh, GS.TSKH. Dương Quý Sỹ, BS CKI Huỳnh Trương Anh Đức (Trưởng khu điều trị), BS. Trần Đức Giang, BS. Nguyễn Quang Tiến, BS. Nguyễn Thị Kim Thành và các đồng nghiệp tại Khoa hồi sức tích cực đã phát hiện ra các dấu hiệu rất điển hình của viêm tủy cắt ngang do COVID-19 như: Yếu liệt vận động chi dưới (sức cơ 1/5) và chi trên (sức cơ 4/5).
Bệnh nhân mất cảm giác nông – sâu ở 2 chi dưới và cả hai tay và ngực. Rối loạn hoạt động cơ vòng (khó tiểu và táo bón). Đặc biệt, bệnh nhân có nhịp tim rất chậm (40 lần trở xuống) không đáp ứng với tiêm atropin tĩnh mạch và có nguy cơ rối loạn huyết động rất nguy hiểm (tụt huyết áp).
Với sự chủ trì hội chẩn của GS.TSKH. Dương Quý Sỹ và được sự đồng ý của lãnh đạo BVĐK Bình Dương, bệnh nhân được điều trị bằng lọc máu thay huyết tương, thở máy không xâm nhập và sử dụng các thuốc điều trị COVID-19 theo phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế.
Sau 3 chu kỳ lọc máu thay huyết tương, tình trạng yếu liệt, mất cảm giác và rối loạn cơ vòng của bệnh nhân đã hồi phục gần như 100%.
Video đang HOT
Tình trạng suy nút xoang kháng trị đã hồi phục hoàn toàn với nhịp tim tăng dần theo từng ngày và trở lại hoàn toàn bình thường hiện nay (nhịp tim 86 lần/phút) mà không cần dùng đến thuốc kích thích tim hay vận mạch. Bệnh nhân cũng đã được cai máy thở không xâm lấn và chuyển sang thở oxy gọng mũi sau khi tổn thương phổi trên X quang đã trở về bình thường.
Theo GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, đây là trường hợp hiếm gặp trên thế giới được mô tả ở bệnh nhân mắc COVID-19 bị viêm tủy cắt ngang.
Bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, nguy kịch cần được thăm khám kỹ, khai thác bệnh sử chi tiết, thực hiện chăm sóc bệnh nhân toàn diện, thực hiện đầy đủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế, sẽ cứu sống bệnh nhân, giúp người bệnh mau chóng hồi phục và tránh được những triệu chứng – di chứng của hội chứng hậu COVID-19 về sau.
TPHCM 3/9: Nhiều dấu hiệu tích cực, hơn 4.000 bệnh nhân Covid-19 xuất viện
Trong vòng 24 giờ qua, TPHCM ghi nhận hơn 4.000 bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị khỏi, xuất viện. Số bệnh nhân Covid-19 tử vong giảm xuống dưới 300 ca/ngày trong 2 ngày liên tiếp.
Tính từ 17h ngày 2/9 đến 17h ngày 3/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 14.922 ca nhiễm mới, trong đó TPHCM có 8.499 trường hợp.
Chưa thể trả lời câu hỏi khi nào nới lỏng giãn cách xã hội
Chiều 3/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tổ chức buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Buổi họp báo diễn ra trong bối cảnh diễn biến dịch trên địa bàn đã đạt được một số dấu hiệu khả quan.
Ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM chủ trì buổi họp báo (Ảnh: Quang Huy).
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM, cho biết ngày hôm qua, Quận 7 và huyện Củ Chi đã công bố kiểm soát được dịch bệnh. Một vấn đề được đặt ra là sau khi kiểm soát được dịch, các địa phương này có thể mở cửa lại các hoạt động hay không.
