Thầy giáo trường làng đau đáu bài toán Dạy tốt – Học tốt
Đã bước sang tuổi 60, chỉ còn ít ngày nữa nhà giáo Phạm Tiến Dũng sẽ nghỉ hưu nhưng tình yêu nghề, khát khao đem những gì tốt đẹp nhất dạy cho học sinh giỏi giang nên người luôn cháy bỏng trong trái tim thầy…
Nhà giáo Phạm Tiến Dũng trong một cuộc thi giới thiệu về sách của học sinh.
Hải Cường là một xã thuần nông của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Vùng quê này chưa giàu nhưng người dân giàu lòng lo cho giáo dục, nơi đây có những thầy cô giáo gắn bó với trường lớp và học sinh với cả trái tim với nghề.
Dạy tốt, học tốt là niềm vui
Là Hiệu trưởng Trường THCS Hải Cường, nhà giáo Phạm Tiến Dũng luôn tâm niệm “Dạy tốt – học tốt là nhiệm vụ và nghĩa vụ của cả giáo viên và học sinh”.
Vậy làm thế nào để thầy dạy tốt, trò học tốt? Trả lời câu hỏi này, ông cho rằng: Đổi mới sáng tạo phải tự thân trong mỗi giáo viên, sao cho mỗi thầy cô phải là chiến sĩ đi đầu trên mặt trận giáo dục. Nghị quyết 29 của BCH Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT là luồng gió mới khích lệ tập thể nhà trường quyết tâm thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng day – học.
Nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của nhà trường chính là “Dạy tốt – Học tốt”. Ở Trường THCS Hải Cường, chúng tôi thực hiện đồng bộ việc đổi mới cách quản lý giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp quản lý; tăng quyền chủ động của tổ chuyên môn.
Nội dung chương trình giảng dạy tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phù hợp với từng đối tượng học sinh, tăng cường kỹ năng vận dụng, tăng thời lượng dạy thí nghiệm, thực hành; xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề liên môn.
Tại Trường THCS Hải Cường, các thầy cô luôn nỗ lực dạy tốt, học sinh học tốt.
Thầy Cường cũng cho rằng: Môi trường GD phải trong lành từ đạo đức đến lối sống. Chính vì vậy, nội dung giáo dục đạo đức lối sống, rèn kỹ năng sống, thực hành pháp luật, giáo dục giới tính, giáo dục môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm… luôn được đề cao.
Video đang HOT
Trường tăng cường lồng ghép, tích hợp trong các môn học. Các hình thức hoạt động học tập được đổi mới, gắn liền với thực tiễn. Ngoài thời gian học chính khóa, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo; thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh.
Để thực hiện tốt các nội dung trên, lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tích cực chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn bám sát khung kế hoạch môn học đã xây dựng, chủ động, sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học và sinh hoạt chuyên môn theo hướng “Tăng cường ứng dụng CNTT trong giờ dạy; phân hóa trình độ học sinh trong giảng dạy, cải cách và đổi mới giờ dạy thực hành nâng cao kỹ năng và khả năng thực nghiệm cho học sinh”.
Chất lượng giáo dục luôn là niềm tự hào đối với thầy và trò nhà trường. Hằng năm, tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đều đạt trên 90%; tỷ lệ xếp loại học lực khá, giỏi đạt trên 70%; tốt nghiệp THCS đạt 100%; số học sinh đăng ký dự thi và đỗ vào các trường THPT đạt trên 80%; chất lượng một số môn, đặc biệt là môn Ngữ văn 9 liên tục dẫn đầu cấp huyện, cấp tỉnh. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được nhà trường quan tâm, chú trọng.
Cú hích có tên gọi Covid-19
Nhà giáo Phạm Tiến Dũng nói vui, những ngày giãn cách xã hội do dịch Covid-19 vừa qua thực sự là cú hích để giáo viên nhà trường tích cực hơn, hăng say hơn trong đối mới sáng tạo dạy – học.
“Thời gian này, tạm dừng đến trường không dừng việc học. Chúng tôi đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm hỗ trợ giảng dạy vào dạy học hết sức hiệu quả.
Còn trong năm học, thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi các GV thực hiện tích hợp liên môn trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua các chủ đề quê hương, tự hào dân tộc, di sản văn hóa, di tích lịch sử, địa danh anh hùng; tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục” – Nhà giáo Phạm Tiến Dũng chia sẻ.
Công nghệ thông tin được coi là lực đẩy hỗ trợ dạy học tốt.
Tất nhiên, để thực hiện tốt điều này, rất cần có một đội ngũ giáo viên giỏi và nhiệt tình với công việc. Để có được điều đó, trường đã chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ giáo viên về phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn.
Các thầy cô giáo luôn lấy việc tự học, tự bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và phẩm chất, đạo đức để tự khẳng định vai trò của mình, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp và chuẩn cán bộ quản lý, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục qua các thời kỳ.
Bên cạnh đó, nhà trường đã thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; đưa nội dung các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… thành hoạt động thường xuyên của nhà trường nhằm nâng cao tinh thần, ý thức, trách nhiệm của giáo viên và giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, qua đó tăng cường kỷ cương nền nếp trong nhà trường…
Trường phân công giáo viên bồi dưỡng theo năng lực, sở trường của từng người; giao chỉ tiêu về chất lượng, số lượng giải đến từng tổ chuyên môn và giáo viên. Trường thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.
Có cơ chế hỗ trợ kinh phí và quy chế khen thưởng thỏa đáng nhằm động viên, khích lệ giáo viên hăng say bồi dưỡng học sinh giỏi. Số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp không ngừng tăng.
Chuẩn bị cho chương trình SGK mới cho học sinh lớp 6 vào năm học 2021 – 2022, chúng tôi đã động viên các nhà giáo chủ động tiếp cận với chương trình mới. Các thầy cô giáo cũng hiểu được vai trò quan trọng của mình nên đã hết sức tích cực nhập cuộc. Cho dù năm nay chưa triển khai, nhưng các thầy cô cũng đã sáng tạo trong mỗi giờ lên lớp để quen dần với định hướng giáo dục theo hướng mới.
Cùng với đó, nhà trường cũng đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ – tin học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; thường xuyên đôn đốc, động viên và tạo điều kiện để các giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia có hiệu quả các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp – Nhà giáo Phạm Tiến Dũng.
Thành tích học tập đáng nể của nữ sinh "ẵm" 2 điểm tuyệt đối trong kỳ thi vào lớp 10 THPT 2020
Không chỉ đạt 2 điểm tuyệt đối trong kỳ thi vào lớp 10 THPT 2020, nữ sinh còn khiến nhiều người ngưỡng mộ khi luôn duy trì danh hiệu học sinh giỏi suốt 9 năm, sở hữu điểm Ielts 7.5.
Mới đây, sở GD&ĐT TP.HCM đã công bố kết quả đến gần 82.000 thí sinh. Năm nay, kỳ thị được dời lại trễ hơn khoảng 1,5 tháng so với mọi năm nhưng không vì thế mà các học sinh lớp 9 chủ quan trong việc ôn tập kiến thức.
Nữ sinh Lê Nguyên Anh Khuê đạt được 2 điểm 10 của 2 môn Toán và tiếng Anh trong kỳ thi vào lớp 10 THPT 2020. Ảnh: Pháp luật và Bạn đọc
Năm 2020, số thí sinh đạt điểm khá giỏi đều tăng, điểm 10 xuất hiện nhiều ở môn Tiếng Anh và Toán, phổ điểm 7-8 xuất hiện nhiều ở môn Văn. Đứng đầu bảng điểm năm nay gồm 2 thí sinh cùng đạt 28,75 điểm (không nhân hệ số).
Một trong hai thí sinh này là bạn Lê Nguyễn Anh Khuê, học sinh lớp 9A16, trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa. Cô bạn xuất sắc dành trọn điểm 10 của 2 môn Toán, tiếng Anh. Còn ở môn Ngữ Văn, Anh Khuê cũng xuất sắc không kém khi ẵm về điểm số 8,75.
Chia sẻ về sự việc, Anh Khuê cho biết khi đạt được 2 điểm 10 và xếp ở vị trí thủ khoa khiến bản thân rất vui vì những nỗ lực trong học tập trong thời gian qua đã được đền đáp.
Vui hơn cả là bố mẹ của Anh Khuê vì sau những tháng ngày phấn đấu thì cuối cùng con gái cũng hái được quả ngọt.
Trong quá trình học tập, nữ sinh 2k5 cũng đạt những thành tích vô cùng ấn tượng, cô luon duy trì danh hiệu học sinh giỏi trong suốt 9 năm, kết quả trung bình cuối năm 2012, cô bạn còn xuất sắc đạt điểm trung bình 9.5 và đứng đầu lớp.
Ngoài ra, cô nàng sinh năm 2005 còn từng đạt giải II tại giải thưởng Lê Quý Đôn, một cuộc thi về kiến thức dành cho học sinh các tỉnh phía nam. Đặc biệt, tuy chỉ mới hoàn thành chương tình lớp 9, Anh Khuê đã sở hữu điểm Ielts 7.5.
Ngoài thời gian dành cho việc học tập, thời gian rảnh Anh Khuê đọc thêm sách để phát triển bản thân. Ảnh: Pháp luật và Bạn đọc
Bên cạnh thời gian dành cho học tập, Anh Khuê còn đọc sách khi có thời gian rảnh nhằm phát triển bản thân. Theo Khuê, việc đọc sách về cách phát triển bản thân giúp bạn hiểu hơn về chính mình, đồng thời biết cách tự kiểm soát cảm xúc và tinh thần, nhờ vậy mà khi đi thi Khuê khá bình tĩnh.
Trước đó, theo thống kê từ sở GD&ĐT TP.HCM sau kỳ thi, có 49,27% thí sinh đạt điểm dưới 5 môn Tiếng Anh; 48,63% thí sinh đạt điểm dưới 5 môn Toán. Đặc biệt, môn Ngữ văn có điểm rất cao, chỉ 5,76% thí sinh bị điểm dưới trung bình.
Môn Toán có 408 thí sinh đạt điểm 10 và 185 bài thi điểm liệt. Số điểm 10 ở môn Tiếng Anh là 118 và 4 bài thi có điểm liệt. Không có thí sinh đạt điểm tuyệt đối cũng như điểm liệt ở môn Ngữ văn.
Sau khi công bố kết quả điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020 - 2021, từ ngày 27-29/7, Sở sẽ nhận đơn xin phúc khảo bài thi.
Ngày 29/7, Sở sẽ công bố kết quả điểm số và điểm chuẩn tuyển sinh THPT chuyên, tích hợp và diện tuyển thẳng.
Đến ngày 21/8, Sở sẽ công bố điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 và danh sách thí sinh trúng tuyển.
Học sinh cần lưu ý, nếu trúng tuyển thì phải nộp hồ sơ nhập học tại trường theo quy định, còn không sẽ bị xóa tên trong danh sách trúng tuyển.
Đề văn thi học sinh giỏi hay, sáng tạo, hiện đại Nhiều giáo viên nhận xét đề thi học sinh giỏi văn khối 9, 12 tại TP.HCM hay, mang tính thời sự và phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. Sáng 10-6, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức kỳ thi học sinh (HS) giỏi cấp TP khối 9, 12 năm học 2019-2020. Sau khi kết thúc môn văn, đề thi cả hai...