Thầy giáo tiếng Việt “bén duyên” trên đất nước triệu voi
Thấm thoắt hơn 10 năm công tác trên đất nước Lào với những vui, buồn, khó khăn và cả hạnh phúc, thầy giáo Phương vẫn luôn tự hào khi hằng ngày cùng đồng nghiệp miệt mài cống hiến cho sứ mệnh quốc tế.
Thầy Phương cùng học trò. Ảnh: NVCC
Khó khăn và nỗ lực của thầy giáo trẻ
Nói về cơ duyên trở thành thầy giáo dạy tiếng Việt cho học sinh Lào và con em Việt kiều, thầy giáo Trương Văn Phương (sinh năm 1987), quê tại xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) cho biết: Năm 2011, tốt nghiệp đại học và biết Quảng Bình đang tuyển giáo viên tham gia dạy tiếng Việt tại Lào, anh đã đăng ký tham gia và trúng tuyển.
Chia sẻ về những khó khăn ngày đầu khi mới đặt chân đến Lào, thầy Phương tâm sự: Mặc dù đã chuẩn bị tâm lý cho chuyến đi công tác, thế nhưng những khó khăn khi đặt chân đến một đất nước xa lạ, nơi khác biệt về tập quán, lối sống… đã khiến thầy đôi khi chán nản và có suy nghĩ sẽ trở về Việt Nam.
“Những ngày đầu khi được phân công về công tác tại Trường Tiểu học Thống Nhất, thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn (Lào) khó khăn bắt đầu đến với mình, do chưa thông thạo tiếng Lào để giao tiếp, cùng với văn hóa, đời sống và sinh hoạt nơi đây gần như khác biệt với Việt Nam… Rồi những đêm nhớ gia đình và quê hương đã khiến bản thân lung lay tư tưởng.
Nhưng vì nhiệm vụ và vì tình cảm những đứa trẻ nơi đây, tôi đã quyết tâm thích nghi với cuộc sống để công tác thật tốt. Từ đó, tôi dành thời gian rảnh rỗi theo chân học sinh về các gia đình Việt kiều để học tiếng Lào và tìm hiểu văn hóa của cư dân bản địa. Nhờ đó mình đã hiểu được và dần thích nghi với cuộc sống trên nước bạn và cảm thấy yêu mến, gắn bó hơn”, thầy Phương bộc bạch.
Học trò của thầy Phương chủ yếu ở bậc tiểu học gồm con em người Lào và Việt kiều. Những học sinh này theo thầy Phương rất ham học tiếng Việt, gần gũi và yêu mến thầy cô giáo từ Việt Nam sang. Sự hiếu học và tình cảm các trò dành cho chính là động lực giúp thầy Phương gắn bó lâu dài tại Lào.
Không chỉ dạy tiếng Việt cho Việt kiều và người dân ở đây, thầy Phương còn tham gia nhiều hoạt động xã hội của Hội người Việt Nam tại tỉnh Khăm Muộn. Thầy còn hướng bà con người Việt về quê hương đất nước bằng nhiều hoạt động như: Vận động quyên góp các khoản tiền cho quỹ người nghèo và ủng hộ cho các địa phương bị ảnh hưởng lũ lụt tại Việt Nam.
Cùng với đó, thầy Phương cũng tích cực hỗ trợ và tham gia cùng bà con Việt kiều trong việc tổ chức các lễ hội như Tết cổ truyền Việt Nam; Tết thiếu nhi cho học sinh Trường Tiểu học Thống Nhất; Dạy học ngoài giờ miễn phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn…
Video đang HOT
Thầy cô giáo dạy tiếng Việt tại Lào luôn được đồng nghiệp dành tình cảm yêu mến. Ảnh: NVCC
Giúp trò hiểu tiếng Việt, yêu quê hương
Chia sẻ về thầy giáo của mình, em Denouphab Outhen ở thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn cho hay: “Thầy Phương rất tận tình chỉ dạy, giúp chúng em hiểu ý nghĩa và yêu tiếng Việt hơn. Thông qua tiếng Việt em và các bạn có thể hiểu nhiều hơn về con người và văn hoá Việt Nam. Không chỉ dạy tiếng Việt, thầy Phương còn chỉ bảo cho em và các bạn nhiều bài học hay trong cuộc sống”.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông với khả năng nói tiếng Việt rất giỏi, Denouphab Outhen đã nhờ thầy Phương hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục để sang Việt Nam học tập. Outhen trở thành sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Quảng Bình với mong ước tiếp bước thầy Phương trong việc dạy tiếng Việt trên quê hương mình.
Cũng giống những thầy cô giáo khác, niềm vui của thầy Phương chính là, sau những tháng ngày dài cùng đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ “gieo” tiếng Việt trên đất nước bạn Lào, nhiều học trò của thầy đã nghe và nói tiếng Việt rất tốt và dành một tình cảm đặc biệt cho đất nước Việt Nam. Các em và phụ huynh dù còn khó khăn về vật chất nhưng vẫn luôn dành tình cảm chân thành và giúp đỡ thầy cô rất nhiều.
Với hơn 10 năm sinh sống và làm việc, thầy Trương Văn Phương coi Lào như là quê hương thứ 2, yêu quý đất nước này như tình yêu đối với đất nước Việt Nam. Cũng trong thời gian công tác tại đây, thầy Phương đã quen biết, tìm hiểu với một đồng nghiệp rồi tiến đến hôn nhân và có một gia đình nhỏ hạnh phúc với sự chào đời của một cô công chúa nhỏ.
Thầy Phương cho hay: Mỗi dịp cuối năm, gia đình lại tất bật chuẩn bị hành lý để trở về Việt Nam đón Tết Nguyên đán cùng người thân. Và mỗi lần trở về với bản thân thầy là một cảm xúc khó tả, bởi quê hương Việt Nam và đất nước Lào đều là những nơi gắn bó nhất.
“Mỗi lần gia đình chuẩn bị về Việt Nam đón Tết là vợ chồng tôi không dám chào tạm biệt bà con nơi đây. Bởi bà con sẽ đến chúc Tết và gửi quà. Không nhận thì sợ bà con buồn lòng, nhận thì mình không nỡ bởi bà con còn khó khăn, vất vả”, thầy Phương kể.
Chia sẻ về những dự định sắp tới, thầy Phương cho biết: Hai vợ chồng tiếp tục công việc dạy tiếng Việt trên đất nước Lào cho bà con Việt kiều và người dân có nhu cầu ở đây. Hiện con gái của thầy Phương cũng theo học tại Trường Mầm non Thống nhất tại Thà Khẹt. Nhưng đến khi cháu lớn và chuẩn bị bước vào lớp 1, hai vợ chồng cũng sẽ sắp xếp và gửi cháu về Việt Nam nhờ bà nội chăm sóc để theo học tại quê nhà.
Với thầy Phương, dạy học trên đất bạn Lào không những thực hiện nghĩa vụ quốc tế mà còn có ý nghĩa trong việc gìn giữ, phát huy tiếng và văn hóa Việt trên đất nước triệu voi cho các thế hệ con em Việt kiều. “Bà con và học sinh Lào thật thà và giàu tình cảm. Là người con xa xứ, mình giúp mọi người về ngôn ngữ thì bà con lại giúp mình trong cuộc sống. Hạnh phúc của những người dạy tiếng Việt trên đất nước Lào của bọn mình là như thế”, thầy Phương tâm sự.
Thầy giáo Việt và hành trình 10 năm gieo chữ trên đất nước triệu voi
Bằng tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, đã 10 năm nay thầy giáo Trương Văn Phương (SN 1987), quê tại xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) cùng những thầy cô khác đã hết mình với nhiệm vụ "cõng" tiếng Việt sang dạy trò tại nước bạn Lào.
Chia sẻ cùng PV Báo Sức khỏe & Đời sống, thầy Phương cho biết, năm 2011, anh tốt nghiệp đại học. Biết Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình đang tuyển giáo viên tham gia dạy tiếng Việt tại nước Lào, anh tham gia và trúng tuyển.
Biết con trai sẽ sang Lào công tác, tuổi còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên bố mẹ anh rất lo lắng. Nhưng khi được phân tích và thuyết phục bố mẹ đã hiểu và ủng hộ anh vượt đường biên đi "gieo" tiếng Việt.
Thầy Trương Văn Phương, người có hành trình 10 năm dạy tiếng Việt trên nước bạn Lào (ảnh: NVCC).
Nói về những ngày đầu đến với Trường Tiểu học Thống Nhất, thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn (Lào) dạy học vì tiếng Lào chưa thông thạo để giao tiếp, văn hóa và đời sống sinh hoạt nơi đây gần như khác biệt với Việt Nam... Cộng thêm nỗi nhớ gia đình và quê hương da diết khiến thầy Phương gặp không ít khó khăn để thích nghi.
Để sớm hiểu hơn nơi mình sẽ gắn bó trong thời gian dài, những lúc rảnh rỗi, thầy Phương sẽ theo chân học sinh về các gia đình Việt kiều để học tiếng Lào và tìm hiểu văn hóa của cư dân bản địa. Khi hiểu hơn về cuộc sống nơi đất lạ, thầy Phương lại thêm yêu con người và đất nước triệu voi.
