Thầy hiệu phó từng chăn trâu thuê nghẹn khóc khi nhắc đến ân nhân
Thầy hiệu phó nghẹn khóc khi nhớ lại cách đây tròn 20 năm, mình nhận được học bổng khuyến tài từ các ân nhân mới có thể thực hiện ước mơ trở thành nhà giáo.
Thầy Nguyễn Văn Cải, hiệu phó Trường THPT Quang Trung, Củ Chi, TPHCM đã nghẹn ngào, không kìm được sự xúc động trong chia sẻ tại Ngày hội truyền thống khuyến học và kỷ niệm 20 năm chương trình học bổng khuyến tài do Hội Khuyến học TPHCM tổ chức sáng 8/11.
Hiện là một thành viên của Hội Khuyến học TPHCM nhưng cách đây tròn 20 năm, thầy Cải là một trong 5 sinh viên đầu tiên đón nhận học bổng 1&1.
Nhiều thế hệ học trò tri ân Phó Chủ tịch Hội Khuyến học TPHCM Lê Minh Ngọc lại lễ kỷ niệm
“Tôi nói bằng ngôn ngữ rất thật của trái tim mình rằng: với hoàn cảnh ngặt nghèo của mình nếu không có Hội Khuyến học, không có các ân nhân, không có học bổng 1&1, không có sự chia sẻ đầy ân tình của thầy cô và xã hội thì cậu bé không cha, mẹ mang bệnh tâm thần, bản thân từng đi chăn trâu, chăn vịt mướn, làm mướn, bán bánh, báo dạo… như tôi khó thực hiện hiện được ước mơ trở thành thầy giáo”, thầy Cải bộc bạch.
Với nỗ lực của bản thân, với những danh hiệu mình đạt được như Nhà giáo trẻ tiêu biểu, Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM, Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng… thầy Cải xin kính tặng lại người mẹ bệnh tật và quý cô chú ở Hội Khuyến học, quý ân nhân.
Được tiếp lửa nên nhiều năm qua, thầy Cải cũng tiếp bước con đường khuyến học ngay nơi mình công tác, sinh sống.
Giây phút xúc động này, thầy Cải xin phép được tri ân “má Ngọc” ( Phó Chủ tịch Hội Khuyến học TPHCM Lê Minh Ngọc – người đã kết nối thực hiện học bổng Khuyến tài-PV) ngay tại chương trình. Cảnh này không hề có trong kịch bản.
Video đang HOT
“Má Ngọc” lên sân khấu, nhiều đứa con ở nhiều thế hệ cùng bước lên thể hiện sự tri ân.
Phó Chủ tịch Hội Khuyến học TPHCM Lê Minh Ngọc đã kết nối, trao học bổng cho 2.175 sinh viên. Những học trò thưở xưa nay đã thành danh vẫn ghi nhớ công ơn của bà, họ đều gọi bà là “má Ngọc”.
Không chỉ người nhận mới hái “quả ngọt” từ quỹ trợ học tập mà những ân nhân, khi gắn bó với học bổng này họ cũng ấm lòng khi thấy những thành quả mình cùng “góp sức”, đón nhận những tấm lòng tri ân.
Bà Nguyễn Kim Tuyên, nay đã qua tuổi 80, đồng hành cùng học bổng Khuyến tài từ những ngày đầu chia sẻ, cách đây 19 năm, bà nhận tài trợ học bổng cho chàng sinh viên Thái Kỳ Tài với hoàn cảnh khó khăn tưởng như phải dừng con đường học tập.
Niềm hạnh phúc của bà là hiện nay Tài là một thạc sĩ, kỹ sư với công việc ổn định và gia đình hạnh phúc.
Bà kể, những sinh viên nhận học bổng chính là những người con của mình. Khi bà phải mổ tim gấp, thuộc nhóm máu hiếm, chính các con đã kêu gọi để tìm những người có cùng nhóm máu; khi chồng bà mất, chính các cháu là người ở bên an ủi, chia sẻ…
Qua 20 năm thực hiện, đến nay học bổng Khuyến tài (còn gọi là học bổng 1&1) đã lan tỏa đến từng khu phố, phường/xã, quận/huyện, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng Thành phố học tập.
Từ 5 sinh viên đầu tiên được nhận học bổng vào năm học 1999-2000, đến nay sau 20 năm thực hiện, chương trình đã trao tặng học bổng cho 28.367 học sinh, sinh viên với tổng số tiền hơn 76,2 tỷ đồng.
Chàng trai không tay Nguyễn Minh Phú, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TPHCM) là một trong hàng ngàn sinh viên nhận học bổng khuyến tài. (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Mô hình không chỉ tạo điều kiện cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống mà còn là cơ hội để phát huy sự chia sẻ.
Nhiều sinh viên từng có hoàn cảnh khó khăn nhưng có nghị lực vươn lên trong cuộc sống, được sự hỗ trợ của Hội Khuyến học TPHCM nên vượt qua khó khăn, nay thành đạt và quay về tham gia chương trình học bổng với tên gọi “Rước bạn đi sau”, tiếp nối truyền thống ý nghĩa này.
Dịp này, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam trao tặng 11 kỷ niệm chương vì sự nghiệp khuyến học và 17 bằng khen cho các cá nhân và tập thể đã có nhiều đóng góp cho phong trào khuyến học, khuyến tài của thành phố.