"Quận 7, huyện Củ Chi công bố kiểm soát được dịch không đồng nghĩa với việc sẽ được nhanh chóng nới lỏng các biện pháp. Việc mở lại cần chờ đánh giá tổng thể tình hình dịch bệnh ở toàn TPHCM", ông Phạm Đức Hải khẳng định.
Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM chia sẻ thêm, hiện nay, thành phố chưa thể trả lời được câu hỏi, khi nào có thể nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Toàn địa bàn đang tiếp tục phấn đấu cho chặng đường dài từ nay đến ngày 15/9.
Xem thêm: TPHCM chưa thể trả lời câu hỏi khi nào nới lỏng giãn cách xã hội
Số bệnh nhân Covid-19 xuất viện cao nhất trong hơn một tháng qua
Chiều 3/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tổ chức buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Buổi họp báo diễn ra trong bối cảnh, diễn biến dịch trên địa bàn đã đạt được một số dấu hiệu khả quan.
Biểu đồ số bệnh nhân Covid-19 xuất viện tại TPHCM trong 6 ngày qua.
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM, tiếp tục công bố những dấu hiệu đáng mừng về mặt dịch tễ trong 24 giờ qua.
Cụ thể, trong ngày 3/9, toàn địa bàn có 4.172 bệnh nhân mắc Covid-19 xuất viện, cao nhất trong vòng hơn một tháng qua.
Lần gần đây nhất TPHCM có số bệnh nhân Covid-19 xuất viện trong một ngày vượt mức 4.000 người là hôm 28/7. Thời điểm đó, TPHCM ghi nhận 4.678 trường hợp mắc Covid-19 được điều trị khỏi.
Như vậy, tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 trên địa bàn đã xuất viện từ đầu năm đến nay được nâng lên 120.509 người. Bên cạnh đó, số bệnh nhân Covid-19 tử vong trên địa bàn trong ngày tiếp tục dưới ngưỡng 300 trường hợp.
Xem thêm: TPHCM: Số bệnh nhân Covid-19 xuất viện cao nhất trong hơn một tháng qua
Ra mắt tổng đài chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bệnh nhân Covid-19
Ngày 2/9, dự án Bệnh viện tại nhà đã cho ra mắt tổng đài Tổng đài Chăm sóc sức khỏe tại nhà với đầu số 1900.1277, chính thức hoạt động từ 10h ngày 2/9.
Theo ban tổ chức, hiện số lượng bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại nhà ở TPHCM lên đến hàng chục ngàn ca, nhu cầu có bác sĩ tư vấn và hỗ trợ điều trị là rất lớn.
Ngoài tư vấn trực tuyến, dự án còn hỗ trợ thuốc, máy thở... miễn phí cho bệnh nhân Covid-19.
Theo đó, tổng đài 1900.1277 sẽ tiếp nhận nhu cầu của các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại nhà, kết nối bệnh nhân với y bác sĩ tình nguyện. Sau đó, bệnh nhân sẽ được tư vấn theo hình thức gọi video trực tuyến 1 1 (một bác sĩ tư vấn online cho một bệnh nhân suốt quá trình điều trị).
Ông Nguyễn Tuấn Khởi, Giám đốc điều hành dự án Bệnh viện tại nhà, cho biết: "Mỗi bác sĩ phụ trách tư vấn từng ca suốt quá trình điều trị để tiện theo dõi diễn biến bệnh của bệnh nhân. Trong trường hợp trở nặng thì bác sĩ kết nối với bộ phận điều phối để điều động đội ngũ xung kích đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất, nhanh nhất để chữa trị".
Cứu sống nam thanh niên bị bập dừa nước đâm thủng bụng Trong lúc đốn lá dừa nước, một thanh niên ở Long An trượt chân, bị bập dừa đâm thủng từ hậu môn lên đến vùng bụng. Bệnh nhân bị bập dừa đâm thủng từ hậu môn lên vùng bụng. Ảnh BVCC Trưa 2.9, theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Long An, bệnh viện này vừa phẫu thuật thành công,...