Thầy giáo vẽ tranh làm đẹp trường học
Thầy Trương Hoàng Thanh, 42 tuổi, dành nhiều ngày vẽ tranh tường trong khuôn viên trường Tiểu học Núi Thành, tạo bất ngờ khi học sinh đi học trở lại.
Hai tháng qua, thầy Thanh tận dụng thời gian học sinh nghỉ học phòng tránh Covid-19 đến trường Tiểu học Núi Thành (số 158 Ỷ Lan Nguyên Phi, quận Hải Châu) vẽ tranh tô điểm các vách tường.
Thầy Thanh 18 năm gắn bó với trường Tiểu học Núi Thành, đảm nhận bộ môn Mỹ thuật.
Những bức tranh cũ vẽ trước đây được thầy dặm lại sơn hoặc vẽ mới. Chủ đề tranh tường của thầy là trò chơi dân gian. “Tôi muốn các em khi xem tranh sẽ tìm về trò chơi trước đây, rời xa điện thoại di động hay màn hình tivi”, thầy nói.
Bức tranh khích lệ học sinh trồng cây xanh, bảo vệ môi trường được thầy Thanh vẽ ngay cổng trường. Nhiều học sinh đến trường nhận tài liệu ôn tập say sưa ngắm tác phẩm của thầy.
Ở một vách tường bong tróc của khu căng tin cũ, thầy Thanh tận dụng những chiếc lốp xe cũ treo làm điểm nhấn, sơn lại tường rồi vẽ nhiều sinh vật biển.
Trên mỗi lốp xe, thầy trồng thêm cây xanh. Thời gian hoàn hiện mỗi tác phẩm mất khoảng một buổi. “Được ban giám hiệu nhà trường đồng ý, tôi mua thêm sơn và tận dụng màu cũ để vẽ những bức tranh này”, thầy nói.
Video đang HOT
Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Hiệu trưởng trường Tiểu học Núi Thành, nhận xét thầy Thanh tận tuỵ với nghề. Những bức tranh mang đậm sự sáng tạo của thầy luôn được đồng nghiệp và học sinh yêu thích.
Dọc các bức tường được vẽ tranh là khu vực ghế đá và tủ sách để học sinh có thể vừa ngắm tranh, vừa đọc sách, thư giãn trong giờ ra chơi cũng như khi nghỉ hè (thành phố chủ trương mở cửa trường học trong 3 tháng hè).
Ở trước cửa một số phòng học, thư viện là hình các con vật ngộ nghĩnh như khỉ, voi, sóc…
Trong phòng thư viện của trường, thầy Thanh tô điểm ba cột bê tông với hình ảnh nhân vật từ truyện cổ tích Tấm Cám, Sơn Tinh, Thủy Tinh, và Sự tích bánh chưng bánh dày.
Những chiếc trụ dọc lối đi và khu vực sảnh chờ của trường cũng được vẽ hoa lá sắc màu.
Ở hai cầu thang lên xuống, thầy Thanh vẽ những đàn voọc chà vá chân nâu – nữ hoàng linh trưởng sinh sống trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).
“Lựa chọn vẽ gì khó hơn việc bắt tay vào làm”, thầy Thanh nói và cho biết mong muốn lớn nhất là qua những bức tranh học sinh có niềm say mê hơn với bộ môn Mỹ thuật.
Nguyễn Đông
5 yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, với phương châm "tạm dừng đến trường, không dừng việc học", ngành giáo dục đã triển khai giải pháp dạy học trực tuyến.
Để việc dạy học theo phương thức này đạt hiệu quả, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Để việc dạy học online đạt hiệu quả, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có ý thức tự giác học tập của học sinh, sinh viên. Ảnh: Bích Hà
Nỗ lực từ những địa phương vùng khó
Theo đánh giá của ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, việc triển khai dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng dịch COVID-19 đạt được 3 hiệu quả: Duy trì việc học, phần nào đó tạo được cho học sinh ý thức học tập và thực hiện được mục tiêu "Tạm dừng đến trường, không dừng việc học".
