Thầy giáo TP.HCM giúp các nguyên tố hóa học ‘xài’ Facebook
Cacbon đang ‘hẹn hò’ với magie, lưu huỳnh muốn rủ sắt lập “kèo” đi chơi, trong thiết kế của học trò một trường ở TP.HCM, các nguyên tố hóa học cũng ‘xài’ Facebook như ai.
Thầy Lê Văn Nam, người giúp các nguyên tố hóa học ‘xài’ Facebook – NVCC
Đó là ý tưởng của thầy giáo Lê Văn Nam, 25 tuổi, giáo viên hóa học trường THPT Trần Văn Giàu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Theo đó, thầy Nam đã cho học sinh làm việc nhóm, các em học sinh tự tìm hiểu về một nguyên tố nào đó mà cảm thấy thích thú, từ đó tự do sáng tạo bằng cách vẽ lại trang Facebook của nguyên tố đó trên trang giấy. Không chỉ cần sáng tạo, mỗi học trò cũng phải nắm những thông tin cơ bản của nguyên tố, thể hiện qua ảnh đại diện, ảnh bìa, các dòng trạng thái, thông tin cá nhân, danh sách bạn bè của nguyên tố đó.
Trang cá nhân của Urani
Trang cá nhân của lưu huỳnh
Facebook cá nhân của oxy – ẢNH THÚY HẰNG
“Vừa nghe bài tập xong, các em học sinh hưởng ứng rất nhiệt tình, khi nhận bài từ các nhóm, bản thân tôi bị choáng ngợp với sự sáng tạo của các em học sinh. Trên trang giấy, các nguyên tố hóa học với Facebook cá nhân hiện lên lộng lẫy và gần gũi hơn bao giờ hết. Tôi nghĩ thông qua bài tập này, các em học sinh sẽ thấy môn hóa học không còn khô khan với những bài tập hóc búa, những con số vô cảm, hay những phương trình hóa học. Các em cảm nhận môn hóa gần gũi, thú vị”, thầy giáo trẻ chia sẻ.
Thầy giáo hài hước khiến trò thêm yêu môn hóa
Cái gì Anken có mà bạn không có? Thầy giáo hóa học trẻ đặt câu hỏi để kết thúc một giờ giảng về Anken (công thức CnH2n), dưới lớp học trò đều nhíu mày suy nghĩ. Đáp án, thầy giáo bóc tờ giấy che hàng chữ đã chuẩn bị sẵn trên bảng “Anken có đôi, còn bạn thì không”. Dưới lớp, học trò cười ngất. Đoạn clip ngắn vài chục giây đó được một học trò biên tập lại, đăng tải lên mạng, thu hút hơn một triệu lượt xem.
Video đang HOT
Điển trai, hài hước, vui tính, thầy Nam luôn nỗ lực để mỗi bài giảng là những giây phút thú vị cho học sinh, để không còn ai “ngại” học hóa. Đặc biệt trong thời gian giảng dạy trực tuyến vì Covid-19, thầy Nam càng cố gắng có nhiều “chiêu” để thu hút các trò không rời màn hình.
Thầy Nam (bìa trái) được các học sinh yêu mến – ẢNH THÚY HẰNG
Thầy Nam tự đặt máy quay để quay video bài giảng cho các trò – ẢNH NVCC
“Khi quay các video bài giảng trực tuyến, tôi thường trăn trở là nên làm gì để bài giảng được sinh động, trực quan và gần gũi hơn. Trong số đó, tôi thường kể về lịch sử của các nguyên tố để kích thích sự tò mò của các em nhiều hơn. Trong các bài giảng trực tuyến, tôi tự lồng ghép các video thí nghiệm để các em có cách nhìn khách quan và cụ thể hơn về các phản ứng hóa học. Hay tôi và bạn mình cũng tập sáng tác bài hát bằng cách lồng các kiến thức hóa học để các em vừa được học vừa được giải trí. Tôi cũng mong các em cảm nhận được sự cố gắng của thầy giáo, từ đó sẽ tích cực học tập tốt hơn”, thầy Nam bộc bạch.
