Thầy giáo trường huyện 51 tuổi còn đi học, liên tiếp có bài trên tạp chí ISI
Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, thầy Vũ Văn Cát, giáo viên dạy môn Vật Lý của Trường THPT Kinh Môn 2 (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), đã có 2 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí uy tín thế giới.
Năm nay 51 tuổi, nhưng thầy Cát vẫn sục sôi niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Liên hệ tới thầy vào ngày cuối tuần, thầy Cát vẫn đang có mặt ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và say sưa hoàn thiện luận án tiến sĩ với đề tài” Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát các tính chất của vật liệu nano lai giữa hạt nano kim loại và cacbon nhằm ứng dụng trong cảm biến môi trường”.
Thầy kể, ngoài các giờ dạy trên lớp, cứ rảnh là lại bắt xe khách lên Hà Nội để thực nghiệm bổ sung cho các nghiên cứu của mình.
Đến nay, thầy giáo trường huyện này đã có 6 bài báo được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế, trong đó 2 bài công bố ở hội nghị quốc gia, 2 bài công bố ở hội nghị quốc tế và 2 bài ISI đăng trên tạp chí quốc tế Materials Today Communnications.
“Đối với quốc tế, họ yêu cầu khắt khe hơn khi nghiên cứu của mình vừa có tính học thuật, vừa có tính thực tế”, thầy Cát chia sẻ.
Thầy Vũ Văn Cát, giáo viên dạy môn Vật Lý của Trường THPT Kinh Môn 2 (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), đã có 2 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí uy tín thế giới chỉ trong 2 năm liền.
“Không thể dừng lại và dạy như cách cũ”
“Bộ môn vật lý liên quan rất nhiều tới các hiện tượng tự nhiên, với rất nhiều định luật liên quan đến khoa học cơ bản. Khi giảng dạy cho học sinh những kiến thức đó, nó thôi thúc bản thân tôi suy nghĩ, trăn trở cần nghiên cứu tìm tòi đến tận nguồn gốc để giúp các em học sinh có thể hiểu rõ hơn, và luôn đặt câu hỏi những kiến thức đó còn có thể mở rộng ứng dụng ở những lĩnh vực nào trong cuộc sống hiện đại. Việc mong mỏi làm mới kiến thức, mang lại những luồng gió mới cho bài giảng của mình để thu hút được học sinh cũng cho tôi cảm hứng cần phải tiếp tục nghiên cứu”, thầy Cát chia sẻ.
Trong cuộc đời giảng dạy, thầy Cát đã có khoảng 20 sáng kiến kinh nghiệm các cấp, trong đó có 4 sáng kiến cấp tỉnh.
Theo thầy, tuy nghĩa vụ là giảng dạy kiến thức phổ thông cơ bản cho các học sinh, song với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật như hiện nay thì việc giáo viên phổ thông tham gia nghiên cứu khoa học là việc nên làm.
Ngoài ra, ngày nay các học sinh bị nhiều yếu tố khác lôi cuốn, đòi hỏi bản thân người giáo viên không thể “dừng lại và dạy như cách cũ”. Thay vào đó, giáo viên cần phải nâng tầm chính mình thì mới có thể hòa nhịp được với học sinh.
Video đang HOT
“Có hòa nhịp được với các em thì mới có thể dạy được. Còn nếu không, có khi lại mang đến tác dụng ngược. Giáo viên không đổi mới, trăn trở và không có những kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học mới thì học sinh sẽ dễ chán nản”.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó, thầy Vũ Văn Cát đã tìm đến môi trường nghiên cứu lớn hơn là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Thầy Vũ Văn Cát tại phòng nghiên cứu ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Đánh đổi nhiều cho niềm đam mê khoa học
Thầy giáo chia sẻ tuy vậy, để theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cũng phải chấp nhận đánh đổi nhiều thời gian của bản thân cho gia đình và cả vật chất, thậm chí hạnh phúc riêng tư.
Những ngày nghỉ, ngoài việc hoàn thành công việc của một giáo viên, thầy Cát phải lao vào đọc thêm tài liệu, đi làm thực nghiệm.
Và đều đặn, những ngày nghỉ, thầy Cát đều lên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để thực hiện các bước nghiên cứu.
Thậm chí, thầy cũng quen với cảnh nhiều tuần liền, mỗi một mình trong những tòa nhà 5-7 tầng cặm cụi làm thực nghiệm mỗi cuối tuần.
“Thời gian nào cần xử lý gấp rút, mình phải thuê nhà trọ ở lại Hà Nội để thuận tiện và tiết kiệm thời gian”.
Là giáo viên trường huyện, 2 con còn đi học, thầy Cát cho hay: “nếu nói ra và tính toán về kinh phí thì sẽ nhiều người không dám chọn con đường này đâu. Nếu tính toán kinh phí kỹ ra thì áp lực nó sẽ lại càng đè nặng hơn. Bởi đơn giản nhất, mỗi tháng mình đã mất vài triệu tiền xe khách. Mình áp lực một thì vợ lại căng thẳng, áp lực hơn. Nhưng chắc hiểu được nguyện vọng, sở thích nên nhà tôi cũng rất ủng hộ. Làm khoa học cũng như sáng tác nghệ thuật, nó phải có cảm hứng và sự thăng hoa, nếu như tính toán, cân đong nhiều quá thì khó có thể có được kết quả trong nghiên cứu”, thầy Cát chia sẻ.
Nỗ lực không mệt mỏi cùng niềm đam mê nghiên cứu của mình, kết quả sau hơn 3 năm học tập, nghiên cứu, thầy Cát đã có 2 bài báo khoa học được đăng trên những tạp chí uy tín thế giới.
Đó là bài báo “Tổng hợp vật liệu tổ hợp rGO-Ag bằng phương pháp thủy nhiệt dùng trong cảm biến phát hiện xanh methylene và thuốc trừ sâu tricyclazole” năm 2019 và “Sự thực hóa các tấm graphene oxit trong cảm biến khối lượng phát hiện các khí độc hại NO2, SO2, CO và NH3″ năm 2020.
Những ngày này, thầy Vũ Văn Cát vẫn đang say sưa hoàn tất luận án tiến sỹ. Thầy giáo 51 tuổi hi vọng sẽ bảo vệ thành công đề tài của mình tại Viện Vật lý kỹ thuật, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Chàng trai xứ Nghệ đỗ thủ khoa từng thi trượt học sinh giỏi
Nguyễn Khánh An, thủ khoa Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM năm 2020 từng trượt học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật Lý- cũng là môn học yêu thích nhất vào năm lớp 11.
Nguyễn Khánh An là cựu học sinh Trường THPT Nghi Lộc 2, Nghệ An. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, An đạt 27,35 điểm theo tổ hợp khối A00, trong đó môn Toán 9,4, Vật lý 9,2 và Hoá 8,75. Cùng với điểm ưu tiên khu vực, Khánh An trúng tuyển nhóm ngành Công nghệ thông tin và IoT (Internet vạn vật) và trở thành thủ khoa của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM năm 2020.
Từng trượt học sinh giỏi
Là thủ khoa của Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM nhưng Khánh An không trúng tuyển bằng nguyện vọng 1. Nam sinh chỉ đăng ký xét tuyển duy nhất 1 ngành Công nghệ thông tin ở tất cả các trường.
Nam sinh đến từ Nghệ An kể, những năm THPT, cậu đặc biệt yêu thích môn Vật lý. Vì yêu thích, An đầu tư 4 tháng liên tục để ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý năm lớp 11 nhưng cuối cùng kết quả lại không được như ý muốn.
Nguyễn Khánh An, Thủ khoa Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM năm 2020
Gác lại nỗi buồn, Khánh An không nản lòng vì biết rằng học sinh giỏi chỉ là một cuộc thi và quan trọng nhất là phải vào đại học. Ngoài học ở trường, An lên mạng mày mò tự học bổ sung các môn Toán, Hóa.
