Thầy giáo trẻ với sơ đồ chuyển hóa độc đáo
Gần 10 năm qua, thầy giáo Lê Ngọc Tú miệt mài nghiên cứu và cho ra đời “đứa con tinh thần” của mình là sơ đồ chuyển hóa các chất vô cơ và hữu cơ, với mong muốn giúp học sinh và đồng nghiệp của mình thuận lợi hơn trong học tập và nghiên cứu.
Năm 2002, sau khi tốt nghiệp ra trường, Lê Ngọc Tú về công tác tại Trường THPT Bá Thước (huyện Bá Thước, Thanh Hóa). Năm 2003, thầy chuyển về dạy tại Trường THPT Hậu Lộc 3 (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) và đến năm 2007 về công tác tại Trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hóa) cho đến nay.
Thầy Lê Ngọc Tú giới thiệu về sáng kiến của mình.
Năm 2003, khi còn công tác tại Trường THPT Hậu Lộc 3, với niềm đam mê nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và qua nắm bắt thực tế học sinh thường học thuộc lòng kiến thức về lý thuyết, tiếp thu kiến thức thụ động…, thầy Tú đã xây dựng đề cương cho hai sơ đồ chuyển hóa các chất vô cơ và hữu cơ. Rồi đến năm 2004, thầy chính thức cho ra đời phiên bản 1 của sơ đồ chuyển hóa, với mong muốn cho học trò tự học ở nhà qua những bài tập để ôn luyện lại kiến thức.
Đến nay, sau gần 10 năm nghiên cứu, thầy Tú đã cho ra đời 4 phiên bản sơ đồ chuyển hóa các chất. Hai sơ đồ chuyển hóa này giúp học sinh và người xem tra cứu màu thực tế của chất, tên thường gọi của chất, chuyển hóa của chất đó với những chất khác (có thể áp dụng vào cho vùng các chất, bài học, chương học); nó như một cuốn sách bài tập về chuyển hóa, giúp người dùng chủ động làm không có sự ép buộc và củng cố lại được kiến thức.
Sơ đồ chuyển hóa các chất Hữu cơ của thầy Tú.
“Đây tuy không phải là một phát minh, nhưng là tài liệu mới lạ, trong nước và nước ngoài chưa có bản nào tương tự như vậy. Nó rất đơn giản, gọn mà đầy đủ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu như những tính năng trên đây, học sinh phải dùng đến 4 cuốn sách. Đối tượng sử dụng của sơ đồ là cho cả giáo viên và học sinh từ lớp 9 đến lớp 12, thí sinh ôn thi và kể cả ngành khác khi cần để tra cứu”, thầy Tú chia sẻ.
Bảng Sơ đồ chuyển hóa chỉ nằm trên khổ giấy A3, trong đó một tờ về phần Hóa Vô cơ và một tờ về phần Hóa Hữu cơ rất gọn nhẹ. Mặt trước của mỗi tờ chuyển hóa là sơ đồ chuyển hóa, mặt sau là phương trình minh họa cho chuyển hóa. Trong mỗi phương trình có biểu thị trạng thái rắn, lỏng, khí.
Những kết quả của sự tìm tòi, sáng tạo và dày công nghiên cứu đã giúp thầy Tú đạt được những thành tích nhất định. Năm 2005 – 2006, thầy chuyển đề tài trên sang làm sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh, được xếp loại C và triển khai áp dụng cho học sinh một số nơi. Năm 2007, thầy chia sẻ phiên bản 1 qua mạng Internet và được nhiều người tiếp nhận.
Video đang HOT
Cũng trong năm 2007, thầy Tú nghiên cứu và nâng lên thành phiên bản 2, năm 2009 bổ sung thêm thành phiên bản 3 và đến năm 2010 và 2011 phát triển, hoàn thiện thành phiên bản 4.
Để có được những sơ đồ chuyển hóa này, thầy Tú đã phải mất gần 10 năm nghiên cứu, sáng tạo.
Năm 2011, tài liệu của thầy được đánh giá sáng kiến kinh nghiệm loại A cấp tỉnh. Năm học 2011 – 2012, thầy được nhận Bằng khen của Bộ GD-ĐT trong “Phong trào thi đua trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Giấy khen của Công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa; Giấy khen của Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa; đặc biệt là Bằng lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho nghiên cứu này.