Thầy giáo là tác giả 5 đầu sách
Thầy giáo trẻ Lê Văn Nam quê ở Hà Nam. Thầy bộc bạch, vốn ban đầu chọn lựa sư phạm chỉ vì mong muốn giúp mẹ thực hiện ước mơ tuổi trẻ mẹ chưa làm được. Tuy nhiên được các thầy cô Trường ĐH Sài Gòn truyền cảm hứng, anh ngày càng yêu công việc sư phạm hơn. Sớm tìm hiểu về các kỹ năng, anh Nam từng thực tập đi dạy học khi là sinh viên năm nhất.
Sau mỗi ngày dạy học trên trường đã mệt nhoài, về nhà, thầy Nam vẫn livestream (phát trực tiếp trên Facebook) dạy học miễn phí cho các học trò. Thầy chia sẻ, nhìn các dòng bình luận, những câu chuyện vui buồn mà các em học sinh chia sẻ đã tiếp thêm động lực cho thầy.
Thầy giáo trẻ tâm huyết làm sao để học sinh không còn ngại học hóa – ẢNH NVCC
“Tình yêu với môn hóa của tôi nhen nhóm từ năm lớp 12, khi được làm học trò của thầy Nguyễn Văn Duyên ở trường THPT. Với tính cách giản dị và chân thành, luôn cháy hết mình trong giờ học, thầy Duyên giúp tôi từ một cậu học trò chẳng giỏi môn hóa là mấy bỗng trở nên cực kỳ thích thú môn này. Lên ĐH, tôi tự tìm tòi rồi nhờ các thầy cô trong khoa tư vấn, định hướng để rồi ngày tôi xuất bản được quyển sách đầu tiên, tôi vui như một đứa trẻ, đến nay tôi đã là tác giả của 5 đầu sách về ôn tập môn hóa học”, thầy Nam kể.
Thầy giáo 25 tuổi với sáng tạo Facebook cho nguyên tố bộc bạch: “Hóa học gắn liền với cuộc sống, thực sự là như vậy. Với đam mê và với niềm tin rằng tôi đang thay mẹ thực hiện ước mơ, tôi càng cố gắng cho mỗi bài giảng hơn. Hạnh phúc nhất, đó là những lúc tôi nghe thấy các trò của mình nói sẽ thi vào sư phạm hóa, tôi nói với các trò, nghề giáo sẽ nhiều vất vả, hy sinh đấy. Nhưng đến giờ này, nhiều trò cũ của tôi đã bước chân vào cánh cửa sư phạm, tôi sắp có thêm nhiều đồng nghiệp, nghĩ đến đó, tôi cảm thấy trong lòng vui lắm”.
Đề tham khảo môn Hóa 2020: "Mềm" hơn, khoảng 90% nội dung lớp 12
Nội dung kiến thức của đề tham khảo THPT quốc gia môn Hóa chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 (khoảng 90%). Đề thi "mềm" hơn năm 2019, phù hợp với tình hình thực tiễn nghỉ dịch Covid-19 dài ngày.
Dưới đây là nhận định của một số giáo viên phổ thông về đề tham khảo THPT quốc gia 2020 môn Hóa học.
"Câu hỏi vận dụng cao nằm trong chương trình học kì 1"
Thầy Nguyễn Văn Chuyên, giáo viên Hóa học, Trường THPT Yên Thế huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang cho biết: Nội dung kiến thức của đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 (85%), còn lại nằm trong chương trình lớp 11.
Về yêu cầu kiến thức của đề thi: Mức độ nhận biết, thông hiểu khoảng 70%; Mức độ vận dụng và vận dụng cao khoảng 30%.
Đề thi có nhiều câu hỏi gắn liền lý thuyết với thực tế (ví dụ câu số 43, 50, 53, 62, 63); có các câu hỏi gắn với thí nghiệm thực hành (ví dụ câu số 57, 77), phù hợp với kiến thức học sinh đã được học trong chương trình phổ thông.
So với đề thi THPT quốc gia năm 2019, đề thi tham khảo môn Hoá năm 2020 có sự tương đồng trong phân bổ về mức độ câu hỏi, nội dung kiến thức.