"Em tìm được một thầy giáo dạy phù hợp nên tiến bộ rất nhanh. Chính thầy đã khai sáng đầu óc cho em"- An kể.
Có sẵn nền tảng môn Vật lý, Khánh An đầu tư học các môn Toán, Hóa và nhận ra những môn này cũng thú vị chứ không nhàm chán như trước đây. Cậu thấy mình hứng thú với Toán và say mê phấn khích mỗi khi giải được một bài Toán khó. Khánh An nhận thấy mình phù hợp với những môn học đòi hỏi khả năng tư duy logic nên khi nhận ra vẻ đẹp của nó thì trót yêu.
Tân thủ khoa cho hay, bố mẹ trước đây là giáo viên nay đã nghỉ hưu, 3 chị gái đều tốt nghiệp đại học và đi làm. Là con trai út, Khánh An được gia đình chăm chút.
Gia đình muốn An học ngành kinh tế. Nhưng bản thân An thấy mình không có tư duy kinh doanh, khả năng giao tiếp hạn chế và khá hướng nội.
Ngành học yêu thích của An là ngành công nghệ thông tin. Mặc dù vậy, ban đầu cậu định nghe gia đình và chọn các ngành kinh doanh quốc tế, kinh tế quốc tế. An nghĩ chỉ cần cố gắng học tốt, tập trung rèn luyện sẽ khắc phục các điểm yếu.
Khánh An nhớ lại, ngày làm hồ sơ đăng ký đại học từng rất đắn đo khi đặt bút đăng ký nguyện vọng. Cuối cùng An quyết chọn Công nghệ thông tin vì nhận ra điểm mấu chốt là sở thích bản thân.
"Em nghĩ sở thích sẽ giúp mình có động lực để học tập tốt và có thể phát triển cao nhất trong công việc sau này. Đó là lý do vì sao tất cả các nguyện vọng xét tuyển của em đều chọn Công nghệ thông tin" - nam sinh kể.
Thủ khoa bị... lạc đường
Ngày vào Sài Gòn nhập học, cuộc sống nơi "phồn hoa đô hội" khiến An bị choáng.
"Ban đầu em khá hoang mang. Dù chỗ ở gần, những ngày đầu tới trường và có dùng phần mềm hỗ trợ nhưng em cũng bị lạc đường mấy lần. Tới lớp toàn bạn chưa quen nên ngại ngùng- An kể.
Sau 3 tuần theo học, Khánh An cho hay đã bước đầu hòa nhập với cuộc sống ở Sài Gòn, quen bạn, quen đường...
Khánh An cũng chuyển tới ở chung cư cùng với người nhà và bạn bè. Tự nhận mình không biết nấu ăn, nam sinh bảo sau giờ cơm với các anh chị và bạn luôn nhận công việc rửa chén để chia sẻ việc nhà. An không còn rụt rè và nhút nhát như ngày đầu.
Nguyễn Khánh An cho biết trước mắt tập trung ngay vào việc học đại học, trong đó ưu tiên trước hết là môn tiếng Anh.
Cùng với học các môn học chính, An xác định đầu tư các kỹ năng cần thiết để hoàn thành chuẩn đầu theo yêu cầu của trường và giúp ích cho công việc sau này. Nam sinh chưa đặt mục tiêu dài hạn mà chỉ nói trước mắt sẽ phấn đấu học thật tốt.
Sau 6 năm tự chủ đại học, hàng loạt trường lọt top trong bảng xếp hạng thế giới Sau 6 năm thí điểm tự chủ đại học, số bài báo khoa học được công bố quốc tế tăng gần gấp 3, ngày càng nhiều trường lọp top những cơ sở đại học tốt nhất thế giới. Theo Bộ GD&ĐT, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện có 240 trường đại học, học viện, 37 viện nghiên cứu khoa học...