Thầy giáo thể dục kiêm ‘vua’ sáng chế
Thầy Nguyễn Văn Nưng ‘bật mí’ đang nghiên cứu chế tạo máy sử dụng hơi nước để quay quạt tạo oxy trong nuôi tôm không cần nhiên liệu, không ô nhiễm môi trường.
Chiếc máy vô chân đạp mía đầu tiên của thầy Nưng – Ảnh: KHẮC TÂM
Nhiều nông dân tỉnh Sóc Trăng đang sử dụng hai sản phẩm máy nông cụ là máy vô chân đạp mía và máy vô chân ấm mía, nhưng ít ai biết “cha đẻ” của hai chiếc máy này là một giáo viên dạy thể dục.
Vượt qua trên 40 tác giả tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng lần 10 năm 2018 mới đây, giải pháp “Máy vô chân đạp mía” của ông Nguyễn Văn Nưng, giáo viên dạy môn giáo dục thể chất Trường tiểu học An Thạnh 3A (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng), được trao giải nhất.
Trước đó, trong Hội thi lần 9 năm 2016, giải pháp “Máy vô chân ấm mía” của thầy giáo này cũng “ẵm” giải nhất.
Nhà sáng chế của nông dân
Ngoài giờ lên lớp, thầy Nưng còn làm 20 công mía để nuôi hai con ăn học. Năm 2012, khi đào đất vô chân mía, thầy Nưng chợt lóe lên suy nghĩ tại sao không tự chế tạo ra máy làm thay con người. Sau đó, thầy Nưng bắt tay vào nghiên cứu.
Nhưng do không đủ tiền mua vật liệu, thầy Nưng phải lặn lội đến các cơ sở bán phế liệu tìm mua sắt vụn. Gần một tháng mày mò, cuối cùng chiếc máy vô chân ấm mía cũng hoàn thành vào cuối năm 2014. Máy vô chân ấm mía của thầy Nưng còn được nông dân đặt cho cái tên: máy “3 trong 1″.
Sau khi đến xem sản phẩm, lãnh đạo Liên đoàn Lao động huyện Cù Lao Dung động viên thầy Nưng đưa sản phẩm dự thi. Ngay trong lần dự thi đầu tiên, máy chế tạo của thầy đoạt giải nhất vào năm 2016.
Video đang HOT
Theo thầy Nưng, thời gian sinh trưởng của cây mía khoảng 12 tháng, cần phải trải qua ba lần vô đất chân mía (vô chân phả, vô chân ấm và vô chân đạp). “Đối với cây mía, khâu vô đất chân rất quan trọng, giúp cây giữ độ ẩm, phát triển tốt.
Riêng vùng đất ở Cù Lao Dung nhiều phù sa và mềm nên khi mía phát triển dễ đổ ngã, giảm năng suất, giảm trữ đường, do vậy cần vô chân đạp, trong khi chiếc máy đầu tay chưa có chức năng đó” – thầy Nưng cho hay.
Trăn trở điều này, thầy Nưng lại lao vào nghiên cứu… Đầu năm 2018, máy vô chân đạp mía của thầy Nưng ra lò, đem dự thi tiếp tục đoạt giải nhất.
Hiệu quả ngoài mong đợi
Thầy Nưng “khoe” sản phẩm mới về máy quạt sử dụng hơi nước – Ảnh: KHẮC TÂM
Ông Trần Văn Gẩm (ấp An Hưng, xã An Thạnh 3) là một trong những khách hàng đầu tiên “tậu” máy vô chân ấm mía của thầy Nưng.
“Công nhận máy của thầy chạy rất êm, hoạt động đa năng, hiệu quả khỏi chỗ chê nhưng giá lại khá bèo, chỉ 26 triệu đồng/máy. Không chỉ vậy, thầy Nưng còn bảo hành một năm. Trong thời gian này, máy có trục trặc gì cứ alô là thầy có mặt. Không chỉ tư vấn, hướng dẫn, thầy còn sửa và thay dụng cụ đều miễn phí, không một lời phàn nàn” – ông Gẩm cho hay.
Theo ông Gẩm, sau vụ mía vừa rồi, ông tiết kiệm chi phí vô đất khá lớn, tính ra lấy “được xác máy”. Ông Nguyễn Văn Thắng (ấp Sơn Ton, xã An Thạnh 2) trồng 50 công mía, tỏ ra thích thú khi nói về máy vô chân ấm mía.
“Máy do thầy sản xuất thiết kế gọn nhẹ, có bánh xe, có cần số, tay thắng nên dễ điều khiển. Khi hoạt động, máy phả đất sang hai bên liếp gọn ghẽ, trông đẹp mắt, đất tơi xốp giúp cây phát triển nhanh, năng suất cao” – ông Thắng nhận xét.
