Thầy giáo xin ra khỏi ngành sau 16 năm: Không làm tốt, ở lại là tham ô

Theo dõi VGT trên

Sau 16 năm gắn bó với nghề giáo, một giáo viên ở Quảng Ninh chủ động xin ra khỏi biên chế với quan điểm nếu không thể nỗ lực như khả năng vốn có, thì nên dừng lại.

Sau 16 năm công tác, thầy Đoàn Hùng Cường, giáo viên một trường miền núi ở Quảng Ninh quyết định gửi đơn nghỉ việc.

Điều này đồng nghĩa với việc thầy xin ra khỏi biên chế – niềm mơ ước và mục tiêu nỗ lực của không ít người chọn nghề sư phạm.

Xin ra khỏi ngành vì nhiều bất cập

Chia sẻ với Zing.vn, thầy Cường thừa nhận việc rời ngành sau 16 năm là quyết định không dễ dàng. Bản thân thầy còn nhiều tiếc nuối. Tuy nhiên, tại thời điểm này, thầy không còn lựa chọn khác. Nam giáo viên nói còn phải lo cho gia đình.

Trước khi xin nghỉ, thầy Hùng Cường dạy môn Ngữ văn tại trường PTDT Nội trú huyện Bình Liêu, trong khi gia đình lại ở Uông Bí.

Thầy giáo xin ra khỏi ngành sau 16 năm: Không làm tốt, ở lại là tham ô - Hình 1

Lá đơn xin nghỉ việc của thầy Đoàn Hùng Cường.

“Cha mẹ tôi đã già yếu, con cái thơ dại đang cần người chăm sóc. Bản thân tôi ở Bình Liêu cũng phải sống trong cảnh nhà trọ ọp ẹp, điều kiện sinh hoạt tạm bợ, thiếu thốn khiến cho sức khỏe tôi ngày càng suy sụp”, thầy Cường viết trong đơn xin ra khỏi biên chế ngành.

Trên thực tế, nam giáo viên bảo xin nghỉ hoàn toàn không phải vì lương thấp (thu nhập hiện tại là 10,1 triệu đồng). Thầy rời ngành một phần vì nhận thấy môi trường giáo dục hiện tại có nhiều chuyện nhiễu nhương, không còn trong sạch. Ngoài ra, giáo dục cũng thay đổi nhiều.

Theo thầy giáo này, 16 năm trong ngành, ông chứng kiến nhiều bất cập và đã cố gắng cải thiện nhưng lực bất tòng tâm.

Năm 2001, thầy Đoàn Hùng Cường chính thức được nhận vào trường THCS Thị trấn Bình Liêu sau một năm tốt nghiệp đại học. Đến năm 2004, thầy được cử làm chuyên viên phòng GD&ĐT, trở thành một trong những cán bộ trẻ nhất phòng. 5 năm sau, thầy Cường xin trở lại bục giảng.

Ông tâm sự thực tế, ý tưởng xin nghỉ việc hình thành từ năm 2010 khi nam giáo viên trúng tuyển hệ thạc sĩ ĐH Sư phạm Hà Nội nhưng không được chấp nhận cho đi học với lý do huyện Bình Liêu chưa cần đến trình độ thạc sĩ.

Sau đó, tình hình chuyển biến nên thầy được phép nghỉ việc không lương, nhận trợ cấp hơn một triệu đồng/tháng để đi học.

Thầy giáo xin ra khỏi ngành sau 16 năm: Không làm tốt, ở lại là tham ô - Hình 2

Căn phòng trọ của giáo viên 16 năm dạy học.

Năm 2013, thầy Cường nhận công tác tại trường THCS Tình Húc (đã có bằng thạc sĩ). Đến năm 2016, nam giáo viên được thuyên chuyển đến trường PTDT Nội trú huyện Bình Liêu.

Thầy chia sẻ thêm quyết định này nhận được sự ủng hộ từ vợ nhưng lại khiến bố mẹ thất vọng. Thầy là người duy nhất trong gia đình có học vấn cao, vào được biên chế.

“Nhưng nếu tiếp tục nữa, chắc tôi trầm cảm mất. Tôi không thể cố gắng nữa. Cuộc sống lại còn nhiều chuyện phải lo toan”, thầy Hùng Cường tâm sự.

