Thầy giáo Việt và hành trình 10 năm gieo chữ trên đất nước triệu voi
Bằng tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, đã 10 năm nay thầy giáo Trương Văn Phương (SN 1987), quê tại xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy ( Quảng Bình) cùng những thầy cô khác đã hết mình với nhiệm vụ “cõng” tiếng Việt sang dạy trò tại nước bạn Lào.
Chia sẻ cùng PV Báo Sức khỏe & Đời sống, thầy Phương cho biết, năm 2011, anh tốt nghiệp đại học. Biết Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình đang tuyển giáo viên tham gia dạy tiếng Việt tại nước Lào, anh tham gia và trúng tuyển.
Biết con trai sẽ sang Lào công tác, tuổi còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên bố mẹ anh rất lo lắng. Nhưng khi được phân tích và thuyết phục bố mẹ đã hiểu và ủng hộ anh vượt đường biên đi “gieo” tiếng Việt.
Thầy Trương Văn Phương, người có hành trình 10 năm dạy tiếng Việt trên nước bạn Lào (ảnh: NVCC).
Nói về những ngày đầu đến với Trường Tiểu học Thống Nhất, thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn (Lào) dạy học vì tiếng Lào chưa thông thạo để giao tiếp, văn hóa và đời sống sinh hoạt nơi đây gần như khác biệt với Việt Nam… Cộng thêm nỗi nhớ gia đình và quê hương da diết khiến thầy Phương gặp không ít khó khăn để thích nghi.
Để sớm hiểu hơn nơi mình sẽ gắn bó trong thời gian dài, những lúc rảnh rỗi, thầy Phương sẽ theo chân học sinh về các gia đình Việt kiều để học tiếng Lào và tìm hiểu văn hóa của cư dân bản địa. Khi hiểu hơn về cuộc sống nơi đất lạ, thầy Phương lại thêm yêu con người và đất nước triệu voi.
Học trò của thầy Phương chủ yếu ở bậc tiểu học gồm con em người Lào và Việt kiều. Những học sinh này theo thầy Phương là rất ham học tiếng Việt, gần gũi và yêu mến các thầy cô giáo đến từ Việt Nam. Sự hiếu học và tình cảm các trò dành cho chính là động lực giúp thầy Phương gắn bó lâu dài tại Lào.
Video đang HOT
Những học sinh tại Lào rất ham học tiếng Việt, gần gũi và yêu mến các thầy cô giáo đến từ Việt Nam (ảnh: NVCC).
Thầy Phương nhớ mãi kỷ niệm về ngày Nhà giáo đầy tình cảm ấm áp. Ở trên đất bạn Lào, mỗi năm thầy Phương được 2 lần đón ngày Hiến chương các nhà giáo, đó là Ngày Nhà giáo Lào (07/10) và Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). Các em học sinh nơi đây tuy còn khó khăn về vật chất nhưng luôn giàu tình cảm chân thành.
Ở trên đất bạn, thầy Phương luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ phụ huynh và người dân địa phương. Những ngày còn chưa lập gia đình, mỗi khi thầy đổ bệnh, bà con người Lào, phụ huynh học sinh vẫn thường đến thăm hỏi, giúp đỡ thuốc men.
“Bà con với học sinh ở Lào thật thà, chất phác và rất tình cảm. Mình là người con xa xứ, mình giúp họ trong vấn đề ngôn ngữ thì bà con giúp mình trong cuộc sống. Tình cảm của bà con người Lào đôi khi mình thể hiện bằng lời không thể nói hết được, nhưng mà tha thiết lắm. Nếu như đến một gia đình nào đó mà người ta nói tiếng Việt thì mình cảm thấy như đó là quê hương của mình”, thầy Phương hào hứng chia sẻ.
Thầy Phương nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của bà con Việt kiều và người dân Lào (ảnh: NVCC).
Thầy Phương tâm sự, dạy học trên đất bạn Lào không những thực hiện nghĩa vụ quốc tế mà còn có ý nghĩa trong việc gìn giữ, phát huy tiếng Việt, văn hóa Việt trên đất bạn Lào cho các thế hệ con em Việt kiều và con em bạn Lào.