Thầy Trần Ngọc Danh, hiệu trưởng Trường tiểu học An Thạnh 3A, cho biết thầy Nưng hiền lành, đạt nhiều thành tích trong chuyên môn. Nhiều năm liền thầy luôn đạt danh hiệu lao động tiên tiến, giáo viên giỏi, được đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh tín nhiệm.
Thầy Nưng cho biết thời gian qua đã bán được trên 40 máy vô chân ấm mía. Riêng máy vô chân đạp mía có gần 10 nông dân đặt hàng. “Thời điểm bà con đặt hàng nhiều, tôi và mấy anh em thợ phải làm đến hơn 10h tối mới nghỉ, nếu không cật lực như vậy sẽ không kịp giao” – thầy Nưng nói.
Thầy Nưng “bật mí” đang nghiên cứu chế tạo máy sử dụng hơi nước để quay quạt tạo oxy trong nuôi tôm. “Hai năm nữa, tôi sẽ đem sản phẩm này đi dự thi, ưu điểm là không cần nhiên liệu, không ô nhiễm môi trường” – thầy Nưng tự tin.
Hỗ trợ thầy giáo đam mê sáng tạo tới cùng
Ông Lê Việt Triều, chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Cù Lao Dung, cho biết không chỉ dễ hoạt động, hai loại máy của thầy Nưng còn phù hợp điều kiện canh tác của nông dân địa phương, tiết kiệm chi phí đáng kể. “Ghi nhận đóng góp của thầy Nưng, huyện và tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để thầy sáng tạo, tiếp tục nghiên cứu có những sáng kiến mới. Thầy Nưng hai lần được UBND tỉnh tặng bằng khen. Sắp tới, chúng tôi sẽ hỗ trợ thầy Nưng ra mắt sổ tay sử dụng máy và dụng cụ bảo hộ lao động, đặc biệt hướng dẫn thầy làm hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu” – ông Triều cho biết.
Theo tuoitre.vn
Biến hồ núi đá đẹp như mơ thành nơi nuôi tôm thu hàng trăm triệu
Hàng chục hộ dân tại tỉnh Đồng Nai từ lâu sinh sống bằng nghề nuôi tôm trên núi đá. Hàng chục ha diện tích mặt nước trong xanh giúp họ thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Thu hoạch tôm ở Trà Cổ
Nghề nuôi tôm ở vị trí đặc biệt này tồn tại từ lâu tại xã Trà cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Hiện ở địa phương này có gần 50 ha mặt nước trong xanh trên núi dành để nuôi tôm.
Cách đây đến vài chục năm, nghề nuôi tôm trên núi đá ở đây đã hình thành. Những hồ nước hình thành trong không gian tuyệt đẹp, khí hậu trong lành lại đem đến nguồn thu nhập nuôi sống người dân.
Tôm được nuôi ở các hồ đá là loại tôm càng xanh, thân lớn, thịt chắc thơm ngon. Thức ăn dành cho chúng không phải thức ăn công nghiệp mà là cám từ bắp và các loại thực phẩm tạp ở miền quê do người dân tự chế biến.
Theo một cán bộ xã Trà Cổ, hiện tại địa phương có khoảng 45 hộ làm nghề nuôi tôm càng xanh. Anh Đoàn Nam Quốc, một hộ nuôi tôm, cho biết nhà anh có hai hồ nuôi với tổng diện tích vài nghìn m2. Mỗi đợt thu hoạch tôm cách nhau khoảng 4 tháng. Tôm nước ngọt có màu pha xanh bắt mắt, có con dài đến 25cm, trung bình cứ khoảng 10-15 con nặng 1kg.
Sản phẩm tôm trên núi
Hiện, tôm này có giá gần 200.000/kg. Trung bình mỗi năm với diện tích 1 ha, người nuôi tôm thu về khoảng 200-300 triệu đồng.
Các hộ nuôi tôm cho biết cứ đến đợt thu hoạch thương lái từ các vùng đến thu mua.
Việc nuôi tôm ở vùng núi mang nét đặc đáo của địa phương
Theo các cán bộ địa phương, hầu hết các hồ có diện tích lớn hình thành lâu đời từ đặc thù địa chất, cũng có nơi ở vùng trũng người dân tự khơi thành ao sử dụng tạo nên nguồn sống mang nét đặc thù cho vùng đất này.
Theo X.Hoàng- N.D (Báo Người lao động)
Nuôi tôm "chuẩn" siêu thâm canh ở xứ Đất Mũi cầm chắc lãi 60% Chỉ một thời gian ngắn xuất hiện, nuôi tôm theo hình thức siêu thâm canh đã nhanh chóng mang lại hiệu quả tích cực. Bằng việc tuân thủ chặt chẽ kỹ thuật nuôi, nông dân nuôi tôm ở Cà Mau đã thành công với hình thức này, cho thu nhập vượt trội. Theo nông dân Trần Văn Tổng (ngụ xã Hoà Tân, TP.Cà...