‘Ở lại ngành là tham ô’

Video đang HOT

16 năm tuổi trẻ, thầy Cường gắn bó với giáo dục và miền núi. Trong quãng thời gian ấy, thầy giáo Ngữ văn luôn cố gắng hết sức cho sự nghiệp mình đã chọn.

Ông bảo ngoài công tác giảng dạy chuyên môn, còn thường xuyên vận động quyên góp để hỗ trợ cho giáo dục tại Bình Liêu, đồng thời không quản ngại khó khăn, đến nhà vận động học sinh đi học.

Thầy giáo xin ra khỏi ngành sau 16 năm: Không làm tốt, ở lại là tham ô - Hình 3

Thầy Cường cho biết ngoài giảng dạy, ông còn cố gắng vận động quyên góp, hỗ trợ người dân Bình Liêu.

Đặc biệt, dưới sự dẫn dắt của thầy, lần đầu tiên trường Bình Liêu có học sinh đoạt giải nhì môn Ngữ văn cấp tỉnh. Đây được coi là “hiện tượng” của ngành vì việc học sinh người Tày giành giải cao môn Văn không dễ.

Khi quyết định xin nghỉ, bản thân thầy và học trò đều tiếc nuối nhưng nam giáo viên này nói nếu tiếp tục, thầy cũng không thể làm tốt hơn xưa nên muốn chủ động dừng lại trước khi mình làm không tốt.

Thầy Cường cũng mong các bạn trẻ hiểu rằng biên chế không phải là “tấm thẻ bài thần thánh”, vạn năng. Đại học không phải con đường duy nhất để thành công, giáo dục cần đến sự đổi mới trong dạy học và quản lý.

Vị giáo viên hy vọng mình có thể làm gương, chủ động rời ngành khi không còn làm việc hiệu quả. Đương nhiên, bản thân thầy vẫn hoàn thành tốt trách nhiệm nhà giáo, song không hiệu quả khi so với chính năng lực của bản thân.

“Tiền lương chúng tôi nhận lấy từ tiền thuế dân đóng. Nếu một công chức tự cảm thấy mình không nỗ lực được như khả năng vốn có mà vẫn ngồi ở vị trí đó tức là một dạng tham ô công quỹ”, thầy nêu quan điểm.

Thầy Đoàn Hùng Cường chia sẻ sau khi chính thức rời ngành vào ngày 1/9, thầy bắt tay vào thực hiện giấc mơ trở thành biên kịch, đạo diễn, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông.

Hiện tại, thầy tham gia một dự án truyền thông nhằm quảng bá cho Quảng Ninh. Công việc chắc chắn nhiều áp lực song cựu nhà giáo tin tưởng mình sẽ thực hiện được và có thể lo cho gia đình bằng chính sức sáng tạo của mình.

“17 năm trước, tôi háo hức cầm hồ sơ đi xin việc. Tại thời điểm nhận quyết định thôi việc, tôi cũng háo hức như thế”, thầy Cường nói.

Trao đổi với Zing.vn, thầy Phạm Quang Hồng, Hiệu trưởng trường PTDT Nội trú huyện Bình Liêu, cho biết thầy Đoàn Hùng Cường đã viết đơn và chính thức ra khỏi ngành từ ngày 1/9. Tuy nhiên, thầy Hồng cho rằng thầy Cường chưa nêu hết nguyên nhân xin nghỉ việc trong đơn.

Trên thực tế, thầy Cường còn quản lý một công ty tổ chức sự kiện do gia đình góp vốn thành lập. Việc này cũng không đột xuất.

“Thầy có ý định nghỉ từ vài năm trở lại đây. Năm nay, thầy bảo đã có tuổi, đi lại nhiều không thuận tiện mà công việc tại công ty bận nên quyết định nghỉ”, vị hiệu trưởng cho biết thêm.

Biết thầy Cường đang viết đơn xin nghỉ, trường đã bố trí giáo viên dạy thay. Khi nhận đơn, trường liên hệ với phòng GD&ĐT để điều động giáo viên. Vì thế, việc thầy Cường ra khỏi ngành không ảnh hưởng hoạt động giảng dạy tại trường Bình Liêu cũng như tâm tư, nguyện vọng của các thầy cô trong ngành giáo dục địa phương.

Theo Zing

Vì sao Mỹ chưa hoàn toàn bỏ biên chế giáo viên?

