Thầy giáo trẻ Thanh Hóa truyền tình yêu đất nước tới học trò bằng tranh vẽ
Thầy giáo trẻ Thanh Hóa đã truyền tình yêu quê hương đất nước qua lớp học mỹ thuật cho học sinh và đã có hàng nghìn tác phẩm tranh vẽ đa dạng, sinh động về danh thắng và con người Việt Nam ra đời.
Phòng học mỹ thuật tại một trường THCS ở Thanh Hóa mỗi năm đã có hàng nghìn bức tranh vẽ sáp màu của các em học sinh thể hiện tình yêu quê hương đất nước ra đời. Những bức tranh sinh động, hài hòa màu sắc mang lại cái nhìn toàn cảnh danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và con người đến từ chính sự tìm hiểu, sáng tạo của các em học sinh nhưng chủ yếu được truyền cảm hứng từ người thầy giáo trẻ đứng lớp.
Hình ảnh Vịnh Hạ Long, vẻ đẹp Việt Nam được Unesco nhiều lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới qua tranh vẽ của các em học sinh trong lớp mỹ thuật của thầy Lê Đức Hùng.
Tranh vẽ thành cổ nhà Hồ, kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á, một biểu tượng của quê hương Thanh Hóa.
Hình ảnh ruộng bậc thang ở đồi “mâm xôi” tại Mù Cang Chải (Yên Bái), một biểu tượng du lịch thu hút đông đảo du khách không chỉ trong nước mà quốc tế ghé thăm mỗi mùa lúa chín và mùa nước đổ.
Cầu Hàm Rồng là địa danh nổi tiếng gắn với những chiến công oanh liệt của quân và dân Hàm Rồng-Nam Ngạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đây đã trở thành biểu tượng anh hùng người dân Thanh Hóa.
Video đang HOT
Hàng nghìn bức tranh đó là tác phẩm của các em học sinh ở trường THCS & THPT Thống Nhất (huyện Yên Định, Thanh Hóa), nơi có một lớp học mỹ thuật đặc biệt và đứng lớp trực tiếp giảng dạy cũng là một thầy giáo đặc biệt.
Tháng 11/2020, sau khi Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, Ban Giám hiệu trường đã quan tâm tạo điều kiện xây dựng riêng một phòng học mỹ thuật để phát triển các môn học năng khiếu từ đề xuất của thầy Lê Đức Hùng. Phòng học Mỹ thuật được xây dựng từ ý tưởng mang thiên nhiên gần gũi vào lớp học.
Nhiều tiểu cảnh cây cối, hoa đào bài trí quanh tường, không gian trưng bày tranh vẽ của học sinh, thư pháp, đồ dùng sáng tạo trong hội họa… Học sinh đến lớp được thả hồn vào phong cảnh thiên nhiên vừa vẽ vừa nghe nhạc khiến các em yêu môn mỹ thuật hơn và thực sự các tác phẩm của học sinh cũng đẹp hơn và tiên bộ hơn trước.
Thầy Lê Đức Hùng sinh vào ngày 20/11/1988, đúng vào ngày Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam. Giống như một cái duyên với nghề dạy học, ngay từ nhỏ thầy đã có đam mê vẽ và ước mơ sau này được trở thành thầy giáo dạy hội họa.
Và giấc mơ đó đã trở thành sự thật, sau nhiều năm công tác tại địa phương khác, vào năm 2016, anh chính thức trở thành giáo viên lớp Mỹ thuật ở chính nơi mình sinh ra và lớn lên tại Nông trường Thống Nhất (nay là thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, Thanh Hóa).
“Trước đây học sinh được tiếp cận với môn mỹ thuật còn hạn chế về thông tin cũng như cách tiếp cận và về dụng cụ hỗ trợ. Tuy nhiên thời đại này học sinh có thể được tiếp cận môn mỹ thuật được tốt hơn ngày trước rất nhiều. Chính vì vậy là một người thầy tôi luôn nung nấu trong lòng muốn thay đổi, sáng tạo các phương pháp để giúp học sinh cảm nhận được cái đẹp của nghệ thuật và nâng cao kỹ năng vẽ tốt hơn.”, thầy Hùng cho biết.
“Lâu nay đa số các em học sinh vẽ màu sáp đơn sắc, đó là học sinh vẽ hình phác thảo xong các em hoàn thành màu đơn giản. Ví dụ núi tô màu xanh lá, nước sông tô màu xanh da trời… khiến bài vẽ hầu như không có hòa sắc và thiếu sự sáng tạo cũng như sinh động có hồn trong các bài vẽ.
Chính vì vậy tôi đã hướng dẫn học sinh vẽ sáp màu nâng cao, đó là từ đơn sắc ta có thể vẽ sáp màu bằng hòa sắc. Dùng màu sáp osama vẽ màu đè lên nhau tạo màu mới và tạo sắc độ đậm nhạt được tốt hơn. Cái cây ngôi nhà khi được vẽ bằng hòa sắc sẽ sinh động hơn, bài vẽ chân thật hơn và đẹp hơn rất nhiều…”, thầy Hùng chia sẻ về kỹ năng vẽ sáp màu mà mình truyền đạt cho học sinh.
Từ một suy nghĩ chợt hiện lên trong đầu rằng các em học sinh THCS (đặc biệt là tại các tỉnh lẻ hoặc vùng nông thôn) rất ít có cơ hội đi du lịch, không nhiều bạn được trực tiếp ngắm cảnh đẹp, di tích lịch sử của quê hương đất nước nên thầy Hùng đã đưa chủ đề này làm chủ đạo trong các tiết học mỹ thuật để học sinh tìm hiểu nhiều hơn, kỹ hơn và thể hiện rõ nét, thêm yêu hơn quê hương đất nước qua các tác phẩm của chính mình. Đây cũng là môi trường phát triển lành mạnh để các em học sinh tránh xa thói hư tật xấu lệch chuẩn ngoài trường lớp và trên mạng xã hội.