Cũng trong năm 2011 – 2012, thầy đăng ký bản quyền tác giả về 2 Sơ đồ chuyển hóa các chất vô cơ và hữu cơ của Cục bản quyền tác giả của Bộ VH-TT-DL.
Thầy Tú cho biết, để có được những kết quả như trên, bên cạnh sự tìm tòi, sáng tạo và dày công nghiên cứu của bản thân, trong suốt thời gian gần 10 năm qua, thầy còn tham khảo ý kiến đóng góp của khoảng trên 40 giáo viên, giảng viên từ đại học cho đến phó giáo sư, tiến sỹ để góp ý xây dựng đề tài này.
Không chỉ say mê trong nghiên cứu khoa học, thầy Tú còn là giáo viên luôn tích cực trong công tác chuyên môn.
Nhìn bảng chuyển hóa nhỏ gọn, đơn giản, nhưng để có được nó, thầy giáo Lê Ngọc Tú đã phải mày mò, nghiên cứu nhiều năm trời trong việc xác định chất nào đặt ở vị trí nào để làm sao mũi tên chuyển hóa không cắt nhau. Trong khi đó một bảng có 450 chất chuyển hóa và 274 chuyển hóa với khoảng hơn 3.500 chất. Ngoài ra phương trình không được phép trùng nhau.
“Sơ đồ này sẽ giúp học sinh khái quát được từ lý thuyết đến bài tập. Nguyên tắc trong Hóa học là có bài tập về sơ đồ chuyển hóa. Để giải được một bài toán thì phải viết phương trình, mà khi viết phương trình sai thì không thể giải được, không cân bằng được hệ số dẫn đến bài tập sẽ sai”, thầy Tú cho biết.
Ưu điểm của sơ đồ là thu phục được người dùng, không có sự ép buộc trong khi tiếp cận, cấp độ dùng rất đa dạng, với học sinh trung bình chỉ cần tra cứu và tìm hiểu, đối với học sinh khá giỏi thì có thể tự tạo ra bài tập chuyển hóa theo nhiều cấp độ khác nhau.
Thầy Lê Văn Hùng – phó hiệu trưởng Trường THPT Hàm Rồng nhận xét: “Thầy Lê Ngọc Tú tham gia dạy các lớp mũi nhọn, phụ trách các đội tuyển của nhà trường. Khóa nào thầy phụ trách cũng đều có kết quả cao. Lớp thầy chủ nhiệm có tỷ lệ đỗ đại học cao. Thầy Tú là người chăm chú, say sưa với chuyên môn, đặc biệt rất giỏi về công nghệ thông tin. Không chỉ giỏi chuyên môn, thầy Tú còn có tính cách thẳng thắn, được đồng nghiệp và học sinh yêu quý. Nghiên cứu của thầy Tú cũng đã được triển khai áp dụng có hiểu quả và hiện công trình nghiên cứu của thầy đang làm để triển khai trong toàn ngành. Đây là một niềm tự hào của tập thể nhà trường”.
Duy Tuyên
Theo dân trí
Nghe kể chuyện làm game thuần Việt - Bá Kiến
Gặp anh Hoàng Đình Quang, giám đốc Cami Game, studio sản xuất của Bá Kiến, anh đã có một buổi trao đổi ngắn nhưng nhiệt thành về quá trình làm game cũng như những kỳ vọng dành cho đứa con tinh thần của mình.
PV: Xin chào anh Hoàng Đình Quang, anh có thể giới thiệu cho đôi chút về Cami Game được không?
HĐQ: Mình e sẽ không có nhiều điều để nói đâu. Công ty mình vừa được ra đời tháng 6 vừa rồi với số thành viên vỏn vẹn 10 người. Ban đầu nó chỉ là một dự án game, và phải cho đến khi game đã được hình thành, mình mới làm thủ tục thành lâp công ty.
PV: Ý tưởng về một game MXH về loài kiến đến với bọn anh như thế nào?