Trong số 50 bang tại Mỹ, chỉ 4 bang bỏ cơ chế giáo viên, 9 bang yêu cầu thử thách 4-5 năm, 32 bang thử thách trong 3 năm và 5 bang thử thách trong 2 năm hoặc ít hơn.

Tùy theo luật giáo dục của từng bang mà điều kiện cấp biên chế giáo viên ở Mỹ khác nhau. Tuy nhiên, đa số giáo viên chỉ cần có chứng chỉ hành nghề và vượt qua khoảng thời gian hợp đồng thử thách.

Trong số 50 bang của Mỹ, 9 bang yêu cầu thời gian thử thách 4-5 năm, 32 bang thử thách trong 3 năm và 5 bang thử thách trong 2 năm hoặc ít hơn. Chỉ 4 bang xóa bỏ biên chế.

Vì sao Mỹ chưa hoàn toàn bỏ biên chế giáo viên? - Hình 1

Kate (trái) luôn nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình trong suốt hành trình đòi thay đổi luật biên chế giáo viên tại bang California. Ảnh: Students Matter.

Ngày càng nhiều người cho rằng biên chế là rào cản học sinh nghèo tiếp cận giáo viên tốt. Họ giải thích quy trình vào biên chế dễ dàng song thủ tục sa thải lại rườm rà và khó khăn. Tuy nhiên, thời gian giải quyết có thể lên đến 10 năm và tiêu tốn khoảng 450.000 USD.

Bên cạnh đó, lý do để sa thải một giáo viên trong biên chế chỉ gói gọn trong một số lỗi như mất tư cách pháp lý, vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức, có những hành vi không chuyên nghiệp, gian lận hoặc lơ là trách nhiệm.

Khi chuyện giảm nhân sự xảy ra, những giáo viên mới thường là những người bị loại. Khảo sát trên 50 bang của Mỹ cho thấy 20 bang xem xét yếu tố thâm niên cùng các yếu tố khác; 10 bang chỉ xem xét yếu tố thâm niên; 18 bang chuyển quyền quyết định cho trường và chỉ 2 bang không xem xét năm công tác.

Gần đây, người dân tại một số bang như California, New York và Minnesota đã đâm đơn kiện lên tòa án và đòi xóa biên chế trong ngành giáo dục.

Vụ kiện lịch sử gây chấn động luật biên chế giáo viên

Mở đầu cho chuỗi kiện tụng luật biên chế giáo viên gây chấn động nước Mỹ là vụ kiện của 9 học sinh đến từ các trường công lập khác nhau trên khắp bang California.

Với niềm tin mọi đứa trẻ trên khắp nước Mỹ đều xứng đáng được hưởng một nền giáo dục chất lượng với những giáo viên giỏi, sau một thời gian vận động, tháng 5/2012, Kate, Brandon, Julia, Daniella, Elizabeth, Beatriz, Herschel, Clara Grace và Raylene đã đệ đơn lên Tòa án bang California và cáo buộc một số luật của bang liên quan chính sách biên chế dành cho giáo viên vi phạm Hiến pháp bang California.

Vụ kiện xác định 5 đạo luật khiến biên chế cho giáo viên gây lãng phí thời gian và tiền bạc của các cấp có liên quan cũng như khiến nhiều học sinh nghèo và học sinh thuộc nhóm người thiểu số phải học cùng những giáo viên kém chất lượng.

Sự hiện diện của những giáo viên thiếu năng lực đồng nghĩa việc học sinh bị từ chối quyền hiến định của họ đối với một nền giáo dục có chất lượng.

Vì sao Mỹ chưa hoàn toàn bỏ biên chế giáo viên? - Hình 2

Thu nhập trong tương lai của những học sinh phải học giáo viên chất lượng kém ít hơn bạn bè khoảng 250.000 USD. Ảnh: Kevin Garrison .

Theo Bộ luật Giáo dục bang California, mọi giáo viên đều có thể vào biên chế sau 2 năm làm hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều giáo viên có thể vào biên chế khi chưa đủ thời gian 2 năm thử thách.

Nguyên nhân đến từ quy định xét biên chế cho giáo viên được thực hiện vào tháng 3, thời điểm trước khi nhiều giáo viên kết thúc thời gian dạy hợp đồng năm thứ 2.

Các luật sư đại diện cho 9 học sinh cho rằng quy trình cấp biên chế cho giáo viên quá dễ trong khi sa thải là điều gần như không thể.

