Thầy giáo Trung Quốc bỏ công việc nghìn USD, về nông thôn dạy học
Dương Minh từ bỏ cơ hội thăng tiến để dạy học ở những địa phương nghèo tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Thầy giáo này nhận thấy những điều ông cống hiến 11 năm qua là đáng giá.
Dương Minh từng là sinh viên ngành Tiếng Trung tại Cao đẳng Nhân văn, Khoa học và Công nghệ Trùng Khánh, Trung Quốc. Khi đó, Dương Minh 25 tuổi, làm việc tại một công ty nước ngoài với mức thu nhập gần 2.000 USD/tháng, theo The Papper.
Năm 2009, ông quyết định nghỉ việc và tham gia dạy học tình nguyện tại trường Tiểu học Ngóa Xưởng, thị trấn Kim Bích, huyện Kiềm Tây, tỉnh Quý Châu. Dự án tình nguyện Dương Minh tham gia chỉ kéo dài hơn 1 năm, nhưng ông quyết định ở lại và gắn bó với những đứa trẻ kém may mắn ở nơi này.
Dương Minh bắt đầu dạy học tại Quý Châu từ năm 2009. Ảnh: China Daily.
11 năm đưa con chữ về vùng quê nghèo
Lần đầu tiên đặt chân đến trường Tiểu học Ngóa Xưởng, cảnh tượng xung quanh khiến Dương Minh ngỡ ngàng. Trường học chỉ là một ngôi nhà bê tông hai tầng, không có sân chơi cho trẻ, cơ sở vật chất đều không đạt chất lượng.
“Nơi này khiến tôi nhớ lại cuộc sống những năm cuối 1980, khi còn học tiểu học”, thầy giáo tâm sự.
Đối với chàng trai thành phố như Dương Minh, cuộc sống ở vùng quê nghèo là một thử thách. Dương Mih và một giáo viên khác cùng sống trong ngôi nhà khoảng 30 m2.
Mỗi ngày, Dương Minh phải dậy từ 4h sáng để đi gánh nước. Cuối tuần, thầy giáo này đi hơn 4 km đường núi đến thị trấn gần nhất để mua thức ăn và nhu yếu phẩm hàng ngày.
Thầy giáo chủ yếu dạy Toán cho các học sinh trong trường. Phần lớn học sinh bị mất gốc, hổng kiến thức, giáo viên phải dành nhiều thời gian hướng dẫn trẻ học bài.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tất cả khó khăn đó không khiến thầy giáo trẻ nản lòng, mà khích lệ tinh thần, thôi thúc ông cống hiến hết mình cho nền giáo dục ở vùng quê nghèo.
Để tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh, Dương Minh không quản ngại núi cao, đến tận nhà thăm hỏi, động viên trẻ đi học. Ban ngày, thầy giáo dạy học tại trường. Buổi tối, ông dành thời gian đến nhà từng học sinh, giúp các em học, làm bài tập.
Phần lớn học sinh nơi đây là trẻ mồ côi, hoặc cha mẹ đi làm ăn xa, không có thời gian chăm sóc con. Trong đó, một nam sinh bị bạn bè bắt nạt vì mồ côi cha, phải sống với ông bà ngoại. Dương Minh quyết định nhận đứa bé làm con nuôi, hỗ trợ mọi chi phí sinh hoạt và học tập.
Năm 2017, trường Tiểu học Ngóa Xưởng sáp nhập với trường Tiểu học Cảnh Sơn, ngôi trường có nhiều giáo viên trình độ tiên tiến. Dương Minh nghỉ việc và chuyển đến công tác tại trường Mầm non Tân Hiệp.
Thầy giáo thông tin, ngôi trường nằm tại một ngôi làng nghèo, không có giáo viên. Ông quyết định làm giáo viên tình nguyện tại đây khoảng 1 năm.
Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2020, Dương Minh công tác tại trường Tiểu học Bình Tử ở Liên Thành, huyện Kiềm Tây. Đầu tháng 4, ông công tác tại trường Cẩm Tú, ngôi trường nằm trong khu xóa đói giảm nghèo của huyện Kiềm Tây.
Dương Minh hỗ trợ khoảng 11.900 USD cho 100 học sinh. Ảnh: Portuguese Cri.
Hỗ trợ tài chính cho hơn 100 học sinh
Trong hơn 10 năm qua, Dương Minh dành 11.900 USD để giúp 100 học sinh và 20 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực. Được biết, thu nhập hàng tháng của ông chỉ khoảng 750 USD.
