Thầy ‘hành hung’ học trò thì có nên làm thầy?
Lẽ ra trong nhà trường, thầy giáo phải là người có lòng yêu thương trẻ, dạy dỗ các em nhưng sao lại đi “hành hung” học trò của mình?
Đành rằng, có một thời trong nhà trường “đòn roi” là một biện pháp để giáo dục học sinh, nên học trò có câu: “Có những ngày trốn học bị đòn roi”; nhưng thầy cô đánh là để dạy học trò, không phải đánh để hành hạ, để gây thương tích cho học trò.
Thế nên, có thể khẳng định thầy giáo trường THCS xã Quảng Đông (Thanh Hoá) đánh học trò gây thương tích là hành vi không thể chấp nhận trong ngành giáo dục.
Bởi trước hết, việc đó đã vi phạm “Quy định về quy tắc ứng xử của thầy cô giáo, mà trường học nào cũng xây dựng.
Nhưng quan trọng hơn hết là đã vi phạm nghiêm trọng về những hành vi nhà giáo không được làm, đó là: “Xâm phạm thân thể của người học” được quy định ở điều 75 Luật Giáo dục năm 2005; điều 6 Quyết định số: 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 ban hành quy định về đạo đức nhà giáo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và điều 35 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28.3.2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Cậu học trò bị thầy giáo đánh dập khuỷu tay.
Trong nhà trường “hành hung” học trò không phải là bản chất của người thầy và hành vi này phải được xử lý theo điều 21 Nghị định số: 138/2013/NĐ-CP ngày 22.10.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Video đang HOT
Theo đó, khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học, bị: “Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng và đình chỉ giảng dạy từ 1-6 tháng” .
Chưa kể, chỉ vì lý do chai nước ném qua đầu thầy ( nhưng không trúng), dù cố ý hay vô tình nhưng khi học trò đứng lên nhận và xin lỗi thầy, thay vì kìm chế nóng giận thì thầy đã: “tát vào mặt, rồi đá vào bụng, cào cấu vào ngực trầy xước ở cổ và chảy máu” (theo trường trình của phụ huynh học sinh ).
Hành xử như vậy là phản giáo dục, có tính chất côn đồ, cần phải xử lý mạnh tay hơn theo luật pháp để làm gương trong ngành GD&ĐT.
Không thể để hình ảnh người thầy trong nhà trường là nỗi “sợ hãi” đối với học trò, khi các em còn đi học và không phải ngẫu nhiên mà ở các trường Tiểu học và THCS đều có khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui “, có vui học trò mới đi học và sẽ học tốt khi được gặp lại thầy cô, bạn bè mà các em quý mến.
Do đó, hình ảnh thầy “hành hung” học trò trong nhà trường, không những làm mất uy tín và danh dự của người thầy mà còn để lại trong tâm hồn trẻ thơ ký ức không thể quên trong đời về người thầy đó và đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học; khi ra đời sẽ có những hành xử bạo lực.
Thầy cô đừng quên, nghề dạy học là một nghề cao quý trong xã hội, dù thầy cô còn đứng dạy trên lớp hay đã nghỉ hưu, bất kỳ ai nếu biết cũng đều gọi bằng “thầy” với lòng kính trọng. Thế nên thầy cô đừng nóng nảy mà đánh mất hình ảnh cao quý đó.
Thiết nghĩ làm thầy thì không được “hành hung” học trò, mà “hành hung” học trò (dù bất kỳ lý do nào) thì không nên làm thầy.
Có thể nói, thầy giáo “hành hung” học trò ở trường THCS xã Quảng Đông chỉ là hiện tượng cá biệt trong đội ngũ nhà giáo, nhưng đã gây bất bình trong dư luận xã hội, do đó để không đánh mất hình ảnh cao quý của người thầy; tôi cho rằng: Trước hết nhà trường cần tổ chức cho cán bộ, giáo viên cam kết “không xâm phạm ( hành hung) đến thân thể học trò” để nhắc nhở đến trách nhiệm của người thầy trong dạy học, phải là “tất cả vì học sinh thân yêu”, mặt khác nhà trường phải siết chặt hơn nữa kỷ cương, kỷ luật đối với học sinh, xử phạt nghiêm minh và đúng theo quy định của ngành GD&ĐT, để bớt đi hành vi học sinh vô lễ và xúc phạm đến thầy, cô giáo.
Bộ GD&ĐT cần thay đổi công tác tuyển sinh và đào tạo ở các trường Sư phạm, theo đó đầu vào của ngành sư phạm, học sinh được tuyển ngoài tốt nghiệp THPT, phải xét theo học bạ 3 năm học cấp THPT có học lực từ loại khá trở lên và hạnh kiểm phải được xếp loại tốt; mặt khác quá trình học tập và rèn luyện ở trường Sư phạm là tiêu chuẩn để xét cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên; có như thế ngành GD&ĐT trong những năm tới, sẽ có một đội ngũ thầy cô giáo có chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ với đầy đủ những phẩm chất đạo đức trong sáng của người thầy.
Theo Trần Vũ / Lao Động
Không làm được bài, nam sinh lớp 4 bị thầy đánh nhập viện
Không giải được bài toán trên bảng, Đức bị thầy giáo dùng thước gỗ đánh vào mông khiến em phải nhập viện điều trị
Chiều 24/10, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Chương (Nghệ An) cho biết đã đình chỉ công tác 15 ngày đối với thầy Trần Văn Bình - giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Kim Lâm (xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương) - để cơ quan công an làm rõ hành vi đánh học sinh nhập viện.
Trước đó 2 tuần, em Đức được thầy Bình gọi lên bảng làm bài môn Toán. Nam sinh không giải được bài nên bị giáo viên này dùng thước đánh vào mông.
Nam sinh bị thầy giáo đánh. Ảnh: P.H.
Tối cùng ngày, Đức kêu đau, kể cho bố mẹ nghe toàn bộ sự việc và bảo không muốn đi học nữa. Gia đình xoa dầu và đắp thuốc nam cho con nhưng không khỏi.
Ngày 14/10, bố đưa Đức đến Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương khám. Bác sĩ chẩn đoán em bị tổn thương vùng sụn giữa khớp đùi và mông. Nam sinh phải nằm viện điều trị.
Sau đó, ông Xuân (bố nạn nhân) viết đơn gửi ban giám hiệu trường Tiểu học Kim Lâm và Công an xã Thanh Sơn.
Cơ quan công an mời thầy Bình lên trụ sở làm việc, giáo viên này thừa nhận đánh học sinh.
Sau khi sự việc xảy ra, ban giám hiệu nhà trường đã đến thăm hỏi và động viên nam sinh này.
"Nhà trường đang chờ kết quả điều tra từ công an rồi mới đưa ra hướng xử lý", thầy Hoàng Văn Danh - Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Lâm - cho biết.
* Tên học sinh đã thay đổi.
Theo Zing
Yêu cầu xử lý nghiêm hiệu trưởng tát học sinh Em Phạm Huy Hoàng cùng nhóm bạn vào khu vực Trường THCS Phúc Thọ (Nghi Lộc, Nghệ An) cấm để thi công thì bị thầy hiệu trưởng bắt lại, tát hai cái. Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Trọng Hoàn, Phó chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: Chiều 22/3, Sở này làm văn bản yêu cầu lãnh đạo Trường THCS...