Tuy nhiên, luật sư bào chữa cho liên đoàn giáo viên tại Vergara lập luận rằng biên chế không đồng nghĩa việc làm ổn định đến hết đời. Giáo viên vẫn có thể bị sa thải vì một số lý do nhất định và đúng quy trình.

Bên nguyên thông tin trên thực tế, những giáo viên chất lượng kém sẽ được luân chuyển từ trường này sang trường khác. Mỗi năm, chỉ khoảng 2 giáo viên bị sa thải vì không đạt yêu cầu. Điều này khiến quyền của các giáo viên trong biên chế vượt xa quyền của các công chức khác tại bang.

Hơn nữa, California là một trong 10 bang chỉ xem xét yếu tố thâm niên khi cần giảm nhân sự trong ngành giáo dục.

"Giáo viên mới sẽ phải ra đi dù dạy giỏi ra sao trong khi giáo viên kém nhưng thâm niên cao lại được giữ lại. Logic của quy định này là không thể chấp nhận", đoàn luật sư đại diện cho 9 học sinh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, dựa trên một nghiên cứu được tiến hành trong 4 năm, tiến sĩ Thomas Kane xác nhận học sinh học với giáo viên kém hơn 5% so với tiêu chuẩn khiến chúng bị thụt lùi 9,54 tháng trong một năm học so với bạn bè. Tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp và thu nhập tương lai của chúng cũng thấp hơn.

Ngoài ra, tiến sĩ David Berliner chứng thực rằng 1%-3% giáo viên ở bang California chưa đủ tiêu chuẩn. Kết quả kiểm tra cho thấy số lượng giáo viên chất lượng khoảng 275.000 người. Trong khi đó, giáo viên kém chất lượng là 2.750 - 8.250 người.

Trong cơn bão tranh cãi, Jesse Rothstein và David Berliner, 2 chuyên gia trong ngành giáo dục, nhận định 2 năm chưa đủ để ra quyết định biên chế. Thay vào đó, họ đề xuất kéo dài thời gian thử thách lên thành từ 3 đến 5 năm nhằm thỏa mãn lợi ích của cả giáo viên lẫn học sinh.

Ngày 10/6/2014, sau 2 phiên xử kéo dài 2 tháng, thẩm phán Rolf M.Treu của Tòa án Cấp cao bang California phán quyết những đạo luật mà 9 học sinh đâm đơn kiện đều vi hiến. Chúng gây ra sự bất bình đẳng "gây sốc lương tâm".

Ngay sau quyết định của tòa sơ thẩm, giới truyền thông nhận xét đây là quyết định mang tính bước ngoặt có thể ảnh hưởng cuộc tranh luận tập trung vào biên chế trong cả nước.

Các quan chức đến từ hiệp hội giáo viên chỉ trích phán quyết và cho rằng bên nguyên đơn không đủ chứng cứ để chứng minh các đạo luật này gây hại cho học sinh và phán quyết của tòa sơ thẩm vi phạm một số chức năng lập pháp vốn có.

Vụ kiện tại bang California kéo theo một loạt sự kiện tương tự tại bang New York (tháng 7/2014) và bang Minnesota (tháng 4/2016).

Tuy nhiên, ngày 14/4/2016, toà phúc thẩm đã đảo ngược quyết định của tòa sơ thẩm và cho rằng các đạo luật bị kiện không vi phạm Hiến pháp bang California.

Bên nguyên đơn đã yêu cầu Tòa án Tối cao bang California xem lại quyết định của tòa phúc thẩm và khôi phục quyết định của tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao bang California đã từ chối xem xét lại vụ việc.

Xóa biên chế là lợi bất cập hại

Trước làn sóng đòi bỏ biên chế giáo viên tại Mỹ, Erwin Chemerinsky, Hiệu trường trường Luật Berkeley thuộc Đại học California, nhận định xóa cơ chế này sẽ gây khó khăn cho những trường học có nguồn lực yếu. Giáo viên giỏi sẽ đổ xô về những ngôi trường tốt hơn và gây ra tình trạng mất cân bằng, đẩy mạnh tình trạng phân chia theo chủng tộc.

Trong khi đó, GS Pedro A. Noguera, chuyên gia giáo dục tại Đại học New Yorrk, cho rằng: "Biên chế bảo vệ giáo viên khỏi những sự cố đáng tiếc. Chấm dứt biên chế chỉ làm cho mọi chuyện trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là chuyện khắc phục những sai sót trong một cơ quan công quyền quan trọng".

