Thầy Hừ “bảo mẫu” ở Ka Lăng

Theo dõi VGT trên

Không có cơ hội để theo dạy đúng chuyên môn, thầy Khò Khò Hừ đã tình nguyện xin dạy học mầm non.

Thầy Hừ bảo mẫu ở Ka Lăng - Hình 1

Thầy Khò Khò Hừ dạy lớp mẫu giáo Lớn, Trường Mầm non Ka Lăng.

Tất cả, thầy đều phải học để trở thành người “ bảo mẫu” thực thụ của những đứa trẻ vùng biên giới Ka Lăng (Mường Tè, Lai Châu).

Muốn đem “cái chữ” về bản…

Chúng tôi đến Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Ka Lăng vào một chiều cuối năm. Vài lớp mẫu giáo của Trường Mầm non xã Ka Lăng đang học nhờ ở đây vì trường cũ đang được đầu tư kiên cố. Những tiếng hát còn ngọng líu ngọng lô của đám trẻ vùng biên vang lên, một người thầy đang nắm tay bọn trẻ, vừa đi vòng tròn, vừa múa hát.

Thầy Pờ Phì Lòng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Ka Lăng chỉ tay nói: “Đó là thầy Khò Khò Hừ, thầy giáo của trường mầm non đấy!”.

Cuối buổi học, tôi được gặp gỡ và tâm sự với thầy Hừ được nhiều hơn, hiểu hơn về cơ duyên đến với nghề “bảo mẫu” cũng như những đặc thù của công việc này.

Ở Mường Tè, ngày trước việc đi học liên tiếp các lớp theo năm học quả thực rất khó khăn. Thậm chí, những người là con em Hà Nhì như thầy để có được con chữ cũng chẳng hề dễ dàng gì. Vì thế, phải mãi đến lúc 30 tuổi, thầy Hừ mới có thể theo học chuyên nghiệp. Năm 2012, thầy Hừ tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Tiểu học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình đúng dịp huyện Mường Tè có đợt tuyển dụng giáo viên. Thầy đã nộp hồ sơ dự tuyển. Thế nhưng, chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên tiểu học đã hết, thầy đành viết đơn, bày tỏ nguyện vọng xin được dạy học ở cấp mầm non. Rồi bắt đầu làm nghề “bảo mẫu” cũng từ đó.

Chẳng phải tự nhiên mà thầy lại theo đuổi cái nghề này trong khi cả bản, cả xã nơi thầy ở, hầu hết bà con đều chẳng muốn thoát ly. Cứ biết chữ rồi thì về nhà “dựng vợ, gả chồng”, xin bố mẹ mảnh nương, vạt đồi rồi sinh con đẻ cái. Thế nhưng, từ nhỏ, hình ảnh về người bố quá cố vẫn đèn sách lên trường dạy chữ đã vô tình “nuôi dưỡng” tình yêu nghề giáo trong thầy.

“Từ nhỏ, tôi đã ngưỡng mộ công việc của bố mình. Bố tôi cũng là một giáo viên tiểu học. Tôi đã lựa chọn nghề giáo cũng là để tiếp tục công việc của cha mình. Cũng chỉ mong muốn sẽ đem cái chữ về cho bản làng thôi chứ chẳng nghĩ sẽ làm điều gì to tát cả”, thầy Hừ nói.

Năm đầu nhận công tác, thầy Hừ được phân công dạy học tại Trường Mầm non Tá Bạ (xã Tá Bạ). Đây là xã mới thành lập trên cơ sở chia tách từ xã Ka Lăng. Vì là thanh niên, trẻ, khỏe nên thầy Hừ được bố trí dạy học ở điểm bản Hà Xi – một bản thuộc diện đặc biệt khó khăn. Ở đây chỉ có người La Hủ sinh sống. Đường từ xã đến bản hầu như không có, chỉ có thể “cuốc bộ”. Mỗi lần lên trường, thầy phải đi từ ngày hôm trước. Rời xã lúc Mặt trời mọc và đến trường lúc Mặt trời đã ngả bóng. Đường khó đi thì chớ, đằng này, mỗi lần “thượng sơn”, thầy Hừ phải gùi theo gần nửa tạ thực phẩm để ăn trong cả tuần, vì ở Tá Bạ không có chợ, cũng chẳng hàng quán.

