Thầy hiệu phó viết tâm thư nhắn sinh viên không sao nhãng việc học mùa Covid-19
GS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQGHN) gửi tâm thư tới các sinh viên của nhà trường đang học online, phòng chống dịch Covid-19.
Trong thư GS Hoàng Anh Tuấn viết, 3 tuần kể từ khi việc dạy học của thầy và trò Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn chuyển lên “An toàn khu Trực tuyến”, mọi việc đến nay có thể nói hoạt động rất nhịp nhàng.
Những bối rối của thầy trò trong những ngày đầu bỡ ngỡ với những chức năng/function lạ mắt của các nền tảng dạy học đa dạng đã được hóa giải; sự quá tải ở một số nền tảng công nghệ được giải quyết.
Trong sự ngỡ ngàng đôi khi có phần “bối rối” của những ngày đầu lên sóng, sinh viên là những người vất vả hơn. Khi thầy-cô sử dụng đan xen 1-2 platform để dạy nghĩa là sinh viên có thể sẽ phải “tác chiến” trên 5- 7 loại nền tảng công nghệ khác nhau bởi các em thường học nhiều môn với nhiều thầy cô khác nhau.
Tuy nhiên, GS Hoàng Anh Tuấn nhận định: “Thực tế dễ nhận thấy là các em thường thích ứng nhanh hơn các thầy-cô, một sự ngạc nhiên không hề khó hiểu với thế hệ 10x vốn năng động và yêu công nghệ! Xin chúc mừng các em và cảm ơn các em đã luôn chia sẻ với thầy cô, nhà trường!”
Cũng trong 3 tuần qua, trường nhận được phản hồi thường xuyên của các em về điều kiện học tập của bản thân. Điều vô cùng khích lệ là đến nay gần 8.000 sinh viên của nhà trường vẫn tuyệt đối an toàn; các em vẫn giữ liên lạc thường xuyên qua email, group chats…với thầy cô và phòng ban chức năng.
“Mong các em tiếp tục thực hiện công tác phòng dịch tốt theo hướng dẫn để tiếp tục học tập hiệu quả trong chặng đường sắp tới”, vị GS nhấn mạnh.
GS .TS Hoàng Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQGHN).
Theo GS Hoàng Anh Tuấn, phần lớn sinh viên Nhân văn đang ở Hà Nội (ước tính trên 90%) nên điều kiện học tập khá tốt (internet mạnh, truy cập thư viện số LIC của ĐHQGHN rất thuận lợi), cho dù sinh hoạt đôi lúc khó khăn vì không gian chật hẹp.
Một số ít (khoảng dưới 10%) sinh viên trở về quê, gặp một chút khó khăn về điều kiện học tập (thiếu internet, wifi hoặc mạng 3-4G yếu).
“Các em thân mến! Quan điểm của toàn ngành giáo dục cũng như của nhà trường là không để sinh viên nào bị bỏ lại phía sau trong công cuộc giảng dạy online ứng phó với dịch bệnh.
Nhà trường khuyến khích các em cố gắng khắc phục khó khăn để tham gia lớp học (dù đôi khi chất lượng đường truyền ở quê không được tốt), bởi sau mỗi buổi học trực tuyến cùng thầy-cô các em vẫn có cơ hội được xem lại video bài giảng nếu thầy cô sử dụng những platform dạy học chuyên nghiệp, đọc thêm những tài liệu học tập được thầy-cô cung cấp.
Trong trường hợp các em không thể tham dự lớp học vì lý do bất khả kháng (thiếu thiết bị, không có internet), hãy email thông báo về nhà trường để được ghi nhận tình huống. Các em sẽ được trường bố trí học cùng các lớp về sau; các em không lo bị xét học vụ vì thiếu số lượng tín chỉ tối thiểu của học kỳ này”, GS Anh Tuấn động viên.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn lắng nghe, chia sẻ kịp thời tháo gỡ khó khăn và động viên sinh viên của mình.
Trước khi kết thư, phó hiệu trường không quên thay mặt các thầy- cô cập nhật một số thông tin và số liệu chính thức để các em yên tâm với hoạt động của nhà trường. Cụ thể, hơn 300 thầy cô tuyệt vời của USSH chúng ta đang tổ chức hơn 800 lớp học phần cho khoảng 40.000 lượt sinh viên tiếp tục học online trong những tuần tới.
Vui mừng hơn, ngày 23/3 Bộ trưởng GD&ĐT ký văn bản 988 công nhận kết quả học trực tuyến và ngày 27/3 Giám đốc ĐHQGHN vừa ban hành văn bản 944 để hướng dẫn chi tiết hạng mục này.
Chỉ trong đầu tuần tới, các thầy cô phòng Đào tạo sẽ email đến các em nội dung chi tiết văn bản hướng dẫn việc học và kiểm tra, đánh giá…của nhà trường để các em yên tâm học tập. Nỗ lực đã có, chính sách đã rõ, chúng ta nhất định sẽ thành công!
Chuyên gia dự đoán xu hướng (trend forecaster) Li Edelkoort vừa nhận định rằng trong và sau đại dịch covid-19 này, “khả năng ứng biến và sáng tạo sẽ là những tài sản quý giá nhất”. 60 năm qua, các thế hệ sinh viên (đại học) Tổng hợp/Nhân văn đã chứng minh sự ứng biến tuyệt vời của họ, và giờ là lúc các USSHers thế hệ 2K chứng tỏ bản lĩnh, tài năng và sự sáng tạo của mình.
“Chúc các em mạnh khỏe và bình an đi qua mùa dịch với nhiều niềm vui trong cuộc sống và thành công trong học tập!”, Hiệu phó Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn gửi tới sinh viên.
Video: Học trực tuyến thời virus Corona: Làm sao để hiệu quả?
HÀ CƯỜNG
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho sinh viên quốc tế nghỉ hết tháng 3
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thông báo tiếp tục lùi thời gian nhập học đối với sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh quốc tế tại trường.
Công văn do GS.TS Phạm Quang Minh ký ngày 26/2 nêu căn cứ vào tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhà trường tiếp tục lùi thời gian nhập học của sinh viên quốc tế đến cuối tháng 3. Thông tin nới sẽ được nhà trường sẽ cập nhật với các đối tác và đơn vị đào tạo.
Công văn của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Lịch học của các sinh viên Việt Nam sẽ được quyết định vào ngày 28/2 sau cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch viêm đường hô hấp Covid-19 của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Trước đó, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh sau đại học của ĐH Quốc gia Hà Nội được thông báo sẽ quay lại học tập vào 2/3.
Tại TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, TP.HCM, vừa ra thông báo, tiếp tục dừng học tập trung tại các cơ sở của trường đến hết ngày 8/3.
ĐH Y Dược TP.HCM, ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM thông báo cho sinh viên trở lại học tập từ ngày 2/3.
Theo Zing
Thí sinh nào phù hợp ngành khoa học xã hội và nhân văn? Nhu cầu nhân lực qua đào tạo khối ngành khoa học xã hội và nhân văn đến năm 2025 cần 16.200 người/năm. Thí sinh nào phù hợp với ngành học và làm việc trong lĩnh vực này? Thí sinh làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM - Ngọc Dương Vào lúc 14 giờ 30...