Đồng tình với quan điểm này, Lily Eskelsen Garcia, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Mỹ (NEA), khẳng định những chính sách như biên chế bảo vệ giáo viên khỏi sự nhũng nhiễu của cấp quản trị. Nó ngăn việc giáo viên giỏi bị sa thải bởi những lý do không minh bạch như bất đồng về tôn giáo, chính trị hay xã hội.

Hơn nữa, những khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao thường không thu hút giáo viên. Vì vậy, duy trì giáo viên ở những ngôi trường này là ưu tiên cao nhất.

Ngoài ra, nhiều giáo viên cho rằng biên chế bảo vệ họ trong những thời kỳ khó khăn về tài chính. Lương của giáo viên có thâm niên luôn cao hơn giáo viên mới. Do đó, nếu tình hình tài chính eo hẹp và không có biên chế bảo vệ, nhà trường có thể sa thải những người có thâm niên để tiết kiệm chi phí.

"Bỏ biên chế giáo viên chỉ gây hại chứ không cải thiện kết quả học tập của học sinh", Liên đoàn Giáo viên bang California tuyên bố.

Tổ chức này giải thích đối với giáo viên hợp đồng, nhà trường có thể đuổi việc họ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trước đó, trường cũng phải thành lập hội đồng xem xét. Một buổi điều trần trước khi sa thải không phải không công bằng cho học sinh.

Bên cạnh đó, học sinh cần một lực lượng lao động ổn định, có kinh nghiệm giảng dạy.

GS Diane Ravitch, chuyên gia giáo dục tại Đại học New York, thông tin không bằng chứng nào cho thấy trẻ đạt thành tích cao hơn nếu học giáo viên không trong biên chế hay học giáo viên trong biên chế sẽ bị điểm thấp.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đờiĐi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đời
05:52:40 08/02/2025
Bị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàngBị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàng
05:46:17 08/02/2025
Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?
07:41:39 08/02/2025
3 mỹ nhân gây nhầm lẫn vì giống công chúa Kpop: Triệu Lộ Tư chưa bằng "trùm cuối"3 mỹ nhân gây nhầm lẫn vì giống công chúa Kpop: Triệu Lộ Tư chưa bằng "trùm cuối"
06:53:43 08/02/2025
Con dâu nổi tiếng keo kiệt bỗng tặng bố chồng cả căn nhà khang trang, mở cửa vào mà chúng tôi sửng sốt với tấm ảnh trên tườngCon dâu nổi tiếng keo kiệt bỗng tặng bố chồng cả căn nhà khang trang, mở cửa vào mà chúng tôi sửng sốt với tấm ảnh trên tường
05:55:54 08/02/2025
Con gái lén lấy trộm tiền lì xì mua Baby Three bị mẹ phát hiện, bà nội xen vào khiến cả nhà rơi vào "thảm kịch"Con gái lén lấy trộm tiền lì xì mua Baby Three bị mẹ phát hiện, bà nội xen vào khiến cả nhà rơi vào "thảm kịch"
06:08:42 08/02/2025
Nữ tướng quân đẹp nhất màn ảnh Trung hiện tại: Nhan sắc cực đỉnh ở phim mới, trời sinh để đóng cổ trangNữ tướng quân đẹp nhất màn ảnh Trung hiện tại: Nhan sắc cực đỉnh ở phim mới, trời sinh để đóng cổ trang
06:23:41 08/02/2025
Uông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yênUông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yên
07:47:04 08/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Belarus

Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Belarus

Thế giới

08:36:53 08/02/2025
Quốc hội Nga sẽ xem xét dự thảo hiệp ước với Belarus cho phép Moscow dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ quốc gia đồng minh này trong trường hợp nhất định.
Lật xe khách tại Phú Yên khiến 3 người chết, nhiều người bị thương

Lật xe khách tại Phú Yên khiến 3 người chết, nhiều người bị thương

Tin nổi bật

08:33:16 08/02/2025
Các cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên đang triển khai cứu hộ, cứu nạn, giải quyết hiện trường vụ lật xe khách trên QL1A, hiện đã xác định 3 người tử vong
Ju Ji Hoon: Thẳng thắn nhưng không bao giờ thô lỗ trên phim trường