“Tôi vẫn còn nhớ như in những ngày đầu bước chân lên bản dạy học. Đường sá chẳng có, lại cũng chẳng biết hướng đi nên tôi chỉ men theo đường mòn của con trâu, con bò vẫn hay đi. Nếu không phải là người bản địa thì sẽ chẳng biết lối nào mà đi. Muốn hỏi đường thì cũng chẳng biết hỏi ai, vì ở đây dân sống thưa thớt”, thầy Hừ nhớ lại.

Video đang HOT

“Khi đến nhận lớp, tôi thực sự rất nản vì lớp học chẳng khác gì cái chuồng trâu, chuồng ngựa cả. Trên nền nhà toàn chất bẩn do trâu, bò, ngựa thải ra. Lớp lại ở trên cao nên chẳng có nước để mà dùng. Muốn tắm, gội phải đi hơn 2 cây số, xuống một cái khe sâu để hứng”, thầy Hừ kể tiếp.

Đầu năm học, giáo viên chưa đến, học sinh cũng chẳng về trường. Theo danh sách, lớp học do thầy Hừ quản lý có 19 em. Hỏi mãi, tìm mãi mới biết trong số ngần ấy học trò thì có đứa lên rừng, đứa thì lên nương với bố mẹ, vài đứa xuống khe bắt cá cùng anh chị… Cũng chẳng biết phải làm sao, thầy Hừ đành phải xuống bản làm công tác “dân vận” và đi tìm, rồi “lùa” từng trẻ về lớp để dạy.

Thầy Hừ bảo mẫu ở Ka Lăng - Hình 2

Từ chỗ tự ti, xấu hổ về công việc, thầy Hừ đã tự tin dạy múa hát cho trẻ.

Người “bảo mẫu” thực thụ…

Sau 2 năm gắn bó với đám trẻ ở bản Hà Xi, thầy được chuyển về Trường Mầm non xã Ka Lăng. Về gần nhà đã vui, song điều khiến thầy vui hơn cả, đó là được dạy học cho chính con em dân bản trên quê hương mình.

Là giáo viên nam duy nhất trong trường, những năm đầu, thầy Hừ không tránh khỏi những lúc mặc cảm, tự ti và xấu hổ khi làm công việc của phụ nữ. Sự khởi đầu của thầy Hừ không được suôn sẻ bởi trái chuyên môn đào tạo. Thế rồi, thầy tự đặt mình vào hoàn cảnh của người mẹ để rồi rèn kỹ năng giao tiếp với trẻ.

Công việc của người “bảo mẫu” tuy không phải khuân vác nặng nhọc, song lại được ví như “con mọn”. Một ngày của thầy Hừ bắt đầu từ hơn 6 giờ sáng, thầy có mặt ở trường, đón trẻ rồi điểm danh. Hôm thiếu học sinh, lại phải nhờ hết người này, người khác nhắn nhủ đến gia đình để hỏi lí do vì sao không cho con đi học? Cũng có hôm sợ phụ huynh mải đi nương, bỏ quên con ở nhà thầy Hừ lại nhờ người trông lớp thay, tự mình “phi” lên bản tìm trẻ.

Sau giờ nhận trẻ, thầy cho trẻ học bài. Giữa buổi sáng, tranh thủ lúc trẻ chơi ngoan, thầy lại ra bếp chuẩn bị thực phẩm, đun nấu để làm sao cuối buổi sáng có cơm ăn cho cả lớp.

Lớp mầm non do thầy đảm nhiệm là lớp ghép nhiều độ tuổi, nên khi trẻ ăn xong, thầy lại hướng dẫn các anh chị lớn tuổi hơn trải chiếu, lấy chăn. Các em nhỏ hỗ trợ lấy gối, rồi bảo nhau sắp xếp chỗ ngủ trưa ở ngay trên lớp học. Còn thầy lại lạch cạch rửa bát, đũa, xoong, nồi, đem hong khô để buổi chiều trẻ ăn bữa phụ trước khi về.

