Thầy giáo trẻ truyền đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh vùng cao
Từ bỏ công việc ổn định, thầy Đỗ Văn Minh xin vào dạy học tại ngôi trường vùng sâu. Thầy giáo trẻ luôn đồng hành với học sinh đồng bào dân tộc tham dự nhiều cuộc thi về nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
Tìm về ngôi trường THPT Nguyễn Thái Học ( thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, Gia Lai) giữa những ngày đầu hè, chúng tôi thấy thầy Đỗ Văn Minh (34 tuổi, giáo viên môn Văn) vẫn say sưa bên các học trò lớp 12 để chuẩn bị cho hành trình “vượt vũ môn” sắp tới.
Dưới bóng cây phượng, thầy Minh chia sẻ về cái duyên của chàng trai Huế với mảnh đất bazan.
Thầy Minh nói: “Vừa rời mái trường Đại học Tổng hợp Huế thì tôi đã xin được việc tại Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tuy nhiên, vì khát khao được đứng trên bục giảng nên tôi tiếp tục học lên Thạc sỹ và xin đi vào tỉnh Gia Lai theo diện thu hút nhân tài”.
Thầy Đỗ Văn Minh mới được Tỉnh Đoàn và UBND tỉnh Gia Lai khen tặng vì những đóng góp cho ngành giáo dục vùng khó.
Năm 2014, thầy Minh đã tình nguyện xin về trường THPT Phan Chu Trinh (xã Chư Mố, huyện Ia Pa, Gia Lai). Đây là một huyện còn khó khăn vì thiếu nước sạch, đa số là bà con đồng bào nên việc nhận thức còn chưa cao.
Bên cạnh đó, do ngôn ngữ, tập quán sinh hoạt của người bản địa nên thầy Minh rất khó khăn trong việc giao tiếp với bà con và học sinh. Vượt qua những khó khăn trên vùng đất mới, người giáo viên trẻ đã truyền thụ niềm đam mê trong Văn học đến các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.
“Khoảng năm 2015, tôi có hướng dẫn cho hai em học sinh đồng bào tại huyện Ia Pa để tham dự kỳ thi về khoa học kĩ thuật cấp tỉnh. Tôi định hướng cho các em nghiên cứu văn hóa của bà con đồng bào bằng các phương pháp khoa học. T
uy các em khó khăn về ngôn ngữ, cách diễn đạt nhưng các em đã vượt qua khó khăn ở một ngôi trường vùng sâu, vùng xa để giành giải Ba cấp tỉnh.
Video đang HOT
Ở đây, mỗi thầy giáo không chỉ đứng trên bục giảng mà còn phải hòa mình vào cuộc sống của buôn làng, nắm tâm tư nguyện vọng của từng em học sinh, kịp thời động viên nếu các em có ý định nghỉ học…”, thầy Minh tâm sự.
Vào năm 2017, thầy Minh chuyển về trường THPT Nguyễn Thái Học (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, Gia Lai). Tại đây, thầy giáo trẻ tiếp tục đam mê về nghiên cứu xã hội học về tâm lý học sinh và những vấn đề trong giáo dục.
Qua đó, thầy chỉ ra những vướng mắc và nghiên cứu giải pháp để tháo gỡ trong quá trình giảng dạy đối với học sinh vùng khó.
Năm 2018, thầy Minh tiếp tục hướng dẫn các học sinh tại trường THPT Nguyễn Thái Học tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật cấp tỉnh với đề tài “Nghiên cứu tâm lý, thái độ, ý thức và kĩ năng quản lý, sử dụng tiền trong học sinh THPT Gia Lai” và đề tài “Quan niệm sống trong lứa tuổi học sinh THPT huyện Chư Pưh (Gia Lai) từ góc nhìn tâm lý, biểu hiện và hành vi xã hội” (đề tài này đã đạt giải Ba cấp tỉnh).
Ngoài ra, thầy Minh cũng nghiên cứu nhiều đề tài trong nhà trường và ngành Giáo dục vùng cao, đã giành được giải A (mức ảnh hưởng toàn quốc).
Thầy Minh đã cùng đồng hành với học sinh để tiếp cận các kì thi khoa học kĩ thuật của tỉnh Gia Lai.
Với trọng trách là Phó Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Thái Học, thầy Minh luôn đi đầu trong các hoạt động tình nguyện, cùng với các giáo viên trong nhà trường để đến từng làng khó khăn nhằm hỗ trợ các nhu yếu phẩm, dạy con chữ, nạo vét kênh mương…
Với những đóng góp trên, nhiều năm liền người thầy giáo trẻ đều được bình chọn là giáo viên dạy giỏi và Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.
Vừa qua, UBND tỉnh Gia Lai đã trao Bằng khen cho thầy giáo Đỗ Văn Minh – Phó Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Thái Học (huyện Chư Pưh) vì có nhiều sáng kiến hữu ích trong công tác dạy và học.
Tỉnh Đoàn Gia Lai chọn thầy Minh là một trong 10 công dân trẻ tiêu biểu năm 2019 do hội đồng gồm đại diện các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh Gia Lai bỏ phiếu bầu chọn.
Trao đổi với chúng tôi, thầy Ngô Xuân Tiến – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Học cho biết: “Thầy Minh tuy mới chuyển về công tác tại trường nhưng rất năng nổ về công tác Đoàn và trình độ chuyên môn cũng rất cao, tính thực tế rộng.
Vào mỗi dịp hè về, thầy luôn cùng với các thầy cô trong trường tham gia chiến dịch mùa hè xanh để đến những làng khó khăn giúp đỡ bà con.
Không những thế, vì thầy Minh có chuyên môn tốt nên nhà trường luôn giao thầy phụ trách, bồi dưỡng các học sinh tham dự kỳ thi các cấp.”
Phú Thọ: Nhiều đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10
Hướng dẫn tuyển sinh THCS và THPT năm học 2020-2021 của Sở GD&ĐT Phú Thọ nêu rõ những đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể, tuyển thẳng vào lớp 10 THPT (không kể Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ, Trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS&THPT huyện Yên Lập và Trường THPT Chuyên Hùng Vương) các đối tượng sau:
Học sinh trường PTDTNT; học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người (Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao) đã tốt nghiệp THCS; học sinh khuyết tật; học sinh đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hoá; văn nghệ; thể dục thể thao; Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học.
Tuyển thẳng vào lớp 10 Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ, Trường PTDTNT THCS&THPT huyện Yên Lập các đối tượng sau:
Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người (Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao) đã tốt nghiệp THCS;
Học sinh người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng tuyển sinh đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học.
Tuyển thẳng vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Hùng Vương đối tượng: Học sinh đạt giải Nhất trong kỳ thi chọn học sinh giỏi (các môn văn hóa) lớp 9 THCS cấp tỉnh. Học sinh đạt giải môn nào thì được tuyển thẳng lớp chuyên môn đó.
Tuyển thẳng vào lớp 6 trường PTDTNT THCS các đối tượng: Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người (Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao); học sinh người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng tuyển sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao.
Sở GD&ĐT Phú Thọ cũng hướng dẫn chế độ ưu tiên trong tuyển sinh vào lớp 10 THPT, Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ, Trường PTDTNT THCS&THPT huyện Yên Lập (không kể Trường THPT Chuyên Hùng Vương). Cụ thể:
Cộng 1,5 điểm cho nhóm đối tượng 1, bao gồm: Con liệt sĩ; con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; con của người được cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên"; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945.
Cộng 1,0 điểm cho nhóm đối tượng 2, bao gồm: Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh mất sức lao động dưới 81%; con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; con của người được cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%".
Cộng 0,5 điểm cho nhóm đối tượng 3, bao gồm: Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số; người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.
Học sinh thuộc các đối tượng khác nhau chỉ được cộng điểm ưu tiên ở đối tượng có mức điểm ưu tiên cao nhất.
Điểm sáng giáo dục vùng cao Mong muốn cho những trẻ em vùng cao nhạy bén, linh hoạt từ cấp học đầu đời, các giáo viên Trường Mầm non Húc Động (xã Húc Động, huyện Bình Liêu) luôn nỗ lực, cố gắng, đổi mới phương pháp dạy và học để đem lại môi trường giáo dục tốt nhất cho những trẻ em nơi đây. Một giờ học tiếng Việt...