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Duy Hoàng - Phó Giám đốc Sở GDĐT Sơn La - cũng cho rằng, hiệu quả lớn nhất của việc dạy học trực tuyến là giúp việc học không bị gián đoạn, học sinh duy trì được nền nếp học tập trong thời gian không được đến trường. Cả học sinh và giáo viên có thêm những kỹ năng về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học.
Tuy nhiên với đặc thù của địa phương, học sinh còn khó khăn trong việc trang bị đủ thiết bị, đường truyền tốt để thực hiện học trực tuyến, nên ngành giáo dục Sơn La xác định đây là giai đoạn để giáo viên, học sinh làm quen với công nghệ, phương pháp dạy học mới, chứ chưa đặt nặng, hay kỳ vọng quá nhiều vào chất lượng của việc dạy học online.
Học sinh, sinh viên vùng cao dựng lán giữa đồi để "bắt sóng" học online. Ảnh: Học viện Hành chính quốc gia cung cấp.
Tại tỉnh Đắk Lắk, ngay từ đầu mùa dịch, ngành giáo dục địa phương cũng đã triển khai dạy học qua internet. Ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở GDĐT Đắk Lắk cho biết, ở tỉnh có nhiều học sinh sinh sống thuộc vùng sâu, vùng xa nên ngoài dạy học qua internet, trên truyền hình, các giáo viên còn đến tận nơi giao bài trực tiếp cho học sinh, nhất là với cấp tiểu học. Ngoài ra, Đắk Lắk đang vào mùa phát nương làm rẫy, các em học sinh phải tham gia lao động cùng gia đình, nên việc triển khai học từ xa gặp không ít khó khăn.
Là địa phương có 100% trường học triển khai dạy học trực tuyến, ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam cho rằng, tùy vào vùng miền mà việc học trực tuyến đạt hiệu quả khác nhau. Hiệu quả đến đâu còn do nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Đặc biệt, ông Quốc nhận định, những nơi nào ban giám hiệu nhà trường, giáo viên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, phụ huynh lo việc học cho con, chia sẻ với giáo viên, với nhà trường thì nơi đó sẽ đạt hiệu quả.
Yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, dạy học qua internet, trên truyền hình dù là giải pháp tình thế, nhưng là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Có 5 yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến được Thứ trưởng đưa ra, trong đó trước hết là cơ sở hạ tầng, từ máy tính, phần mềm, đến đường truyền. Về vấn đề này, Bộ GDĐT đã làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông để có hỗ trợ địa phương.
Yếu tố thứ hai là công tác quản lý chỉ đạo. Theo Thứ trưởng, sự quyết liệt trong quản lý, theo dõi, động viên, ghi nhận trong thời điểm khó khăn sẽ tạo động lực cho học sinh, giáo viên. "Hiệu trưởng cần quán triệt đây là nhiệm vụ để không có tâm lý vì nghỉ dạy mà làm việc với tinh thần không cao" - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng thứ ba trong triển khai dạy học trực tuyến. Để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến, Thứ trưởng đề nghị các địa phương tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Bộ GDĐT sẵn sàng giới thiệu và hỗ trợ đội ngũ chuyên gia để bồi dường trực tuyến cho giáo viên các địa phương.
Có hạ tầng tốt, người quản lý quyết liệt, giáo viên chất lượng, tâm huyết nhưng học sinh thiếu động lực học tập, phụ huynh thiếu sự chia sẻ, hỗ trợ thì quá trình triển khai dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình không thể thành công.
Đây cũng hai yếu tố cuối cùng được Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề cập. Ông mong muốn, học sinh phải có ý thức tự học, nhất là các em cuối cấp, để cùng vượt khó trong giai đoạn này.
ĐẶNG CHUNG
Học trực tuyến tại ĐBSCL: Cần chung tay, chung sức, chung lòng... Để việc dạy và học trực tuyến tại các tỉnh ĐBSCL được thuận lợi, rất cần có sự chung tay của các bậc phụ huynh. Như VOV.VN đã phản ánh những khó khăn trong việc tổ chức dạy và học trực tuyến tại các tỉnh ĐBSCL, như: trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế; thiếu trang thiết bị để dạy và...