Ở đề tham khảo môn Hoá 2020, các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao chủ yếu nằm trong chương trình học kỳ 1 của lớp 12.
Trong đó, các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao chủ yếu nằm trong chương trình học kỳ 1 của lớp 12, các câu hỏi ở học kì 2 của lớp 12 chủ yếu ở mức độ nhận biết và thông hiểu.
Điều này phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay vì chủ yếu học sinh đang phải học qua truyền hình và internet.
Với đề thi trên đây, dự kiến học sinh trung bình có thể đạt 5-6 điểm; Học sinh khá có thể đạt điểm 7-8 điểm; Học sinh giỏi có thể đạt điểm 8,5-9,5 điểm; Học sinh xuất sắc có thể đạt 10 điểm.
"Đề thi "mềm" hơn năm ngoái"
Cô Nguyễn Thị Quỳnh Hương, giáo viên Hóa học, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ninh Bình nhận xét: Đề thi thuộc chương trình lớp 12 là chủ yếu. Trong đó các câu hỏi, bài tập thuộc học kì 2 của lớp 12 chủ yếu là các câu hỏi, bài tập ở mức độ cơ bản.
Điều này hợp lý vì học kì 2 học sinh đang phải nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, chủ yếu phải tự học và học qua truyền hình, internet.
Đề tham khảo môn Hoá năm nay "mềm" hơn năm ngoái do học sinh nghỉ dịch Covid-19 dài ngày.
Về cấp độ các câu trong đề thi: Cấp độ 1 (mức nhận biết): 10 câu, 25%; Cấp độ 2 (mức thông hiểu): 18 câu, 45%; Cấp độ 3 (mức vận dụng): 8 câu, 20%; Cấp độ 4 (mức vận dụng cao): 4 câu, 10%; Câu hỏi liên quan đến thực tiễn: 01 câu: câu 43 (lớp 11); Câu hỏi liên quan đến thí nghiệm: 02 câu: câu 57 ( lớp 11); câu 77 (lớp 12)
Với đề thi tham khảo này, dự kiến học sinh trung bình đạt khoảng 5-5,5 điểm. HS khá đạt khoảng 6-6,75 điểm. HS khá giỏi đạt khoảng 7-7,5 điểm. HS giỏi đạt khoảng 8-8,5 điểm. HS xuất sắc đạt khoảng 9-9,5 điểm.
"Không có kiến thức trong phần đã tinh giản"
Thầy Lê Anh Dũng, giáo viên Hóa học, Trường THPT Bá Thước, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa nhận định: Cấu trúc đề năm nay tương tự như năm 2019. Có 12 câu ở mức độ 1 (mức độ nhận biết, 30%); Có 16 câu ở mức độ 2 (mức độ hiểu, 40%); 8 câu ở mức độ 3 (mức độ vận dụng, 20%); 4 câu mức độ 4 (mức độ vận dụng cao, 10%); 24 câu lí thuyết và 16 câu bài tập.
So với đề thi năm 2019, đề tham khảo năm 2020 có độ khó giảm nhẹ hơn. Không có nội dung kiến thức, nằm trong nội dung được tinh giảm mà Bộ GD&ĐT vừa công bố.
Có khoảng 90% nội dung kiến thức lớp 12, còn lại khoảng 10% còn lại tập trung phần kiến thức lớp 11.
Câu hỏi vận dụng và vận dung cao phần lớn thuộc phạm vi kiến thức học kỳ 1 lớp 12 còn học kỳ 2 lớp 12 được ra ở mức độ rất cơ bản.
Có 01 câu liên quan thực tiễn: câu 43 và hai câu liên quan đến thực nghiệm: câu 57, câu 77.
PV
Lưu ý để đạt kết quả cao môn Hoá học lớp 8, 9 sau khi tinh giản kiến thức Học sinh cần nắm rõ các mảng kiến trọng tâm, kiến thức cơ bản của học kì II, ghi chép cẩn thận từng nội dung và ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy theo chủ đề. Một số nội dung thực hành trên lớp môn Hoá học lớp 8, 9 cũng được tinh giản cho phù hợp với việc học sinh nghỉ học...