Mỗi tuần, lớp học mỹ thuật có 11 tiết học cho 11 lớp khác nhau, đã có hàng nghìn tác phẩm tranh màu của các em học sinh được sáng tác qua lớp học mỹ thuật của thầy Hùng. Các tác phẩm đẹp, có giá trị thường xuyên được trưng bày để tôn vinh cũng như để học sinh cảm thấy sản phẩm của mình được trân trọng và càng thêm yêu thích môn mỹ thuật, thêm yêu quê hương đất nước. Mỗi năm, người giáo viên trẻ lưu trữ khoảng gần 1.000 tác phẩm tranh vẽ đạt chất lượng của học sinh trong kho lưu trữ của trường.
Qua lớp mỹ thuật, thầy Lê Đức Hùng còn muốn tạo điều kiện trau dồi các em học sinh có năng khiếu hội họa thêm cơ hội phát triển tài năng để sau này có thể không chỉ trở thành những người giáo viên mỹ thuật giống như anh mà còn là các họa sĩ tên tuổi, nhà thiết kế, đồ họa… tô thắm hơn vẻ đẹp quê hương đất nước và con người Việt Nam.
Trang bị kỹ năng ứng tuyển cho người trẻ
"Tất tần tật" những điều cần lưu ý để một cuộc phỏng vấn tìm việc đi đến thành công đã được các chuyên gia nhân sự, doanh nhân chia sẻ với các bạn sinh viên tại ngày hội "Phỏng vấn - Tuyển dụng" TPHCM năm 2020.
Cạnh đó, các bạn trẻ cũng có dịp nhận diện những thủ đoạn lừa đảo trong quá trình đi kiếm việc làm.
Ngày 27/12, tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên thành phố tổ chức ngày hội "Phỏng vấn - Tuyển dụng" năm 2020.
Ngày hội diễn ra gồm tổ hợp nhiều hoạt động trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết trong quá trình tìm việc, phỏng vấn ứng tuyển và hội nhập doanh nghiệp; đồng thời tạo cầu nối giữa sinh viên tìm việc với doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.
Tham gia chương trình, sinh viên có dịp tham gia cuộc phỏng vấn giả định với các chuyên gia nhân sự, được các chuyên gia góp ý nhằm hoàn thiện hồ sơ ứng tuyển và cách thức trả lời phỏng vấn.
Thư ứng tuyển, thông tin ứng viên và các văn bằng,... thể hiện trong hồ sơ của sinh viên sẽ được các phỏng vấn viên đánh giá, góp ý về cách sắp xếp, bổ sung và hoàn thiện ngay tại buổi phỏng vấn.
Cạnh đó, vấn đề trang phục, kỹ năng giao tiếp, cách thức trả lời phỏng vấn và nghệ thuật đàm phán của sinh viên thể hiện trong buổi "phỏng vấn thử" cũng sẽ được chuyên gia nhận xét, góp ý. Sau chương trình, những hồ sơ ấn tượng của sinh viên còn được giới thiệu đến các đơn vị doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng vị trí theo chuyên ngành mà sinh viên ứng tuyển.
Đại diện các doanh nghiệp phỏng vấn sinh viên tại ngày hội.
Đến với ngày hội, nhiều đơn vị tham gia tuyển dụng giới thiệu, tư vấn cách thức chuẩn bị hồ sơ và tổ chức tuyển dụng sinh viên và sinh viên đã tốt nghiệp ứng tuyển vào các vị trí việc làm của công ty.
Tại ngày hội, đại diện Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an TPHCM và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM cũng đã chia sẻ về các tình huống lừa đảo hiện nay nhắm đến đối tượng sinh viên trong quá trình các bạn sinh viên đi tìm việc làm. Qua đó, giúp các bạn trẻ trang bị những kỹ năng, biện pháp cần thiết trong quá trình tìm việc của mình.
Đại diện các đơn vị hữu quan giúp bạn trẻ trang bị những kỹ năng cần thiết để đề kháng những thủ đoạn lừa đảo việc làm.
Dịp này, Ban tổ chức ngày hội cũng đã tổng kết, trao giải cuộc thi "Sách và cuộc sống" năm 2020. Trải qua 1 tháng tổ chức, cuộc thi "Sách và cuộc sống" năm 2020 đã nhận được sự quan tâm lớn của các bạn học sinh, sinh viên thành phố, nhiều bài thi được gửi về với các thể loại đa dạng như: thơ ca, tranh vẽ, infographic, file ghi âm, clip... Sau quá trình chấm giải, Ban tổ chức quyết định trao giải cho 10 thí sinh.
Ban tổ chức cuộc thi "Sách và cuộc sống" năm 2020 trao thưởng cho các bạn trẻ đạt giải cao.
Thí sinh Huỳnh Mai (sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã chiến thắng với giải Nhất chung cuộc.
Thí sinh Nguyễn Minh Thư (học sinh Trường THPT Bình Phú) và Võ Kim Tuyền (sinh viên Trường ĐH Ngân hàng TPHCM) lần lượt nhận giải Nhì và Ba cuộc thi.
Năm học mới, đảm bảo đủ sách giáo khoa mới Chương trình giáo dục phổ thông mới đi kèm với đó là sách giáo khoa (SGK) mới. Làm sao đảm bảo để tất cả mọi học sinh lớp 1 năm nay đều có SGK mới để học là yêu cầu đặt ra với các địa phương, trong đó đặc biệt lưu ý với học sinh ở vùng sâu vùng xa, học sinh (HS)...