Học trò của thầy Phương chủ yếu ở bậc tiểu học gồm con em người Lào và Việt kiều. Những học sinh này theo thầy Phương là rất ham học tiếng Việt, gần gũi và yêu mến các thầy cô giáo đến từ Việt Nam. Sự hiếu học và tình cảm các trò dành cho chính là động lực giúp thầy Phương gắn bó lâu dài tại Lào.
Những học sinh tại Lào rất ham học tiếng Việt, gần gũi và yêu mến các thầy cô giáo đến từ Việt Nam (ảnh: NVCC).
Thầy Phương nhớ mãi kỷ niệm về ngày Nhà giáo đầy tình cảm ấm áp. Ở trên đất bạn Lào, mỗi năm thầy Phương được 2 lần đón ngày Hiến chương các nhà giáo, đó là Ngày Nhà giáo Lào (07/10) và Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). Các em học sinh nơi đây tuy còn khó khăn về vật chất nhưng luôn giàu tình cảm chân thành.
Ở trên đất bạn, thầy Phương luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ phụ huynh và người dân địa phương. Những ngày còn chưa lập gia đình, mỗi khi thầy đổ bệnh, bà con người Lào, phụ huynh học sinh vẫn thường đến thăm hỏi, giúp đỡ thuốc men.
"Bà con với học sinh ở Lào thật thà, chất phác và rất tình cảm. Mình là người con xa xứ, mình giúp họ trong vấn đề ngôn ngữ thì bà con giúp mình trong cuộc sống. Tình cảm của bà con người Lào đôi khi mình thể hiện bằng lời không thể nói hết được, nhưng mà tha thiết lắm. Nếu như đến một gia đình nào đó mà người ta nói tiếng Việt thì mình cảm thấy như đó là quê hương của mình", thầy Phương hào hứng chia sẻ.
Thầy Phương nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của bà con Việt kiều và người dân Lào (ảnh: NVCC).
Thầy Phương tâm sự, dạy học trên đất bạn Lào không những thực hiện nghĩa vụ quốc tế mà còn có ý nghĩa trong việc gìn giữ, phát huy tiếng Việt, văn hóa Việt trên đất bạn Lào cho các thế hệ con em Việt kiều và con em bạn Lào.
Với 10 năm sinh sống và làm việc, thầy Trương Văn Phương coi Lào như là quê hương thứ 2 của mình, yêu quý đất nước triệu voi như tình yêu đối với đất nước Việt Nam. Cũng trong thời gian đó, thầy quen và tiến tới hôn nhân với cô giáo Việt cũng đang thực hiện nhiệm vụ đưa tiếng Việt đến với học trò tại Lào. Hành trình gieo tri thức đầy ý nghĩa đơm hoa bằng sự thấu hiểu người "đồng đội" rồi kết trái với đám cưới và sự ra đời của một thiên thần nhỏ.
"Vợ mình cũng cũng là giáo viên Việt Nam qua Lào dạy học, hiện công tác cùng trường. Gặp gỡ, cảm mến nhau và hiểu cho những vui buồn của người con nước Việt thực hiện nhiệm vụ xa xứ rồi chúng tôi cưới nhau. Con gái 2 tuổi giờ cũng đang sống với ba mẹ ở Lào. Dịp Tết và hè thì cả gia đình cùng về Việt Nam", thầy Phương cho biết.
Gia đình nhỏ của thầy Phương (ảnh: NVCC).
Thành quả lớn nhất mà thầy Phương nhận thấy sau những tháng ngày dài thực hiện nhiệm vụ đó chính là đã dạy nhiều học trò tiếng Việt và tình yêu Việt Nam. Trong số học sinh do thầy Trương Văn Phương dạy có em Denouphab Outhen ở thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn. Em là người gốc Lào nhưng nói tiếng Việt rất giỏi. Tốt nghiệp trung học phổ thông, Outhen đã nhờ thầy Phương hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục để sang Việt Nam học tập. Sau khi đủ điều kiện, Outhen trở thành sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Quảng Bình.
"Thầy Phương đã dạy em tiếng Việt từ nhỏ, em rất yêu tiếng Việt và đất nước Việt Nam. Sau khi tìm hiểu, em đã quyết định sang Việt nam học để về dạy học trò Lào như là thầy Phương", em Denouphab Outhen cho biết.
Sách tiếng Anh dạy học sinh về đàn Violin, nhưng ngó xuống hình ảnh mà HẾT HỒN: Sống mấy chục năm mới thấy cây Violin kì quặc này trong đời "Dạy vỡ lòng cho trẻ mà gặp phải mấy cuốn sách này hết sức tai hại", một thầy giáo nhận định. Sách tham khảo tiếng Anh bị lỗi chính tả, dịch sai nghĩa, lủng củng, hình ảnh "râu ông nọ cắm cằm bà kia"... được bày bán rất nhiều trong các nhà sách hoặc bán online khiến người mua không chỉ bị sai...