Ju Ji Hoon: Thẳng thắn nhưng không bao giờ thô lỗ trên phim trường

Hậu trường phim

08:30:51 08/02/2025
Ju Ji Hoon coi trọng giao tiếp cởi mở trên phim trường, tin rằng những cuộc thảo luận trung thực, không phân biệt cấp bậc sẽ nâng cao chất lượng mọi dự án phim của anh.
3 con giáp năm Ất Tỵ có sự nghiệp bứt phá hơn hẳn so với năm Giáp Thìn, tài khoản liên tục tăng số

3 con giáp năm Ất Tỵ có sự nghiệp bứt phá hơn hẳn so với năm Giáp Thìn, tài khoản liên tục tăng số

Trắc nghiệm

08:30:35 08/02/2025
Hãy xem bạn có nằm trong số những con giáp dưới đây không nhé. 2 tháng đầu năm Ất Tỵ, 2 con giáp tài lộc vượng phát, tài khoản liên tục tăng số, 1 con giáp thận trọng
Nhận miễn phí tựa game trị giá gần 200k trên Steam, đồ họa mãn nhãn người chơi

Nhận miễn phí tựa game trị giá gần 200k trên Steam, đồ họa mãn nhãn người chơi

Mọt game

08:26:59 08/02/2025
Truyền thống này đã kéo dài từ năm 2019 và cho tới nay vẫn chưa hề có dấu hiệu dừng lại. Tất nhiên, không phải trò chơi miễn phí nào từ phía Epic Games Store cũng đều chất lượng và nhận được sự hưởng ứng cao.
Sao Hàn 8/2: Hyun Bin tiết lộ chuyện tình với Son Ye Jin, Dara bị chỉ trích

Sao Hàn 8/2: Hyun Bin tiết lộ chuyện tình với Son Ye Jin, Dara bị chỉ trích

Sao châu á

08:22:38 08/02/2025
Hyun Bin làm tan chảy trái tim người hâm mộ với chuyện tình đẹp như mơ, Dara đối mặt với làn sóng phẫn nộ từ dư luận.
Sao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầu

Sao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầu

Sao việt

08:10:10 08/02/2025
NSND Hồng Vân được khen ngày càng trẻ đẹp sau khi giảm cân, Đàm Thu Trang - bà xã Cường Đô La tiết lộ vướng tin đồn mang bầu lần 3 do lên cân sau Tết.
Kiên Giang lọt danh sách 'Những địa danh thân thiện nhất thế giới'

Kiên Giang lọt danh sách 'Những địa danh thân thiện nhất thế giới'

Du lịch

08:10:07 08/02/2025
Booking.com chính thức công bố 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới trong khuôn khổ giải thưởng Traveller Review Awards lần thứ 13, tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) tự hào góp mặt trong danh sách này.
Không thời gian - Tập 37: Thương đột ngột hi sinh trong khi làm nhiệm vụ

Không thời gian - Tập 37: Thương đột ngột hi sinh trong khi làm nhiệm vụ

Phim việt

08:00:06 08/02/2025
Thương là người chị, người bạn luôn đồng cảm và thấu hiểu và giúp đỡ Hồi mỗi khi cô gặp khó khăn. Nhưng người chị ấy đã đột ngột hy sinh khiến Hồi buồn mãi không nguôi.
Bùng binh tình tay 6 "xoắn não" nhất showbiz Việt: Erik yêu tới 3 cô trong 4 năm, người này yêu người kia "nhức cái đầu"

Bùng binh tình tay 6 "xoắn não" nhất showbiz Việt: Erik yêu tới 3 cô trong 4 năm, người này yêu người kia "nhức cái đầu"

Nhạc việt

07:56:50 08/02/2025
Xem xong MV Dù Cho Tận Thế, người hâm mộ vô tình phát hiện mối quan hệ dây mơ rễ má giữa dàn diễn viên đóng MV.
Phát sốt nhan sắc đẹp đến siêu thực của bạn gái cũ Lee Min Ho sau 3 năm mất hút

Phát sốt nhan sắc đẹp đến siêu thực của bạn gái cũ Lee Min Ho sau 3 năm mất hút

Nhạc quốc tế

07:52:03 08/02/2025
Đấu trường âm nhạc xứ Hàn tháng 2 đang nóng lên từng ngày trước màn đổ bộ của không ít ngôi sao đình đám. 1 trong những cái tên được mong đợi nhất gọi tên Suzy tái xuất vào ngày 17/2.