Dương Minh là giáo viên, đồng thời là người cha luôn tận tình, nhiệt huyết. Vào những ngày lễ, Tết, ông cùng gia đình học sinh nấu ăn, tổ chức tiệc. Ngày mùa, ông giúp dân làng làm việc đồng áng.
“Tôi hạnh phúc khi được đồng hành và chứng kiến học sinh trưởng thành. Các em giống như con, cháu của tôi”, thầy giáo 36 tuổi chia sẻ.
10 năm sinh sống ở vùng quê nghèo khiến Dương Minh đen hơn, gầy đi. Dù từ bỏ công việc nghìn USD và nhiều cơ hội thăng tiến, ông vẫn cảm thấy những điều bỏ ra hoàn toàn xứng đáng. Điều khiến ông tâm đắc nhất là học sinh có quyết tâm học hành và mong muốn đóng góp cho quê hương.
Đổng Đăng Lan, sinh viên Cao đẳng Kỹ thuật Ứng dụng Công nghệ Quý Châu, là một học sinh cũ của Dương Minh. Sau khi tốt nghiệp đại học, nữ sinh dự định tham gia kỳ thi giáo viên để về quê dạy học.
Đổng Nhi, sinh viên Đại học Sư phạm Phúc Kiến, quyết định noi theo tấm gương của thầy Dương Minh. Hiện, nữ sinh nộp hồ sơ làm giáo viên tại một trường học ở huyện Kiềm Tây.
“Khi học sinh còn nhỏ, bạn hãy gieo một hạt giống và chăm sóc cẩn thận. Theo thời gian, hạt giống sẽ nảy mầm và nở hoa rực rỡ”, Dương Minh nói với CCTV.
Chỉnh sửa sách giáo khoa sẽ theo hướng nào?
Liên quan đến những ý kiến về việc sách giáo khoa Tiếng Việt bộ Cánh Diều có một số nội dung cần xem lại, Bộ GD&ĐT đã có báo cáo với Chính phủ, đồng thời, các tác giả của bộ sách cũng đưa ra những hướng điều chỉnh nếu cần, trên tinh thần cầu thị, lắng nghe và ngày càng hoàn thiện các bản sách hơn.
Tiếp tục hoàn thiện, có "sạn" phải "nhặt"
Theo Bộ GD&ĐT, năm học 2020-2021, có 5 bộ SGK lớp 1 mới được đưa vào dạy học trên toàn quốc, bao gồm 4 bộ do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn và 1 bộ mang tên là Cánh Diều của Cty VEPIC phối hợp với Nhà xuất bản ĐH Sư phạm và Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TP HCM biên soạn.
Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia, với 1/3 số thành viên hội đồng là các giáo viên đang dạy học trực tiếp đã thẩm định 5 bộ sách này, sau đó chuyển lên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt. Trải qua quy trình này, nhiều lỗi trong bản thảo SGK đã được yêu cầu chỉnh sửa, hoàn thiện.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, quá trình lựa chọn, phê duyệt từng bộ SGK lớp 1 theo chương trình mới rất công phu, nhưng không thể tránh khỏi có những sai sót, bởi thực tế đã có nhiều cuốn SGK dù được tái bản nhiều lần vẫn còn "sạn". Sau một thời gian thực hiện, một bộ phận phụ huynh học sinh đã có ý kiến về ngữ liệu được sử dụng trong sách Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều. Bộ GD&ĐT đã giao cho các đơn vị trao đổi với tác giả, Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia xem xét trên tinh thần cầu thị, tiếp thu, có hướng xử lý phù hợp.
TS. Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đánh giá, quá trình biên soạn, phê duyệt các bộ SGK mới đã được thực hiện theo đúng quy định trong Luật Giáo dục, Nghị quyết 88/2019/QH14. Nhưng các vấn đề liên quan đến giáo dục bao giờ cũng nhận được sự quan tâm, góp ý rất tâm huyết của cử tri, nhân dân, xã hội. Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần tiếp thu trên tinh thần cầu thị. Những ý kiến xác đáng cần điều chỉnh kịp thời, hướng dẫn nhà trường, giáo viên truyền tải đầy đủ chương trình mới. Các vấn đề sâu về chuyên môn phải được thông tin phản hồi thấu đáo, đầy đủ, cụ thể.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực của Bộ GD&ĐT trong công tác chỉ đạo biên soạn SGK mới cũng như sự cầu thị của lãnh đạo Bộ khi xem xét tiếp thu các ý kiến góp ý, nhưng cần thông tin đầy đủ, kịp thời hơn đến nhân dân.
Các ý kiến, dù gay gắt, đều thể hiện sự tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất. Bộ GDT&ĐT phải trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học. Có vấn đề thuộc chuyên môn sâu, ý kiến góp ý chưa chắc đã đúng, thì Bộ phải có sự giải thích, trình bày lại một cách thuyết phục. Mặt khác, Bộ GD&ĐT cần xem xét tăng cường, điều chỉnh, bổ sung, nếu cần thiết, tất cả các quy trình về biên soạn, thẩm định, phê duyệt, tập huấn SGK mới cho giáo viên trong những năm tới.
Bộ sách giáo khoa Cánh Diều đang nhận nhiều ý kiến phản hồi và cho rằng cần có sự điều chỉnh phù hợp hơn. Ảnh tư liệu
Sẽ chỉnh sửa ra sao?
GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, theo tinh thần mở của chương trình và của SGK, ở những bài nhất định, thầy cô, phụ huynh có thể tham khảo, sử dụng ngữ liệu của SGK khác, miễn là bảo đảm phù hợp với các chữ, các vần mà học sinh đang học. Như vậy, giáo viên cần linh hoạt và chủ động lựa chọn những gì thầy cô cho là phù hợp hơn để dạy cho học sinh, không nhất thiết đã chọn sách nào thì phải tuân thủ y nguyên sách đó. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định, trước ý kiến phản ánh, nhóm tác giả biên soạn sẽ có tiếp thu và điều chỉnh.
Thực tế là việc sách giáo khoa thỉnh thoảng vẫn phải có điều chỉnh không phải chỉ có ở bộ sách mới. PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, các bộ sách lớp 1 mới (trong đó có bộ sách Cánh Diều) đều đã được Hội đồng thẩm định do Bộ GD&ĐT thành lập tiếp thu, nghiên cứu. Bây giờ khi phát hiện ra sai sót chỗ này, chỗ kia thì vấn đề quan trọng là cách xử lý. Hiện nay, nhiều người dùng đánh giá là tốt, có người cho rằng có "hạt sạn" thì ta nhấc "hạt sạn" đó ra chứ không nên có quan điểm "con sâu làm rầu nồi canh". Đối với giáo dục, cái gì chưa được thì có thể khắc phục bằng cách là có văn bản và sửa đổi những chỗ sai đó.
Có nhiều ý kiến cho rằng, nên chăng với những bộ sách mới, quá trình dạy thí điểm nên được làm trước, để tránh những điểm bất cập nếu có. Về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên kiêm chủ biên cuốn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách giáo khoa Cánh Diều cho rằng, cả 5 bộ sách mới đều đã qua dạy thực nghiệm, trình hồ sơ thực nghiệm ra Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa. Trước đó, có thực nghiệm để đánh giá tác động bằng nhiều hình thức: Biên soạn, dạy thực nghiệm, lấy ý kiến giáo viên và chuyên gia, lấy ý kiến cơ quan quản lý Nhà nước và nhân dân. Riêng bộ Cánh Diều, khi đưa sách đi dạy thực nghiệm hai năm liền, từ bài 1 đến bài cuối cùng, nhóm tác giả nhận nhiều góp ý của các giáo viên đứng lớp.
TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học trong họp báo trước thời điểm năm học mới diễn ra cũng cho biết, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, trong đó có chương trình các môn học lớp 1 đã qua nhiều công đoạn với quy trình chặt chẽ trước khi ban hành; trong đó có thực nghiệm, lấy ý kiến góp ý rộng rãi, được Hội đồng quốc gia công bố.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, sẽ yêu cầu các tác giả, Hội đồng thẩm định SGK quốc gia rà soát, giải trình, tiếp thu, hoàn thiện để chất lượng SGK ngày càng tốt hơn. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ mở rộng thêm các kênh góp ý, phản biện nội dung các bộ SGK mới ngay từ khi nhóm tác giả, nhà xuất bản đề xuất bản thảo thẩm định.
Chương trình lớp 1 vừa nhanh vừa nặng nhưng không được giao bài tập về nhà, giáo viên tiểu học TP. HCM đưa ra lý do khiến phụ huynh phải suy ngẫm lại "Không giao bài tập về nhà thì liệu có mấy gia đình cùng con học. Trong khi đó phụ huynh còn chẳng biết con học tới đâu, hướng dẫn con như thế nào cho phù hợp, dạy thế nào cho đúng", 1 giáo viên bày tỏ quan điểm. Trước những phản ánh từ phụ huynh và giáo viên về việc chương trình lớp...