Thầy giáo trẻ luyện chữ đẹp ở phố cổ Hà Nội
Hơn 10 năm nay, trong căn phòng nhỏ bé của thầy giáo luyện chữ đẹp Dương Thanh Tuấn, biết bao người từ những nét chữ nguệch ngoạc đã trở nên trau chuốt chỉn chu, đẹp không khác gì con chữ in.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống ba đời làm nghề dạy viết chữ đẹp. Tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, Đại học Văn hóa , từng làm giảng viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội, đã 10 năm nay thầy Dương Thanh Tuấn gắn bó với cái nghề luyện nét chữ, rèn nết người.
Tài viết chữ đẹp của thầy Tuấn không chỉ có những người dân trong khu phố cổ biết tới mà nhiều người từ khắp mọi miền đều tìm về đây để mong muốn có được nét chữ đẹp. Nhiều trường học ở các tỉnh cũng mời thầy Tuấn về để dạy cho các giáo viên về cách luyện viết chữ đẹp để truyền đạt cho học sinh.
Hiện nay, lớp học của Thầy Tuấn đã trở thành địa chỉ thân thuộc cho những ai muốn có nét chữ đẹp.
Lớp học nằm ở số 10 Hàng Mành, Hà Nội
Nhiều em học sinh tiểu học tìm đến đây để rèn luyện nét chữ đẹp
Trung bình khóa học của mỗi em kéo dài từ 10 đến 15 buổi
Thầy Tuấn uốn nắn nét bút cho học trò
Video đang HOT
Trong mỗi buổi học, khi viết xong các trò phải lên trả bài cho thầy
Vừa trả bài thầy Tuấn vừa chấm điểm từng chữ và chỉ chỗ chưa được cho các em học sinh
Một quyển vở được coi là chữ đẹp của học sinh thầy Tuấn
Ban đầu cần luyện viết nét thanh, nét đậm sau đó mới ghép vào để viết chữ
Cậu bé Bạch Minh Đức, vừa mới vào lớp 1, vui thích khi được bố mẹ cho tham gia lớp học luyện chữ
Việc luyện chữ cũng góp phần giúp các em rèn luyện đức tính kiên trì, tỉ mỉ, rất tốt cho các công việc sau này
Lớp học có nhiều người lớn đến luyện viết chữ đẹp
Độ tuổi thích hợp luyện chữ nhất là từ 12 cho đến 30 tuổi
Lớp học viết chữ đẹp của thầy Dương Thanh Tuấn đã trở thành địa chỉ thân thuộc cho những người muốn luyện chữ, rèn nết người
KINH VÂN
Theo Bưu Điện Việt Nam
Teen ngày càng không coi trọng việc viết chữ đẹp
Quan niệm của rất nhiều teen hiện nay là "chỉ cần học giỏi là được, chữ viết thì quan trọng gì".
Ngày xưa vẫn có câu "nét chữ nết người". Nhìn chữ có thể đoán ra tính cách của người viết. Do đó, việc rèn chữ đối với học sinh chúng mình là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, một thực tế trái ngược lại đang xuất hiện. Học sinh, đặc biệt ở cấp THCS, THPT chữ ngày càng xấu!
Nét chữ nết người
Có thể nói, chỉ cần nhìn qua nét chữ của một con người là có thể biết được người đó có tính cẩu thả, đại khái hay chu đáo, cẩn thận,... Ngay từ khi học cấp 1, chúng ta đã được rèn viết chữ. Nếu trong những năm học đó, bạn chịu khó chăm chỉ luyện viết theo sự hướng dẫn của thầy cô và tự luyện ở nhà nữa thì chữ viết sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, để duy trì nét chữ đẹp không phải là một việc dễ. Nó cần một quá trình xuyên suốt, đòi hỏi ở người viết phải chăm chỉ, cẩn thận trong từng nét chữ hằng ngày. Tuy vậy, không thể phủ nhận nhiều ý kiến cho rằng càng lớn học sinh càng viết chữ xấu. Đây đang là một trong những căn bệnh mà teen mình nên lưu ý trong quá trình học tập.
Nắm bắt được ưu điểm của chữ viết mang lại, nên thời gian gần đây mới xôn xao lớp học luyện chữ của thầy Dương Tuấn ở phố Hàng Mành, Hoàn Kiếm - Hà Nội. Mỗi ngày thầy đón hơn 100 bạn học sinh đến đây học luyện chữ. Có cả học sinh cấp 1, 2, 3, thậm chí các bạn đang là sinh viên cũng kéo nhau đến học luyện chữ như những học sinh cấp 1 nắn nót từng nét thanh, nét đậm,... Rất nhiều bạn thật sự say mê với môn học tưỡng chừng như đơn giản này. Cuối cùng các bạn phải công nhận chữ càng đẹp, tập vỡ cũng được sạch sẽ, dễ nhìn và là một trong những nguyên nhân khiến chúng tớ muốn nhìn vào quyển tập của mình nhiều hơn.
