Thầy giáo trẻ tích cực đổi mới trong giảng dạy Vật lý
“Mục tiêu dạy học theo xu thế hiện đại không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ đầy đủ những kiến thức, kĩ năng đã có của nhân loại cho người học mà quan trọng hơn là bồi dưỡng cho họ có năng lực nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo giải quyết các vấn đề, đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng của hoạt động thực tiễn.”
ảnh minh họa
Đó là của thầy Nguyễn Quốc Huy, khoa Vật lý, Trường ĐHSP Hà Nội trong buổi lễ sơ kết phong trào thi đua lao động sáng tạo giai đoạn 2012 – 2017 do Công đoàn GD Việt Nam tổ chức.
Đến với Vật lý bằng trải nghiệm thực tế
Sinh năm 1984 trong gia đình bố mẹ đều làm ruộng nhưng ngày từ nhỏ, cậu bé Huy đã nuôi mơ ước làm nghề giáo. Tốt nghiệp phổ thông, Huy chọn nghề sư phạm. Năm 2009, Huy trở thành giảng viên công tác tại khoa vật lý ĐHSP Hà Nội.
lý do chọn môn Vật lý, thầy Huy tâm sự, từ khi còn là học sinh lớp 9, bố đi làm thuê còn anh trai đi học xa, thầy đã phải tự mình đấu dây điện, sửa các dụng cụ điện và một số dụng cụ khác trong gia đình. Vì thế, thầy đã có dịp tiếp xúc nhiều với thực tế, mà ẩn sâu trong những thực tế đó là kiến thức Vật lý. Lâu dần, niềm đam mê mong muốn khám phá thực tế đã thôi thúc thầy tìm hiểu và thầy đã lựa chọn môn Vật lý để được thỏa đam mê nghiên cứu của mình.
Theo thầy Huy, “Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật và công nghệ cao. Những hiểu biết và nhận thức về tri thức Vật lý có giá trị to lớn trong sản xuất và đời sống, mà đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay”.
Video đang HOT
Chính vì thế, khi dạy cho sinh viên, thầy thường chú trọng đến tính ứng dụng, tính thực tế của các kiến thức vật lý. Thầy luôn trăn trở, tìm cách thiết kế chế tạo các thiết bị thí nghiệm để mô phỏng, nghiên cứu các kiến thức đó.
Với sự say mê nghiên cứu, sáng tạo, hiện thầy Huy đã có 2 công trình được ứng dụng trong dạy học Vật lý ở một số trường đại học và các trường phổ thông. Đó là công trình “Thiết kế chế tạo một số thiết bị thí nghiệm mới để sử dụng trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông” và công trình “Thiết kế chế tạo một số thiết bị thí nghiệm mới phần cảm ứng điện từ để sử dụng trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông”.
Ứng dụng trong giảng dạy và nghiên cứu
Vật lý, với tư cách là một môn khoa học thực nghiệm, có khả năng to lớn trong việc rèn luyện cho HS tư duy logic, tư duy biện chứng, hình thành ở họ niềm tin về bản chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng nhận thức của con người, khả năng áp dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống; thông qua đó bồi dưỡng cho HS các năng lực, đặc biệt là năng lực thực nghiệm.
Thầy Huy cho biết, các thiết bị thí nghiệm (TBTN) không chỉ được sử dụng trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông mà còn là tài liệu bổ ích cho nghiên cứu sinh, học viên cao học trong công tác nghiên cứu đồng thời khắc phục được các nhược điểm của TBTN trong và ngoài nước hiện có.
Chúng cũng có thể được sử dụng trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm. Đặc biệt, một số TBTN và các thí nghiệm tiến hành với chúng tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo hoặc tổ chức các dự án dạy học cho HS.
Hiện nay, các TBTN của công trình đang được Ban tổ chức chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2016″ tiến hành nhân rộng trong cả nước. Đồng thời, các TBTN đã và đang được sử dụng để đào tạo sinh viên năm thứ 3, thứ 4 và học viên cao học ở Tổ bộ môn phương pháp dạy học khoa Vật lý trường ĐHSP Hà Nội. Mặt khác, các TBTN cũng đã được gửi cho hội đồng xét duyệt mẫu của Bộ Giáo dục và đào tạo để lựa chọn một số TBTN đưa vào chương trình sách giáo khoa mới.
Các TBTN đơn giản nhưng hiệu quả, chính xác, dễ dàng tháo lắp, giá thành rẻ. Thông qua các mô tả trong công trình, giáo viên có thể tự chế tạo TBTN. Hiện nay, công trình đã được đăng rộng rãi trên mạng và bản thân tác giả đã gửi công trình cho rất nhiều các tập thể và cá nhân. Không những ở Hà Nội mà tác giả đã về một số tỉnh để hướng dẫn trực tiếp và chuyển giao công nghệ.
về những khó khăn trong quá trình làm việc và nghiên cứu để có kết quả như vậy, thầy cho biết: Khó khăn nhất đó là vấn đề cơ khí chính xác. Các thí nghiệm về điện yêu cầu độ chính xác cao. Do vậy đòi hỏi sự tỉ mỉ, bình tĩnh để thử nghiệm nhiều lần, có lúc phải bỏ tiền túi ra mà chưa biết kết quả sẽ đến đâu. Nhiều chi tiết phải đi thuê ở các cửa hàng máy tiện, có khi phải chờ cả buổi họ mới làm.
Theo Giaoducthoidai.vn
Thiếu nhân lực ngành tâm lý
Nhu cầu tư vấn tâm lý của xã hội hiện nay rất lớn nhưng người được đào tạo bài bản còn quá ít. Bên cạnh đó, các nhà tham vấn mới chỉ 'ban bố lời khuyên' chứ chưa thực sự làm đúng vai trò của một chuyên gia tâm lý.
Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An trong một buổi giảng dạy
Còn non yếu
Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nói nhu cầu nhân lực thực tế hằng năm ở riêng khu vực phía nam lớn gấp chục lần số sinh viên các trường ĐH có đào tạo ngành này ra trường.
Tiến sĩ Nam cho biết: "Đời sống ngày càng phát triển, con người ngày càng tất bật và lo toan khiến tinh thần thường bị áp lực, dễ trầm cảm, các bệnh về rối loạn tâm lý tăng cao. Người ta luôn mong muốn có một đời sống tâm lý bình yên và các mối quan hệ gia đình, xã hội thật suôn sẻ, tốt đẹp. Do đó, ngành tâm lý học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong vai trò giúp con người có một tinh thần khỏe mạnh".
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Nam, ngành tâm lý học ở VN còn non trẻ trong khi ở các nước phát triển đã có lịch sử hàng trăm năm. "Nhân lực đào tạo bài bản, có quy mô ở nước ta còn quá ít trong khi nhu cầu lại hết sức cấp thiết, đa dạng và phong phú. Các bệnh viện, trường học, cơ quan, doanh nghiệp... rất cần lực lượng tốt nghiệp ngành này. Xã hội muốn phát triển thì con người phải khỏe mạnh cả về thể chất, tâm lý lẫn các mối quan hệ. Trong 2 yếu tố cuối, bác sĩ tâm lý có vai trò hết sức quan trọng", tiến sĩ Nam nhìn nhận.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết nhu cầu nhân lực ngành tâm lý học trong thời gian tới rất lớn. Riêng TP.HCM cần đến hàng ngàn người mỗi năm. Trong đó, có những công việc kết hợp giữa ngành tâm lý học với khoa học xã hội, pháp luật, giáo dục như tư vấn học đường, tâm lý xã hội, tâm lý điều trị bệnh lý...
Học tâm lý cần tố chất gì?
Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng muốn học ngành tâm lý và trở thành một chuyên gia giỏi, người học cần nhạy cảm, tinh tế, nhẹ nhàng. "Đây là nghề chăm sóc, hỗ trợ tinh thần cho người khác. Ngoài ra, phải có tâm hồn phóng khoáng, tấm lòng vị tha, độ lượng, không toan tính. Trong quá trình làm việc, sử dụng trí tuệ cảm xúc nhiều hơn trí tuệ logic. Khả năng giao tiếp, ngôn ngữ hoạt bát cũng là điều cần thiết để làm việc thành công", tiến sĩ Điệp nhận định.
Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh kỹ năng đặc biệt cần có của một người làm công tác tâm lý là biết lắng nghe, thấu hiểu để giúp người khác tự giải quyết vấn đề trong tâm tư của họ, chứ không phải là "dạy đời", "ban bố lời khuyên" hay "làm thay" người khác. "Nhà tâm lý không khác gì một cái "thùng" để cho bệnh nhân tâm lý "trút" lòng mình vô đó. Chỉ cần biết kiên nhẫn lắng nghe, thấu hiểu, là họ đã cảm thấy giải quyết được một phần rối loạn của mình. Việc còn lại là trợ giúp bệnh nhân bằng các phương pháp phù hợp", tiến sĩ Nam nêu quan điểm.
Nói về vấn đề đào tạo, thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An, Ủy viên BCH T.Ư Hội Tâm lý học xã hội VN, nhìn nhận các trường ĐH hiện nay đã tăng thời lượng thực hành, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tiễn cuộc sống. "Tuy nhiên, ngành khoa học tâm lý của ta vẫn còn thiếu những công trình khoa học hoặc thực nghiệm tâm lý mang tính ứng dụng cho thực tế cuộc sống. Với sự phát triển còn khá non trẻ, thì việc học tập và trau dồi thêm tri thức từ những quốc gia có bề dày kinh nghiệm là rất quan trọng. Việc này đòi hỏi chương trình đào tạo cần được nâng tầm và chính người học cần chủ động tiếp cận với những nguồn tài liệu khoa học của các nước phát triển. Muốn vậy, tiếng Anh phải giỏi".
Theo TNO
Chọn ngành học đón đầu 4.0 Robot bắt đầu có mặt tại các doanh nghiệp VN, tham gia giảng dạy trong trường học, phẫu thuật tại bệnh viện... Rồi các công cụ, phần mềm học tiếng Anh trên mạng thông minh đến mức tự hoàn thiện để hỗ trợ người học, giúp họ không cần phải đến trung tâm. Cánh tay robot trị giá khoảng 10 tỉ đồng tại...