HĐQ: Là một newbie, không có nhiều kinh nghiệm thực tế về làm game, nguồn vốn và thời gian còn hạn chế, nên mình xác định không thể làm game đồ sộ như các studio lớn. Về ý tưởng, chúng mình cũng không muốn đi làm lại những ý tưởng hay thể loại quá phổ biến trên thị trường vừa không thể hiện được cá tính của mình, vừa dễ dàng bị game tàu đè bẹp. Suốt mấy tuần suy nghĩ, Art Division bên mình đã đề ra ý tưởng làm một cái tổ kiến dưới lòng đất...
PV: Tại sao game lại mang tên Bá Kiến? Vì nhiều người khi nghe đến Bá Kiến thường sẽ liên tưởng đến game về ... Chí Phèo?
HĐQ: Thực ra cái tên này ra đời trong một khoảnh khắc nhảm nhí của bọn mình. (Cười) Kỳ lạ là ai cũng thích nên lấy luôn. Nó nghe ngộ nghĩnh và rất "thuần Việt" - rất đúng với phong cách của game. Nghe qua là người ta biết ngay game này là do người Việt làm rồi.
PV: Vậy sau Bá Kiến, không biết anh có ý định làm webgame hoặc game gì to to hơn một chút không, hay vẫn chỉ trung thành với game Mạng xã hội?
HĐQ: Định hướng của bọn mình là làm những game sáng tạo và funny cho nền tảng mạng xã hội, nếu càng ngày nó càng "to" lên được là tốt nhất. Thực ra ước mơ của bọn mình là phát hành game và cạnh tranh được trên những Platform lớn như Zynga đã làm với Facebook.
PV: Như vậy thì anh sẽ cần một lượng người chơi cực khủng, anh nghĩ Bá Kiến có thế mạnh gì để làm được điều gì đó?
HĐQ: Mình nghĩ game thế nào thì cộng đồng sẽ đánh giá chính xác nhất, còn riêng về bản thân mình dưới góc độ của 1 gamer thì mình thấy có các điểm đặc biệt là: Đồ họa rất chất lượng so với những game Mạng xã hội bây giờ. Góc nhìn lạ, vì trong game phong cách nông trại thì người ta vẫn nhìn thành phố bằng góc từ trên xuống, nhưng cái này là theo mặt cắt ngang lòng đất.
Các vật phẩm của game khá thú vị, sử dụng phong cách hết sức "côn trùng" như gián, sâu... Chế độ xây dựng cho phép sáng tạo nhiều, như một trò xếp hình, không tổ của ai giống nhau. Tương tác của game cũng tốt, nhất là vụ bắt bạn làm thuộc địa rất vui. Hiện tại Bá kiến vẫn còn nhiều thay đổi cập nhập trong tương lai, nhưng cho mình xin phép được ém hàng nhé. (cười).
PV: Một câu hỏi cuối cùng, không biết cơ duyên nào đã đưa Bá Kiến đến với Soha Game?
Có 1 điểm ở Soha mà mà mình thấy là nhiều chỗ khác không có, đó là sự hỗ trợ của Soha cho nhà sản xuất game là rất tốt. Trc đây mình cũng đã từng có kinh nghiệm phát hành game ở 1 số mạng khác nhưng sự hỗ trợ của nhà phát hành cho game là khá ít ỏi. Với những studio nhỏ đang ngoi ngóp để mưu sinh như bọn mình, thì việc có đc sự hỗ trợ đôi khi là thứ còn cần hơn nhiều so với những thứ khác. Với chính sách thu hút nhà sản xuất và đa dạng hóa các game như hiện tại của Soha, mình hết sức tin tưởng vào tiềm năng phát triển Soha Game.
PV: Cảm ơn anh vì buổi nói chuyện thú vị, chúc Bá Kiến sẽ ngày một phát triển như anh mong đợi.
Theo Game Thủ
Lạ mắt với xe buýt "chống đẩy" chào mừng Olympic London Để chào mừng Olympic London 2012, chiếc xe buýt 2 tẩng màu đỏ với hai cánh tay khổng lồ đã ra đời. Chiếc xe buýt mang tên London Boosted là "đứa con tinh thần" của nghệ sỹ người CH Czech, David Cerny để dành tặng cho đoàn vận động viên CH Czech. Xuất phát từ ý tưởng biểu tượng xe buýt màu đỏ...