Lớp học của thầy Dương Tuấn và các bạn học sinh đang tập luyện chữ.
1001 lý do
Rất nhiều phụ huynh hốt hoảng mỗi khi cầm quyển tập của con mình trên tay. Lúc thì cứ như "cua ngoằn", chỗ tẩy xóa, chỗ gạch chéo, thêm thắt đủ thứ,... hệt như quyển nháp!
Nhưng rồi để "biện minh" cho nét chữ không đẹp của mình sẽ có 1001 lý do cực kì thuyết phục! Điển hình là Minh An (Hs trường LVC - TPHCM). Thỉnh thoảng bố mẹ bạn ấy vẫn giữ thói quen kiểm tra tập vở của cu cậu nhà ta. Nhưng ngặt cái chữ An càng ngày càng tệ, cấp 1 còn được giải nhì vở sạch chữ đẹp của quận, đến cuối cấp 2, An bắt đầu mắc bệnh lười chép bài, nên chỉ nhắm mắt nhắm mũi vạch vạch vài nét cho xong. Khi lên đầu cấp 3 thì chữ An chẳng còn ai đọc nổi.
Bố mẹ thường xuyên cằn nhằn rồi tra hỏi nguyên nhân. Cậu bạn ngay lập tức xua tay đổ lỗi: "Cô giáo viết bài với đọc nhanh quá nên để theo kịp con phải chép đại cho xong". Có lần An còn viện lí do vì trên lớp cô Sử giảng bài chán mà cứ thích kiểm tra tập vở, nên cả bọn bày trò thi xem ai chép bài nhanh nhất để lấy khí thế!
Thầy Tuấn đang hướng dẫn cho các học trò của mình.
Đây chính là chữ của thầy Tuấn đấy!
Tác hại của việc viết chữ xấu
Chữ xấu, trước hết sẽ ảnh hưởng tới điểm số của bạn. Thử tưởng tượng xem, khi giáo viên chấm bài mà chữ lại không thể "dịch" ra được thì hậu quả sẽ thế nào!? Đương nhiên, bạn sẽ bị trừ điểm vì một lý do không cân xứng chút nào.
Thứ 2, nghiêm trọng hơn rất nhiều. Ở các cuộc thi lớn như thi Đại học, Cao đẳng, không phải thầy cô nào cũng kiên nhẫn ngồi dịch nghĩa từng chữ cho bạn (khi bạn trình bày một bài thi bằng những dòng chữ xấu xí, khó đọc). Nên nếu chữ quá tệ, không thể đọc ra thì thầy cô được quyền trừ điểm, hoặc do bạn viết bừa mà nhìn thành số khác thì câu đó xem như sai kết quả, mất điểm như chơi!
Nguyên nhân căn bệnh viết chữ xấu của teen
Lý do khách quan là do sự phát triển của khoa học công nghệ với tốc độ phủ sóng mạnh của máy tính và điện thoại nên việc rèn chữ đối với học sinh bị coi nhẹ hơn trước. Thêm vào đó, ở các trường THCS, THPT, giáo viên và phụ huynh ít chú trọng tới việc rèn chữ cho học sinh mà chú trọng nhiều hơn tới kiến thức, nội dung bài học. Do vậy, quá trình rèn chữ bị ngắt quãng, không có sự tỉ mẩn, cẩn thận. Trong thời gian dài như vậy, dù bạn trước đó có viết đẹp tới đâu thì chữ cũng càng xấu đi. Chưa kể những bạn chữ xấu thì nay lại càng xấu hơn.
Có một nét chữ đẹp không phải là chuyện dễ!
Lý do chủ quan là do ý thức rèn chữ của mỗi cá nhân. Rèn chữ cũng giống như bất kì một môn học khó nào. Nó cần phải có sự chuyên cần, trau chuốt. Nếu như không tạo được thói quen này mà vội vàng, cẩu thả thì sớm muộn gì chữ cũng xấu đi. Với tâm lý đó, cộng thêm quan niệm của rất nhiều teen hiện nay "Chỉ cần học giỏi là được, chữ viết thì quan trọng gì" đã góp phần làm xấu đi chữ viết của mình đấy!
Biện pháp khắc phục
Để khắc phục tình trạng này thì bên cạnh việc học bài trên lớp, các bạn cũng nên rèn cho mình tính cẩn thận mỗi khi viết bài. Chỉ cần nắn nót một chút, từng ngày từng ngày, thì chữ viết của bạn đã được cải thiện khá nhiều. Quá trình này đòi hỏi ở bạn tính kiên nhẫn đấy!
Theo PLXH
59 trường công bố điểm trúng tuyển Sáng nay, các đại học Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), Sư phạm Hà Nội, Xây dựng, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài Chính công bố điểm trúng tuyển. Danh sách các trường đã công bố: Số thứ tự Tên các trường đã công bố điểm chuẩn 1 Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP...