Thầy giáo vui với món quà 20/11 là bó hoa rừng, vài bắp ngô
8 năm dạy ở trường nội trú của tỉnh Kon Tum, thầy giáo Bùi Đình Trọng chia sẻ rất hạnh phúc khi nhận quà là bắp ngô, hoa rừng…
Học sinh làm gì để tri ân thầy cô ngày 20/11?
Thầy giáo Bùi Định Trọng, trường Phổ thông dân tộc nội trú Kon Rẫy (Kon Tum) chia sẻ bài viết về ngày 20/11.
Đã 8 năm tôi về dạy học ở trường Phổ thông dân tộc nội trú Kon Rẫy, một huyện khó khăn của tỉnh Kon Tum. Học trò là người dân tộc Ba Na, Ca Dong, Xê Đăng…, cái ăn, cái mặc hàng ngày còn thiếu thốn.
Ở đó thầy trò xem nhau như cha con, cũng có khi như người anh, người chị, người bạn. Chúng tôi sống cùng nhau trong tập thể, ăn uống, sinh hoạt như người trong một nhà. Mỗi khi thầy trò ốm đau bất thường đều nương tựa vào nhau.
20/11 là ngày chúng tôi có nhiều kỷ niệm vừa vui, vừa thương cho học trò nghèo. Vào ngày đó, nhà trường thường tổ chức cho giáo viên một bữa tiệc chúc mừng nho nhỏ ấm áp. Học sinh cũng nhộn nhịp, háo hức không kém, nào tập luyện văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo, nào là mua hoa mua quà tặng thầy cô.
Hiểu được sự thiếu thốn của học trò, chúng tôi thường nhắc bọn trẻ đừng tặng quà cho thầy, các em còn nhiều khó khăn hơn thầy.
Ấy vậy mà ngày 20/11 các em cũng tìm đến phòng thầy cô tặng hoa, tặng quà. Có khi là bó hoa dại các em hái quanh trường, có khi là một dây dầu gội đựng trong túi quà đầy bất ngờ, có khi là một cây bút, vài bắp ngô…
Món quà học sinh trường Kon Rẫy tặng nữ giáo viên nhân ngày 20/11/2017. Ảnh: Đình Trọng.
Video đang HOT
Nhìn những món quà các em tặng mà thương đến vô cùng. Tôi hạnh phúc khi nhận những phần quà bé nhỏ đó vì chứa đựng tình cảm của thầy và trò chúng tôi.
Ở một số nơi thuận lợi hơn, thấy phụ huynh, học sinh lo lắng mua hoa, quà gì cho phù hợp, cho có giá trị để tặng thầy cô nhân ngày 20/11, để khỏi sợ thầy “không quan tâm”, không “ưu ái” bằng các bạn, nghĩ thật buồn.
Tôi thầm nghĩ với trái tim và lương tâm của một nhà giáo thì sẽ không đặt món quà lên trên tình thương, trách nhiệm của người thầy đối với học trò.
Theo VNE
Quà 20/11 là một bông hoa, chiếc cốc làm tôi xúc động
Ngày 20/11, bé Ụ mang tới một bông hoa, một chiếc cốc và nói rằng: "Em tặng thầy". Món quà nhỏ bé đó đã khiến tôi rất xúc động".
Gần 26 năm là bộ đội biên phòng, cũng ngần ấy năm, Trung tá Mai Văn Sơn - Đội phó Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Hải Vân, Đà Nẵng đi mở trên 100 lớp xóa mù chữ, tình nguyện đứng lớp, dạy kiến thức cho hàng nghìn người dân.
"Có lẽ cũng vì thế mà người dân cũng xem chúng tôi như những người thân.
Hoạt động xóa mù chữ đã giúp chúng tôi rất nhiều trong công tác bảo vệ biên giới, khi người dân cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia", Trung tá hồ hởi chia sẻ.
Trải qua 26 mùa lễ mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, món quà tri ân mà thầy Sơn nhận được đôi khi chỉ là những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn", mớ rau, nải chuối, nhưng ấm áp vô cùng.
"Mọi năm, nhân ngày 20/11, thấy hoàn cảnh của học sinh khó khăn quá, chúng tôi vẫn đi vận động quyên góp gạo, vật chất để tặng gia đình phụ huynh, để học trò đỡ vất vả mưu sinh, có thời gian đến lớp.
Niềm vui lớn nhất của chúng tôi là sự trưởng thành của học sinh" - thầy Sơn nói.
