Thầy giáo trẻ vượt khó, bám bản dạy chữ và giỏi làm kinh tế
Không chỉ khắc phục khó khăn để bám bản, bám lớp đem lại “cái chữ” cho học sinh, thầy Hoàng Văn Minh còn giỏi làm kinh tế, tạo thu nhập cho nhiều lao động.
Đến Trường Tiểu học xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), chúng tôi được nghe các thầy, cô giáo nơi đây nhắc đến thầy giáo Hoàng Văn Minh như một gương sáng về giảng dạy cũng như khởi nghiệp phát triển kinh tế gia đình.
Sinh ra và lớn lên tại huyện Hải Hà, năm 2009 sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh, thầy giáo trẻ Hoàng Văn Minh tình nguyện lên huyện miền núi biên giới Bình Liêu công tác.
Thầy giáo Hoàng Văn Minh luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để bám bản, bám lớp, đem lại “cái chữ” cho học sinh vùng cao. (Ảnh: CTV)
Đầu năm 2010, thầy Minh được phân công giảng dạy tại điểm trường Cao Sơn, trường Tiểu học Hoành Mô, một trong những cơ sở khó khăn nhất nhì của nhà trường.
Công tác được 7 năm tại điểm trường vùng khó, năm 2018 thầy Minh được chuyển về dạy tại Trường Tiểu học Đồng Văn.
8 năm găn bo vơi hoc sinh vung cao, với thầy giáo trẻ Hoàng Văn Minh là 8 năm với biết bao nhiêu kỉ niệm khó quên.
Theo thầy Minh, là một giáo viên trẻ mới ra trường, lại là người Kinh ở dưới xuôi lên, kinh nghiệm chưa có, tiếng dân tộc không hiểu nên thầy gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, khi tận măt chưng kiên nhưng hoc sinh ngheo phai sông va hoc tâp trong điêu kiên vô cung thiêu thôn, nhưng các em vẫn cố gắng đến lớp, thầy đa tự nhủ dù khó khăn đến mấy cũng không được nản lòng.
Chính vì vậy, thầy Minh đã cố gắng khắc phục khó khăn để bám bản, bám lớp đem lại “cái chữ” cho học sinh. Từ đó, thầy coi Bình Liêu là quê hương thứ hai của mình.
Video đang HOT
Ngoài giờ học, thầy Minh còn thường xuyên tới động viên, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.(Ảnh: CTV)
Thầy Minh cho biết, học sinh vùng cao thường nhút nhát, rụt rè hơn so với học sinh vùng thấp cùng trang lứa nên ngoài việc giảng dạy các kiến thức theo giáo trình, thầy còn phải linh hoạt lồng ghép kỹ năng sống vào các giờ học, giúp học sinh có những cách ứng xử tốt nhất trong mọi tình huống.
Ngoài ra, thầy còn đặc biệt quan tâm đến những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn thường xuyên động viên, giúp đỡ kịp thời về vật chất và tinh thần để các em có điều kiện đến trường.
Bên cạnh đó, thầy cũng đăng kí học lớp tiếng Dao do huyện mở và học từ các học sinh của mình để hiểu rõ ngôn ngữ và phong tục, tập quán của người dân.
Từ đó, vận dụng vào công tác vận động người dân cho con em đến lớp và xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu.
Đầu năm 2017, thầy Minh đã mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng mở xưởng đóng tủ nhựa mang tên Hoàng Minh đặt tại xã Hoành Mô để có thêm thu nhập cho gia đình.Sau những năm tháng gắn bó với nghề, với bà con dân bản, hiểu và nắm rõ được nhu cầu thiết yếu của người dân trong việc sử dụng đồ gia dụng, nội thất, thầy Minh đã tranh thủ các dịp nghỉ hè lặn lội bắt xe đi đến Hải Phòng để học hỏi thêm nghề thiết kế và sản xuất, lắp ráp các đồ dùng, vật dụng từ nhựa cao cấp.
Bằng tính chịu thương, chịu khó, gia đình thầy Minh đã có cuộc sống ổn định, nhà cửa khang trang, sau khi trừ mọi chi phí hàng năm thu nhập từ xưởng đóng đồ nhựa của thầy Minh khoảng 100 triệu đồng.
Xưởng tủ nhựa của thầy Minh không chỉ mang lại thu nhập thêm cho gia đình, cung cấp các sản phẩm chất lượng cho khách hàng mà còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 2 đến 3 thợ, với mức lương bình quân 6-7 triệu đồng/tháng.
Ngoài giờ lên lớp, thầy giáo Minh lại xắn tay đóng các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. (Ảnh: CTV)
Anh Quy Thanh Tiến, là thợ gắn bó với thầy Minh từ ngày đầu mở xưởng đến nay cho biết: “Rất may mắn cho tôi được thầy Minh tạo điều kiện, nhận vào xưởng của thầy vừa học, vừa làm.
