Thầy hiệu trưởng suốt 7 năm đứng đón học sinh
Suốt bảy năm qua, cứ 7 giờ sáng, có một thầy giáo dù ngày nắng hay mưa vẫn ra đứng trước cổng trường chào đón học sinh, nhắc nhở phụ huynh chú ý trật tự an toàn giao thông.
Hình ảnh của thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hùng đứng đón học sinh (HS) trước cổng Trường Tiểu học Mê Linh (quận 3, TP.HCM) đã trở nên quen thuộc đối với hàng ngàn HS cũng như người dân sinh sống xung quanh.
“Con xuống xe từ từ thôi”
“Con xuống xe từ từ thôi. Chào mẹ đi con!” – giọng thầy hiệu trưởng cất lên trầm ấm với ánh mắt đầy trìu mến. Học trò tiến lại gần cúi chào thầy rồi mới bước vào sân trường. Đáp lại tình cảm của trò là cái gật đầu đầy ắp yêu thương của thầy giáo.
Em Phan Minh Tú, HS lớp 5A, bày tỏ: “Sáng nào tới trường em cũng được thầy đón ở cổng khiến em rất thích đi học. Thầy hiệu trưởng rất gần gũi, luôn trò chuyện cùng chúng em. Những khi có vấn đề gì khó nói, em đều đến gặp thầy để tâm sự. Thầy đều lắng nghe và đưa ra cách giải quyết một cách phù hợp nhất”.
Là phụ huynh có con đang theo học tại trường, anh Ngô Anh Điệp nói: “Đây chính là một trong những lý do khiến dù phải chuyển nhà xa trường nhưng tôi vẫn quyết định cho con tiếp tục theo học tại đây. Tôi không nghĩ có một thầy hiệu trưởng giản dị và thân thiện như thế. Thầy không chỉ ra cổng trường đón HS mà còn nhắc nhở phụ huynh chúng tôi nên đội mũ bảo hiểm cho con. Thầy còn dành thời gian trao đổi, hỏi thăm, giải đáp những vấn đề thắc mắc của chúng tôi”.
Anh Điệp cũng cho biết thầy Hùng còn thường xuyên tổ chức những cuộc gặp gỡ với ban đại diện cha mẹ HS để hiểu rõ mong muốn của phụ huynh cũng như xin ý kiến về những kế hoạch sắp tới của nhà trường. Chính vì thế những hoạt động mà nhà trường tổ chức luôn nhận được sự đồng tình và ủng hộ của mọi người.
Thầy Nguyễn Văn Hùng đứng đón học sinh trước cổng trường vào buổi sáng. Ảnh: NVCC
Thầy Hùng cùng các học trò tại phòng đọc sách của trường. Ảnh: NQ
Video đang HOT
“Thầy kể chuyện buồn cười lắm!”
Không chỉ là một người hiệu trưởng gần gũi mà thầy còn thường xuyên giáo dục HS qua những câu chuyện rất đời thường.
Thiên Nga, một HS của trường kể: “Em luôn mong chờ tiết chào cờ đầu tuần. Bởi đó là thời gian chúng em được nghe thầy hiệu trưởng kể chuyện. Thầy nói chuyện buồn cười lắm. Đằng sau mỗi câu chuyện luôn mang tính giáo dục.
Có hôm cô lao công nói với thầy rằng cô thấy nguyên một gói xôi ở trong thùng rác. Câu chuyện chỉ có như vậy nhưng thầy biến thành câu chuyện hài hước: Sáng thứ Sáu, thầy đi ngang qua thùng đựng rác. Bỗng nhiên thầy nghe tiếng xì xào. Hóa ra ba chú chuột đang trò chuyện. Nội dung cuộc trò chuyện là bầy chuột khoe với nhau hôm nay tìm được một gói xôi còn nguyên, thơm phức. Tại sao trong thùng rác lại có một gói xôi nhỉ? Thầy biết rồi nhé, có bạn được cha mẹ mua xôi nhưng lén lén vứt đi. Các con ơi, ba mẹ đi làm cực lắm mới có tiền mua đồ ăn sáng. Tụi con phải ăn sáng mới có thể học bài. Thế mà tụi con lại vứt đồ ăn ngon đi để mấy chú chuột ăn mập ú, còn mình thì ốm nheo ốm nhách. Nghe đến đó, chúng em lăn ra cười rũ rượi”.