Biết là tất cả đều phải học, song cũng chẳng biết phải học ai. Muốn củng cố kỹ năng sư phạm mầm non, thầy Hừ chỉ còn cách học hỏi đồng nghiệp. Khổ nỗi, sóng điện thoại lại phập phù, nên chỉ có thể đợi 2 ngày nghỉ cuối tuần trở về trung tâm xã nhờ đồng nghiệp chỉ bảo.

Vừa học, vừa rèn giũa kỹ năng chăm sóc trẻ, sau ba năm công tác, thầy Hừ đã vượt qua mọi rào cản để trở thành người “bảo mẫu” thực thụ.

“Ban đầu, việc tổ chức múa, hát, hay vệ sinh cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, các cháu ở đây cũng như con của mình vậy. Mình chăm sóc con ra sao thì chăm các cháu như thế. Chứ trong đầu cũng chẳng có giáo án gì cả đâu. Còn kỹ năng dạy trẻ hát, múa… đồng nghiệp truyền lại thì tôi tiếp thu rồi áp dụng. Sau mấy năm cũng thành quen. Và giờ thì với tôi, công việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non đã không còn quá khó khăn như ngày trước”, thầy Hừ nói.

Cô Bùi Thị Hương – Hiệu trưởng Trường Mầm non Ka Lăng – chia sẻ: “Là giáo viên nam, thầy Hừ đã nỗ lực rất nhiều để đảm nhiệm vai trò chăm sóc giáo dục trẻ. Nhiều năm liền thầy hoàn thành tốt nhiệm vụ, được UBND huyện Mường Tè tặng giấy khen. Hai năm học gần đây, thầy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt danh hiệu lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen. Tôi thấy đây là tấm gương tiêu biểu về sự vượt khó để đồng nghiệp noi theo”.

'Ươm chữ' trên đỉnh Đun Pù

Trên đỉnh Đun Pù, xã Nam Xuân, huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa) có một lớp học đặc biệt được dựng lên bằng tranh tre, nứa lá giữa chênh vênh gió núi, mây ngàn.

Lớp học ấy là tấm lòng, là cái tâm của những người thầy đang miệt mài ngày đêm với sự nghiệp trồng người. Bà con dân bản trong vùng vẫn gọi lớp học với cái tên giản dị: nơi "ươm mầm" những con chữ.

'Ươm chữ' trên đỉnh Đun Pù - Hình 1

Lớp học trong sương

Đỉnh Đun Pù mùa này lạnh. Cái lạnh làm những đôi má bầu bĩnh của đám trẻ trong bản ửng đỏ như phải hơi phỏng lửa. Lớp học được dựng bằng tranh tre còn nguyên màu xanh của núi rừng như nép hẳn vào nếp nhà xây bằng gạch nằm sát bên cạnh, mờ ảo trong làn sương sớm.

7 giờ sáng, Lương Thị Thắm, học sinh lớp 2 của điểm trường Đun Pù lọt thỏm giữa mớ áo bông cũ dày sụ, đôi ủng to quá cỡ. Thắm dắt theo đứa em trai Lương Văn Hùng năm nay mới vào lớp mẫu giáo lớn, thận trọng dò từng bước trên con dốc trơn trượt để vào lớp học. Từ xa, trông chúng như hai con cúi bằng vải bông màu nâu đang bị gió và sương mù đẩy lăn chậm chậm ngược về phía đỉnh núi.

Phía sau chúng, bản làng vẫn im lìm, trầm mặc trong làn hơi lạnh. Nếu không có tiếng chó sủa váng lên từ đầu bản, hẳn tôi còn tưởng đây như một bức tranh vẽ đời sống của người dân vùng cao. Bố mẹ xuống chợ từ sáng sớm nên chị em Thắm phải tự thức dậy, làm vệ sinh, ăn sáng và đưa nhau đến điểm trường. Quãng đường từ nhà đến lớp chỉ hơn trăm mét nên chúng có thể thong thả làm mọi việc mà không sợ muộn giờ học. Nhưng đây là câu chuyện của ngày hôm nay.

Chỉ 6 tháng về trước, đa số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo của bản Đun Pù đều phải ở nhà vì đường xuống trường mầm non của xã quá khó khăn. Chỉ cách trung tâm xã khoảng 5 km đường chim bay nhưng lại nằm chênh vênh trên đỉnh núi khiến Đun Pù như một thế giới riêng, tách biệt với bên ngoài. Dù trong suy nghĩ, đa phần các bậc phụ huynh đều muốn con được học cái chữ nhưng mỗi lần đưa con đến trường, họ phải đối mặt với những con dốc hun hút, dựng đứng.

Vào mùa hè, chuyện đi lại của đám trẻ còn đỡ vất vả, nhưng mỗi khi chuyển sang mùa mưa, đặc biệt là vào ngày đông giá, nỗi cực nhọc của mỗi bận đến trường tăng lên gấp bội phần và ẩn chứa cả những rủi ro, hiểm nguy, khiến họ nhụt chí. Những khó khăn ấy như bức tường vô hình được dựng lên để ngăn con em của bản Đun Pù đến trường. Cứ thế, cha mẹ không còn mặn mà với hành trình tìm chữ cho con, những đứa trẻ dần xa rời lớp học.

Là người đã không biết bao lần ngược con dốc trơn trượt, hun hút gió để vào bản vận động các em học sinh quay trở lại lớp, cô giáo Hà Thị Thoa - người phụ trách lớp mầm non tại bản Đun Pù kể cho tôi nghe về những khó khăn mà cô và các đồng nghiệp của mình phải động viên nhau vượt qua. Cứ mỗi độ trời chuyển đông, học sinh trong các lớp ở bậc mầm non và tiểu học của Đun Pù cứ vơi dần. Con em của đồng bào người Thái ở đây vốn sáng dạ và ham học nhưng vì dân bản còn nghèo và những khó khăn như đã nói ở trên khiến các em không thể đến trường.

'Ươm chữ' trên đỉnh Đun Pù - Hình 2

Cô trò lớp mầm non điểm trong lớp học mới được dựng lên bằng tranh tre.

Để duy trì sĩ số, những ngày trời mưa, cô Thoa và các giáo viên trong trường Nam Xuân đã phải thay nhau xuống tận nhà vận động, đưa học sinh quay lại lớp. Nhiều bữa, lên đến lớp thì áo quần của cả cô và trò đều dính đầy bùn đất. Đặc biệt là sau mỗi đợt các em được nghỉ học dài ngày, các cô giáo lại phải vượt núi vào bản để vận động các em đi học trở lại. Để khắc phục tình trạng con em trong bản bỏ học vì đường xa, Trưởng bản Đun Pù đã huy động bà con trong bản vào rừng chặt tre nứa về dựng lớp học tạm ngay bên cạnh điểm trường cũ chật hẹp. Hiện, điểm trường mầm non Đun Pù có 20 cháu nhưng chỉ có 10 cháu được học phòng kiên cố, số còn lại phải học ở căn phòng học tranh tre này.

"Vất vả đấy nhưng nhìn các em đến trường đầy đủ, trong lòng chúng tôi lại trào lên một niềm hân hoan khó tả. Bây giờ có lớp học mới rồi, chúng tôi sẽ là những người chịu khó khăn, để các em có thêm cơ hội"- cô Thoa xúc động nói.

Nỗi lòng người gieo chữ

9 giờ sáng, đỉnh Đun Pù sương vẫn chưa tan hết. Cái lạnh nơi đây như đã thấm vào từng thớ da thịt. Những đứa trẻ dù được mặc áo ấm vẫn co ro trong căn phòng tranh tre trống hoác. Bù lại, tiếng ê a của lũ trẻ vọng lại từ lớp học tranh tre phần nào xóa đi sự ảm đạm của mùa Đông đang hiện hữu. Cách lớp mầm non không xa, có 3 học sinh lớp một và 6 học sinh lớp 2 được học ghép chung một phòng. Học sinh hai lớp quay lưng lại với nhau. Khi cô giáo giảng bài cho lớp này, thì những đứa trẻ ở lớp học kia tự ôn bài. Khi thoảng, vài đứa lớp 2, quay lại cấu vào mạng sườn đứa em đang ngồi đấu lưng với nhau làm rộ lên những tiếng cười giữa buổi học.

Qua câu chuyện với các giáo viên ở điểm trường Đun Pù, họ cho tôi hay: Bản Đun Pù với phần lớn đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Đây là một trong số 36 bản đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa. Địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, nhiều bận, trời rét đến độ, hạt ngô, hạt lúa gieo xuống mà không thể nảy mầm... đã khiến đời sống của đồng bào nơi đây thiếu thốn trăm bề. Bà con sống chủ yếu dựa vào canh tác trên diện tích đất nông nghiệp ít ỏi.

Nói về lớp học tranh tre mới được dựng lên trên đỉnh Đun Pù, cô Trần Thị Chinh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Nam Xuân không giấu được sự lo âu khi cho biết: Mùa Đông ở đây, thời tiết vô cùng khắc nghiệt, liên tục trong nhiều tháng trời, nhiệt độ luôn ở mức dưới 10 độ C.

"Dù cố gắng mở thêm lớp học bằng tranh tre cho các cháu học nhưng chúng tôi vẫn rất lo lắng vì gió bấc vẫn lùa qua các khe liếp, các con sẽ bị lạnh. Có lẽ tới đây, nhà trường sẽ phải trích tiền quỹ, mua bạt về quây quanh phòng để ngăn gió cho các cháu"- cô Chinh trăn trở nói.

'Ươm chữ' trên đỉnh Đun Pù - Hình 3

Đời sống của giáo viên và học sinh tại điểm trường Đun Pù còn gặp nhiều khó khăn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đức Hiếu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Hóa cũng cho biết: Đun Pù là điểm trường đặc biệt khó khăn. Do điều kiện địa hình nên ngành giáo dục của huyện đề xuất chính quyền và các ngành tạo điều kiện cho giáo viên, các em học sinh được dạy và học ngay tại bản. Tuy nhiên, địa phương khó khăn nên hiện khối mầm non có một lớp phải học tạm ở phòng tranh tre.

"Là huyện vùng cao có điều kiện khó khăn, cùng với đó là chế độ chính sách đối với giáo viên còn bất cập nên không thể khuyến khích sinh viên mới ra trường, giáo viên miền xuôi lên công tác. Điều này đang đặt ra những thách thức trong công tác dạy và học ở miền biên viễn này"- ông Hiếu tâm tư.

Cũng theo ông Hiếu, trên địa bàn huyện Quan Hóa hiện còn hơn 30 lớp ghép. Không chỉ thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học mà tình trạng thiếu giáo viên cũng là bài toán nan giải.

Tôi còn nhớ, trong lúc trò chuyện với bà con dân bản Đun Pù, khi nói về lớp học bằng tranh tre được dựng lên bằng chính bàn tay, công sức của họ, có người đã nói vui rằng: "Đây là cái nôi, cái tổ để dân bản ta ươm mầm những con chữ đấy! Dù gió rét còn lùa vào bọn trẻ nhưng tình cảm của các cô giáo sẽ ủ ấm cho các mầm chữ mau chóng lên xanh thôi".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu
05:48:36 20/11/2024
Chồng đi công tác bất thường, tôi âm thầm điều tra thì ngỡ ngàng trước những chuyến xa nhà của anh
06:00:06 20/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ

Tin nổi bật

09:16:39 20/11/2024
Theo thông tin từ Công an tỉnh Phú Thọ, do được nghỉ học nên 10 em học sinh đã rủ nhau đến khu vực bãi bồi sông Thao đoạn thuộc địa phận khu 1, xã Hiền Quan để chơi. Sau đó có sáu em xuống tắm sông, một em bơi được vào bờ còn năm em mất...

Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt

Sức khỏe

09:13:59 20/11/2024
Các chất chống oxy hóa như flavonoid và carotenoid trong củ cải trắng giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, ngăn ngừa quá trình oxy hóa và viêm nhiễm, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Nước Anh đón tuyết đầu mùa

Thế giới

08:59:26 20/11/2024
Khoảng 64 trong tổng số 120 chuyến tàu của công ty đường sắt East Midlands Railway đã bị hủy hoặc chậm ít nhất nửa giờ. Gần 200 trường học ở England và xứ Wales cũng buộc phải đóng cửa do thời tiết lạnh.

Thông điệp Tarot ngày 20/11/2024 cho 12 cung hoàng đạo: Song Tử bốc lá The Lovers, Song Ngư bốc lá Queen of Cups

Trắc nghiệm

08:50:10 20/11/2024
Lá bài Tarot này khuyến nghị rằng đây là thời điểm lý tưởng để bạn bộc lộ và phát huy hết khả năng của mình. Thay vì chờ đợi hay phụ thuộc quá nhiều vào hoàn cảnh bên ngoài, bạn nên chủ động đầu tư vào những mục tiêu của mình.

Sao Việt 20/11: Quang Minh tất bật chăm con ở tuổi 65, Trịnh Kim Chi khoe ảnh cũ

Sao việt

08:05:15 20/11/2024
Quang Minh tất bật làm bố bỉm sữa ở tuổi 65, NSND Trịnh Kim Chi đẹp mơ màng với bức ảnh khi đóng phim lúc trẻ.

Độc đạo - Tập 35: Long còn sống, Phùng bị điều tra về sai phạm

Phim việt

07:54:47 20/11/2024
Trong khi vận chuyển chuyến hàng cuối cho Quân già , Hồng gặp lại Long, hoá ra anh chưa chết, đây chỉ là kế hoạch để dụ hổ ra khỏi hang.

Dùng phương pháp "loại trừ", game thủ Việt tìm ra luôn Game of the Year, Black Myth: Wukong không "cửa"

Mọt game

07:54:32 20/11/2024
The Game Awards vừa công bố các đề cử cho những hạng mục của mình và tất nhiên, điều mà các fan Việt quan tâm bậc nhất vẫn là danh hiệu Game of the Year - nơi chứng kiến sự đua tài của Black Myth

Cặp nam nữ chính viral nhất cõi mạng hiện nay tình đến mức... làm 1 tài tử hạng A bị chỉ trích dữ dội

Sao châu á

07:44:58 20/11/2024
Thái độ ứng xử của 2 nam diễn viên này với cùng 1 bạn diễn nữ khi ở trong cùng 1 hoàn cảnh đang được cư dân mạng đặt lên bàn cân so sánh.

Lạc lối giữa những đồng hoa dã quỳ bất tận ở ngoại ô Đà Lạt

Du lịch

07:29:20 20/11/2024
Từ cuối tháng 10 đến tháng 12, những triền đồi, cung đường ở ngoại ô Đà Lạt khoác lên mình lớp áo màu vàng ươm của hoa dã quỳ nở rộ tạo nên một bức tranh mùa thu tuyệt đẹp.

Đường dây rửa tiền, giúp sức cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật

06:01:09 20/11/2024
Nhóm người ở Việt Nam thu thập, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng để bán cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ở nước ngoài, giúp sức cho hoạt động rửa tiền.

Chị chồng đến chơi còn dúi vào tay tôi 300 triệu, nhưng khi biết lý do tôi ném ngay xuống sàn rồi thẳng tay đuổi chị về

Góc tâm tình

05:56:42 20/11/2024
Tôi sững người với lời đề nghị này. Ngay phút ấy, tôi cầm tiền ném xuống đất rồi đuổi chị chồng về. Vợ chồng tôi lấy nhau 6 năm, đã có với nhau 3 đứa con kháu khỉnh.