Thầy Minh rất dễ gần, chịu khó, cứ mỗi lần hết giờ dậy là thầy lại về xưởng cùng với anh em nghiên cứu, thiết kế những mẫu mã các sản phẩm và hoàn thiện các sản phẩm như: tủ, kệ, bàn học,…theo yêu của khách hàng”.
Với sự cần cù, siêng năng, chăm chỉ, nhiệt tình trong công tác, trong phát triển kinh tế phần thưởng lớn nhất mà thầy Minh nhận được sự yêu mến của học sinh, sự tín nhiệm của nhà trường, sự tin tưởng của khách hàng.
Nhiều năm liền, thầy Hoàng Văn Minh đạt danh hiệu giáo viên tiên tiến, nhận được bằng khen của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh, giấy khen của huyện Bình Liêu.
Theo giaoduc.net.vn
3 địa điểm hút khách cuối tuần này: Bình Liêu trắng trời hoa lau, Đà Lạt vào mùa cỏ hồng lưu luyến
Vườn quốc gia Ba Vì, Bình Liêu và Đà Lạt là những địa điểm được dự đoán sẽ tấp nập khách du lịch vào thời điểm cuối tuần này.
Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, Vườn quốc gia Ba Vì là điểm đến lý tưởng để "đi trốn" cuối tuần, tránh xa khói bụi, ồn ào của thành phố. Đang là mùa hoa dã quỳ nở rực rỡ, địa điểm này càng thu hút khách du lịch ghé thăm vào dịp cuối tuần.
Theo như dự báo của Vườn quốc gia, hoa dã quỳ nở đẹp nhất từ đầu cho tới giữa tháng 11. Do đó ai cũng muốn nhanh chân đến đây để được chìm trong không gian lãng mạn với loài hoa vàng hoang dã. Khu vực rừng hoa dã quỳ chính là nơi mà hoa đang khoe sắc đẹp nhất, thế nên hãy tìm ngay đến đây để có những bức ảnh tuyệt đẹp chụp cùng hoa.
Bình Liêu - Quảng Ninh
Dù là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Ninh nhưng với khí hậu mát mẻ, khung cảnh hùng vĩ cùng những cột mốc biên giới thiêng liêng, Bình Liêu trở thành một địa điểm du lịch khám phá yêu thích của nhiều người. Đặc biệt trong tiết trời thu dịu mát với những cung đường biên giới hoa lau nở trắng trời, vùng đất miền biên viễn càng thêm gọi mời du khách.
Từ Hà Nội di chuyển tới Bình Liêu khá dễ dàng, bạn có thể đi xe máy hoặc đi xe khách tới nơi sau đó thuê xe máy tới các điểm tham quan. Cột mốc 1305 vừa mới được đổ bê tông khang trang được ví như phiên bản "Vạn Lý Trường Thành" thu nhỏ ở Việt Nam và cột mốc 1297 được mệnh danh là "thiên đường hoa lau" chính là hai địa điểm thu hút khách du lịch đông nhất vào thời điểm này.
Đà Lạt
Đà Lạt đẹp cả 4 mùa trong năm. Nhưng tới Đà Lạt vào tháng 11 mới thấy được "cái tình, cái thơ" của phố núi. Thành phố mộng mơ mùa này được bao phủ bởi một màu vàng rực rỡ của hoa dã quỳ. Hoa đang vào độ khoe sắc đủ đầy nhất, ngập tràn khắp lối đi, các con dốc, ngõ ngách của Đà Lạt. Du khách có thể ngắm hoa dọc đường từ thành phố ra sân bay Liên Khương; dọc cung đường Tà Nung (gần Hoa sơn Điền Trang hay suốt cung đường ra hồ Tuyền Lâm.
Bên cạnh hoa dã quỳ, vẻ đẹp của đồi cỏ hồng chỉ xuất hiện vào mùa thu đông ở Đà Lạt cũng là lý do người ta tấp nập đưa nhau lên thưởng ngoạn. Dưới ánh nắng ban mai, khi sương vẫn còn vương vấn, màu cỏ hồng vi diệu khiến bước chân lữ khách như chùng lại. Ai cũng muốn ghi lại những khoảnh khắc tuyệt diệu mà không phải nơi nào cũng có này.
Theo emdep.vn
Giới trẻ rần rần rủ nhau về 'Sapa vùng Đông Bắc' check-in loài hoa dại không bán mà... 'mua' Cứ ngỡ ở Nhật Bản... ai ngờ ngay tại vùng đất "vạn người mê" của Quảng Ninh lại có loài hoa dại đẹp mộng mơ như trong cổ tích thế này, hãy tranh thủ xách ba lô lên và đi ngay nhé! Cách Hà Nội khoảng 270km, Bình Liêu là huyện miền núi xa xôi của tỉnh Quảng Ninh nhưng lại sở hữu...