Cô Trần Thị Thùy Trang, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A, kể khi thầy hiệu trưởng thấy học trò chỉ chào mỗi mình mà quên chào chú bảo vệ, thầy lại nghĩ ra cách để khiến học trò hiểu. Thầy bảo với các em: “Thầy thấy có gì đó bất công làm sao! Các con sáng gặp thầy, ai cũng chào. Thầy vui vì điều đó. Thế nhưng kế bên thầy là ai, là chú bảo vệ luôn đón các con, lại sắp xếp xe cho cha mẹ các con. Chú bảo vệ cũng vất vả lắm. Vì thế thầy mong tụi con khi cúi chào thầy thì chào luôn chú bảo vệ nhé”. Kể từ đó học trò khi tới trường đều thành nếp chào thầy hiệu trưởng, chào luôn chú bảo vệ và các thầy cô.
Thư viện ngay trong phòng thầy hiệu trưởng
Căn phòng làm việc của thầy Hùng tuy hẹp, không có máy lạnh, chỉ có một chiếc quạt điện nhỏ nhưng lại được ngăn làm đôi. Một phần là nơi làm việc của thầy. Và phần còn lại là phòng đọc sách của học trò. Bởi trường có diện tích rất nhỏ với chỉ 15 phòng học và thêm một cái kho để làm nơi chứa vật dụng học tập. Thầy hiệu trưởng quyết định dành ra diện tích phòng mình “để khuyến khích tinh thần đọc sách và tự học của các em”, như thầy Hùng nói. Kể từ đó cứ mỗi khi đến giờ ra chơi, học trò lại vào phòng làm việc của thầy hiệu trưởng đọc sách. Đọc chỗ nào không hiểu, các em bước mấy bước sang hỏi thầy.
NGUYỄN QUYÊN
Theo plo.vn
Đồng loạt cho trẻ nghỉ học vì nghi thực phẩm 'bẩn'
Trong nhiều ngày nay, các lớp học của khu Lâm thuộc Trường Mầm non xã Nam Dương (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) luôn trong tình trạng vắng tanh vì các phụ huynh không cho con em đến lớp do nghi ngờ nhà trường sử dụng thực phẩm "bẩn".
Liên tiếp mua thực phẩm kém chất lượng cho trẻ mầm non
Theo ông Hoàng Ngọc Thanh, Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 5 tuổi thì nguyên nhân bắt nguồn từ việc các phụ huynh bất ngờ phát hiện thức ăn của trẻ có mùi ôi thiu. Vào ngày 22/10, các phụ huynh đã kiểm tra đột xuất bếp ăn thì phát hiện thịt lợn chưa qua chế biến có những viên hạch và là miếng thịt cổ chứ không phải thịt nạc mông như trên thực đơn.
Các phụ huynh đã lập biên bản sự việc và đại diện nhà trường đã phải ký vào các biên bản này. Thế nhưng, chỉ ngay ngày hôm sau, hội phụ huynh ở thôn Lâm tiếp tục kiểm tra đột xuất thì lại phát hiện ra một túi xương lợn bốc mùi ôi thối chuẩn bị được đưa vào chế biến thức ăn cho trẻ.
"Dù có đứng cách xa mấy mét nhưng chúng tôi vẫn ngửi thấy mùi ôi thiu. Bản thân người cung cấp sau đó cũng khẳng định đó là thịt ôi nhưmg không hiểu vì sao nhà trường không ai phát hiện ra? Nếu số thực phẩm này đưa vào chế biến thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với các cháu?", chị Đặng Thị Bé, một phụ huynh lớp 4 tuổi bức xúc.
Được biết, đầu năm học các phụ huynh cũng tổ chức buổi kiểm tra đột xuất và cũng phát hiện nhà trường dùng rau đã úa và thịt có màu nhợt nhạt để chế biến cho trẻ ăn. Tuy nhiên, do các cô giáo đã nhận lỗi và xin nên vụ việc bị bỏ qua, không lập biên bản. Cũng theo nhiều phụ huynh, gần đây một số cháu có biểu hiện đau bụng nhiều hơn có thể do nguồn thức ăn ở đây không bảo đảm.
Xương lợn có mùi ôi thiu
Thịt lợn có dị vật, hạch (ảnh phụ huynh cung cấp)
Ngày 25/10, ông Thanh đã có đơn phản ánh tình trạng này lên Phòng GD-ĐT huyện Lục Ngạn. Ngay sau khi nhận đơn, Phòng đã cử cán bộ về kiểm tra và khẳng định nội dung ông Thanh phản ánh là đúng. Đại diện Phòng GD-ĐT đã yêu cầu nhà trường chấm dứt hợp đồng với đơn vị cung cấp thực phẩm cũ và phối hợp với Hội phụ huynh tìm đơn vị cung cấp mới. Đồng thời yêu cầu Hội đồng kỷ luật nhà trường kiểm điểm Hiệu trưởng Phạm Thị Huyền Ngọc và Hiệu phó Nguyễn Thị Phượng.
Tại công văn trả lời ông Hoàng Ngọc Thanh, bà Trần Thị Minh Sử, Trưởng phòng GD-ĐT Lục Ngạn cũng yêu cầu bà Ngọc và bà Phượng phải nhận trách nhiệm trước phụ huynh vì không giám sát chặt khâu giao, nhận thực phẩm và nghiêm túc kiểm điểm trước Hội đồng nhà trường về thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo.
Cho trẻ nghỉ học để phản đối
Sau khi sự việc xảy ra, Phòng GD-ĐT Lục Ngạn đã tổ chức họp giữa toàn thể phụ huynh và đại diện nhà trường, Phòng GD-ĐT, Đảng ủy, UBND xã Nam Dương. Theo phản ánh của các phụ huynh thì cô Hiệu trưởng và Hiệu phó đã không xin lỗi mà còn thách thức các phụ huynh. Sự việc càng căng thẳng hơn khi nhà trường bất ngờ niêm phong lại nhà bếp đồng thời thông báo trên loa cho các phụ huynh đến đón con về buổi trưa để ăn cơm.
Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn Trương Văn Năm phải đích thân về chỉ đạo mở niêm phong, sự việc mới được giải quyết. Chính vì vậy, trong những ngày gần đây, các phụ huynh ở thôn Lâm đã cho các cháu nghỉ học ở nhà. Ngôi trường vắng tanh, nhiều buổi chỉ có 4-5 học sinh. Ngày 4/12, trường mới chỉ có chưa đầy một nửa số học sinh đến lớp.
Các lớp học vắng tanh do không có học sinh đến lớp (ảnh phụ huynh cung cấp
Trao đổi với Tiền Phong chiều ngày 4/12, bà Trần Thị Minh Sử lại khẳng định, tại các cuộc họp với phụ huynh, bà Ngọc và bà Phượng đã nhận lỗi. Tuy nhiên, các phụ huynh không nhận lời xin lỗi mà yêu cầu phải có biện pháp xử lý thích hợp, cụ thể là phải kỷ luật cách chức và thuyên chuyển công tác của hai người này.
"Về vấn đề xử lý kỷ luật, chúng tôi đã họp Phòng GD-ĐT và thống nhất phương án xử lý là phê bình bằng văn bản trước toàn ngành về trường hợp của bà Ngọc và bà Phượng bởi hành vi của hai người này chưa đến mức phải xử lý kỷ luật, chưa gây ra hậu quả cụ thể. Việc điều chuyển, cách chức hay các biện pháp xử lý khác phải theo các quy trình và thủ tục nhất định. Hiện nay, Ban kiểm tra Đảng ủy xã Nam Dương đang vào cuộc để xem xét mức độ sai phạm về mặt Đảng làm căn cứ xử lý tiếp theo", bà Sử cho biết.
Khu Lâm thuộc Trường mầm non Nam Dương, nơi nhiều lần phát hiện thực phẩm "bẩn"
NGUYỄN TRƯỜNG
Theo Tiền phong
Phụ huynh "tố" nhiều khoản thu, chi thiếu minh bạch tại Trường THCS An Tảo Trường THCS An Tảo (TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) dù mới đi vào giảng dạy từ năm học 2013 - 2014 nhưng nhiều phụ huynh học sinh bức xúc bởi hằng năm họ phải đóng nhiều khoản tiền mang gắn mác "tự nguyện" nhưng thực chất là "bắt buộc". Việc thu tiền hằng năm không hề có phiếu thu và cho đến...