Với 10 năm sinh sống và làm việc, thầy Trương Văn Phương coi Lào như là quê hương thứ 2 của mình, yêu quý đất nước triệu voi như tình yêu đối với đất nước Việt Nam. Cũng trong thời gian đó, thầy quen và tiến tới hôn nhân với cô giáo Việt cũng đang thực hiện nhiệm vụ đưa tiếng Việt đến với học trò tại Lào. Hành trình gieo tri thức đầy ý nghĩa đơm hoa bằng sự thấu hiểu người “đồng đội” rồi kết trái với đám cưới và sự ra đời của một thiên thần nhỏ.
“Vợ mình cũng cũng là giáo viên Việt Nam qua Lào dạy học, hiện công tác cùng trường. Gặp gỡ, cảm mến nhau và hiểu cho những vui buồn của người con nước Việt thực hiện nhiệm vụ xa xứ rồi chúng tôi cưới nhau. Con gái 2 tuổi giờ cũng đang sống với ba mẹ ở Lào. Dịp Tết và hè thì cả gia đình cùng về Việt Nam”, thầy Phương cho biết.
Gia đình nhỏ của thầy Phương (ảnh: NVCC).
Thành quả lớn nhất mà thầy Phương nhận thấy sau những tháng ngày dài thực hiện nhiệm vụ đó chính là đã dạy nhiều học trò tiếng Việt và tình yêu Việt Nam. Trong số học sinh do thầy Trương Văn Phương dạy có em Denouphab Outhen ở thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn. Em là người gốc Lào nhưng nói tiếng Việt rất giỏi. Tốt nghiệp trung học phổ thông, Outhen đã nhờ thầy Phương hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục để sang Việt Nam học tập. Sau khi đủ điều kiện, Outhen trở thành sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Quảng Bình.
“Thầy Phương đã dạy em tiếng Việt từ nhỏ, em rất yêu tiếng Việt và đất nước Việt Nam. Sau khi tìm hiểu, em đã quyết định sang Việt nam học để về dạy học trò Lào như là thầy Phương”, em Denouphab Outhen cho biết.
Đẩy mạnh dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, giáo viên miền núi
Để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai chú trọng dạy tiếng Việt cho học sinh và tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) cho cán bộ, giáo viên "cắm bản".
Giáo viên và học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Ông Lê Duy Định, Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết: Trong năm học này, ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục vùng DTTS. Qua đó, khắc phục tình trạng nhiều điểm trường lẻ, trường học có quy mô nhỏ, chất lượng giáo dục chưa cao để tập trung đầu tư nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.
Bên cạnh đó, sở cũng yêu cầu các phòng GD&ĐT và trường học ở vùng DTTS có giải pháp đảm bảo tăng tỷ lệ trẻ em, học sinh DTTS ở các cấp học đến trường đúng độ tuổi. Đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học ở các cơ sở giáo dục vùng DTTS, miền núi đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình, SGK GDPT 2018.
Ngoài ra, chú trọng giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, tham gia tuyên truyền trong gia đình, cộng đồng về xóa bỏ các hủ tục lạc hậu...
Cũng theo vị giám đốc sở, đơn vị cũng yêu cầu các phòng GD&ĐT tiếp tục duy trì và phát triển quy mô trường, lớp, học sinh học tiếng Bahnar và Jrai phù hợp với điều kiện địa phương. Đối với tiếng dân tộc Bahnar, Jrai triển khai dạy học chương trình lớp 1 theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Các lớp từ lớp 2 - 5 tiếp tục tổ chức dạy học theo chương trình và SGK hiện hành. Ngoài ra, đẩy mạnh dạy tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng DTTS, miền núi.
Ngành đồng thời tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Qua đó, quan tâm bồi dưỡng giáo viên dạy lớp ghép. Đồng thời, chú trọng bồi dưỡng các nội dung mang tính đặc thù đối với vùng DTTS như: Giáo dục kỹ năng sống, ngoài giờ chính khóa, giáo dục văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm hại tình dục và bạo lực học đường...
Đặc biệt, tiếp tục thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người dạy, người học và các cơ sở giáo dục ở vùng DTTS, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Lai Châu tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số Thực hiện đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025" của tỉnh Lai Châu, những năm qua, ngành Giáo dục Lai Châu đã có nhiều giải pháp tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh ở hai cấp học này. Qua đó, học sinh...