Ngoài ra, UBND TPHCM cũng quyết định tặng bằng khen cho 1 tập thể và 6 cá nhân.
Thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Sợ nhất là con không đạt nguyện vọng, con bị trầm cảm!
So với kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội, nhiều phụ huynh cảm thấy kỳ thi tốt nghiệp THPT nhẹ nhàng hơn. Thế nhưng, trái ngược với tâm lý của phụ huynh, nhiều thí sinh lại rất áp lực..
Nhiều bố mẹ lo con gắng sức quá trong cuộc đua vào ĐH
Tại điểm thi trường THCS Đống Đa, chị Nguyễn Thị Bình (phố Giáp Nhất, Hà Nội) chờ con thi với tâm trạng âu lo. Chị Bình cho biết, những ngày sát kỳ thi, con gái chị (học trường THPT Quang Trung- Đống Đa) rất căng thẳng. Thậm chí, mấy ngày hôm nay, con gần như thức trắng đêm để học.
Những âu lo của bố mẹ ngoài cổng trường dõi theo con. Ảnh: T.H
"Nguyện vọng của con là ĐH Y Hải Dương và ĐH Y Hải Phòng. Các trường ngành Y thường lấy điểm khá cao, nên con lúc nào cũng tạo áp lực cho mình. Khối B không có nhiều trường để thi. Năm nay, học sinh lại không được thi 2 khối nên những thí sinh khối B như con rất thiệt thòi. Chính vì vậy, con luôn phải gắng sức. Đêm qua, tôi đã nhắc con đi ngủ sớm, để bộ não được nghỉ ngơi, thế nhưng giữa đêm tôi vẫn thấy con ôm sách học. Thực sự, tôi cảm thấy rất thương và lo cho con", chị Bình chia sẻ
Chị Bình cho biết, bản thân chị không quá lo lắng hay tạo áp lực cho con trong kỳ thi này. "Tôi vẫn nói với con, con không phải cố quá. Nếu không đỗ ĐH, con có thể học Cao đẳng ở bệnh viện Bạch Mai. Con vẫn được làm đúng ngành Y mà con yêu thích. Tôi chỉ sợ, khi con quá kỳ vọng vào mục tiêu của mình và khi không đạt được, con sẽ bị trầm cảm. Chỉ cần con khỏe mạnh, có một công việc để làm, đó mới là mục tiêu lớn nhất của người làm bố làm mẹ như tôi".
Ở kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh áp lực khi muốn đạt được mục tiêu của mình. Ảnh: T.H
Cũng giống như chị Bình, chị Nguyễn Thị Kim Liên (Đại La, Hà Nội) cũng không lo lắng về kỳ thi mà lo con quá sức. Con gái chị Liên (học trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội) chỉ mơ thi đỗ trường ĐH Luật Hà Nội. Chính vì thế mà suốt năm học qua, con đã rất chăm chỉ học tập để cố gắng đạt được mơ ước của mình.
"Mấy tháng nghỉ dịch Covid-19 đợt đầu năm, dù không phải đến trường nhưng con vẫn không cho phép mình "ăn ngon ngủ kỹ" ở nhà. Ngày nào con cũng học theo thời gian biểu mà con đặt ra. Trong chặng đua nước rút mới đây, học suốt ngày ở trường, đêm 2 giờ con mới ngủ nhưng 4 giờ sáng con đã đặt chuông dậy học bài. Tôi phải yêu cầu con xuống phòng mẹ để mẹ ép ngủ, thế nhưng cứ đợi mẹ ngủ say con lại dậy học. Con nói, con không thể ngủ được khi lúc nào cũng cảm thấy sốt ruột, lo lắng về việc học".
Bố mẹ lo lắng khi con quá kỳ vọng vào mục tiêu của mình. Ảnh: T.H
Chị Liên cũng thường xuyên động viên con, nếu không đỗ ĐH Luật Hà Nội thì có rất nhiều trường có ngành luật mà con có thể theo học. Thế nhưng, cô con gái chỉ "nhăm nhăm" với mục tiêu mà mình đã đặt ra. "Cũng may là kỳ thi sắp kết thúc. Chứ kéo dài thêm nữa, với việc gắng sức trong thời gian dài của con, tôi chỉ lo sức khỏe của con bị ảnh hưởng. Ở kỳ thi vào lớp 10, bố mẹ sốt sắng bao nhiêu thì con "dửng dưng" bấy nhiêu. Nhưng với kỳ thi tốt nghiệp THPT để tính điểm ĐH này, con cái lại lo lắng, áp lực hết phần bố mẹ. Các con lớn hơn nên cũng trưởng thành hơn. Chỉ có điều, sợ nhất là khi không đạt được mục tiêu của mình, con sẽ cảm thấy sốc, hẫng hụt, tuyệt vọng!", chị Liên chia sẻ.
Thi tốt nghiệp THPT 2020: Vì sao đa số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội? Theo số liệu từ Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 có khoảng 32,9% thí sinh đăng ký bài thi Khoa học tự nhiên và 55,38% thí sinh đăng ký bài thi Khoa học xã hội. Theo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), tính đến 15h chiều 5/7, trên hệ thống thi có 900.152 thí sinh đăng ký dự thi. Trong...