Thầy Sơn cho biết kỷ niệm đáng nhớ nhất là lần đầu được học sinh tặng quà 20/11. Khi đó, thầy dạy lớp học tình thương gần 10 năm. Học sinh đó tên là Ụ.
"Hôm ấy gần đến ngày 20/11, bé Ụ mang tới một bông hoa, một chiếc cốc và nói rằng: "Em tặng thầy". Món quà nhỏ bé đó đã khiến tôi rất xúc động", thầy Sơn chia sẻ.
Món quà tri ân ngày 20/11 của thầy giáo biên phòng - Trung tá Mai Văn Sơn là mớ rau, nải chuối (Ảnh: Thùy Linh)
Theo lời kể của Trung tá Mai Văn Sơn, tốt nghiệp Trung cấp Biên phòng năm 1992, anh Sơn (huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) được phân công công tác về Đồn Biên phòng Non Nước, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng.
Cũng từ đó cho đến khi chuyển công tác đến nhiều đơn vị khác như Đồn Biên phòng Phú Lộc, Phòng Chính trị thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố Đà Nẵng và hiện là Đồn Biên phòng Hải Vân, ở đâu anh cũng trăn trở với việc mang con chữ tới bà con vùng khó.
Được giao vận động quần chúng, tuyên truyền phát triển kinh tế, văn hóa xã hội địa bàn, khi về công tác tại Đồn Biên phòng Hải Vân, anh nhận thấy người dân nơi đây rất nghèo.
Họ chủ yếu theo nghề biển, số còn lại làm nông nghiệp. Không có nghề nghiệp ổn định, gia cảnh khó khăn lại đông con, hầu hết họ không có điều kiện để đến trường.
Từ đó, anh Sơn đề xuất với đơn vị và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, phối hợp khảo sát, vận động mở những lớp xóa mù chữ, nâng cao dân trí.
Tuy nhiên công tác vận động người dân ra lớp khá khó khăn bởi ban đầu họ còn bỡ ngỡ. Hơn nữa, tay chân họ quen với công việc đồng áng hay đi biển nên khi cầm bút viết thì rất cứng.
Thậm chí, có người bảo rằng giờ đi học thì ai lo con cho, rồi họ thắc mắc học để làm gì vì rồi cũng chỉ đi biển hay cầm cuốc, cầm cày...
Bằng sự nhiệt tình cùng sự động viên thường xuyên, anh Sơn đã thuyết phục và có được niềm tin của người dân và hiện tại, Bộ đội Biên phòng Thành phố Đà Nẵng đang dạy 7 lớp với 85 học viên.
Trong đó, đồn biên phòng nơi anh Sơn công tác đảm nhận xóa mùa chữ cho 12 học viên có độ tuổi từ 36-45. Đặc biệt, trong số này có một học viên nhỏ tuổi vừa câm vừa điếc.
Nhân dịp được gặp Chủ tịch nước, Trung tá Mai Văn Sơn đã chia sẻ:
"Sinh ra và lớn lên trong gia đình có 3 thế hệ mang quân hàm xanh, tôi luôn tin tưởng và vững bước trên con đường trở thành một người lính bảo vệ Tổ quốc.
Trong 26 năm công tác tại địa phương, tôi đã đảm nhiệm vai trò thầy giáo quân hàm xanh. Học viên của chúng tôi chủ yếu là bà con địa phương khó khăn, khát khao con chữ.
Để duy trì các lớp học và nâng cao chất lượng dạy và học, chúng tôi đã cố gắng tích cực học tập để nâng cao kiến thức sư phạm.
Đồng thời, tôi cũng giúp nhân dân làm đồng áng trong những vụ thu hoạch bận rộn để bà con có thời gian đi học đầy đủ.
Ngoài việc tích cực đứng lớp, tôi đã vận động được 600 học sinh quay trở lại lớp học và vận động 200 em học sinh lần đầu tới lớp.
Hiện tại, Đồn biên phòng chúng tôi đang đỡ đầu cho 5 em học sinh, giúp các em có điều kiện tới trường".
Theo GDVN
Những thầy giáo quân hàm xanh ở đồn biên phòng Chứng kiến sự thiếu khát con chữ của đồng bào vùng biên, hải đảo, nhiều chiến sĩ đồn biên phòng tự nhận thêm nhiệm vụ dạy học. Ngày 13/11, Huỳnh Hoàng Tam (23 tuổi, Long An) lần đầu tiên được tới Hà Nội gặp mặt Chủ tịch nước, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Em là một trong 60 cán bộ, chiến...