Thầy giáo sáng tạo đồ dùng dạy học tiết kiệm hàng chục triệu đồng
Nhắc đến thầy Trần Xuân Hiệp, các thầy cô trong trường THPT Tiến Thịnh (Mê Linh, Hà Nội) đều chung lời nhận xét: Đó là một giáo viên tận tâm với nghề, luôn sáng tạo ra những thiết bị, đồ dùng dạy học có tính ứng dụng cao.
Thầy Hiệp là một trong 100 giáo viên vừa được nhận giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo năm học 2016-2017.
Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 vào năm 2006, thầy Trần Xuân Hiệp về công tác tại Trường THPT Tiến Thịnh (Huyện Mê Linh, Hà Nội). ây là ngôi trường nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn với phần lớn học sinh là con em gia đình thuần nông.
iều kiện cơ sở vật chất dạy học ở trường còn thiếu thốn, lạc hậu nên thầy Hiệp luôn trăn trở làm thế nào để tạo ra những thiết bị, đồ dùng giúp học sinh có điều kiện học tập tốt nhất, đồng thời tạo thuận lợi hơn cho các thầy giáo, cô giáo trong giảng dạy.
Do đó, thầy Hiệp luôn tìm tòi, sáng tạo để tiết dạy sau tốt hơn tiết dạy trước, đồ dùng dạy học năm sau tốt hơn năm trước. Năm 2016, thầy Hiệp đã sáng tạo thành công sản phẩm “Thiết bị chiếu phiếu học tập” và giành giải nhất hội thi thiết bị đồ dùng dạy học tự làm cấp thành phố.
Thầy Hiệp : Trưởng thành từ ngôi trường vùng nông thôn, rất khó khăn, tôi luôn mong sản phẩm này được ứng dụng rộng rãi. Giá chỉ dao động từ 300.000 đến 500.000 đồng và lại có ưu điểm là gọn nhẹ, có thể cho vào hộp để mang đi,
Thiết bị chiếu phiếu học tập của thầy Hiệp gồm ba phần chính: Phần 1 là mắt camera gắn trên trục trượt ngang được tận dụng từ râu angten cũ. Phần 2 là trục trượt dọc được thiết kế trên hai thanh nhôm sát nhau tạo thành rãnh trượt dọc và xoay 360 độ, một đầu trục được gắn vào khay đỡ, một đầu gắn vào thanh trượt ngang. Phần 3 là giá đỡ được tận dụng từ mảnh ván gỗ, hoặc nhựa đủ lớn để chứa phiếu học tập A4.
Thiết bị phiếu chiếu của thầy Hiệp được ứng dụng trong một giờ dạy học
Thiết bị có thể sử dụng chiếu các thí nghiệm trong các môn: Sinh học, ịa lý, Vật lý, Hóa học, đồng thời có thể dùng để chiếu các vật thể 3D có kích thước phù hợp trên các góc độ khác nhau.
Trước đây, thầy cô phải dùng những bảng phụ rất cồng kềnh rồi viết lên bảng, dán lên để học sinh theo dõi, thì bây giờ với thiết bị này thì các thầy cô có thể thu gọn nó lại bằng tờ giấy A4, sau đó đưa vào khay chiếu của thiết bị chiếu, thông qua thiết bị đó thì sẽ được đẩy lên màn hình TV và màn hình chiếu. Thiết bị này rất gọn nhẹ nên thầy cô có thể hoạt động nhanh và nhiều nhóm một lúc.
So với giá thành của hệ thống máy chiếu trong giáo dục hiện nay (từ 18 đến 30 triệu đồng) thì “Thiết bị chiếu phiếu học tập” giảm chi phí rất nhiều. Sáng kiến của thầy Hiệp được đồng nghiệp, học sinh đón nhận tích cực. Một số trường học khác đã nhờ thầy Hiệp chuyển giao cách làm để sử dụng.
Với những đồ dùng dạy học mới cùng với phương pháp khoa học, những tiết học của thầy Hiệp không chỉ hấp dẫn bởi sự sáng tạo, mà còn truyền cảm hứng cho các em học sinh, khơi gợi cho các em niềm đam mê khoa học. Đồng thời phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học thông qua việc áp dụng các phương pháp dạy học mới.
Ngoài giảng dạy và sáng tạo, thầy Hiệp còn là giáo viên luôn đi đầu trong phong trào “Nhà giáo đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn”. Hằng năm, thầy đều tham gia dạy miễn phí cho những học sinh yếu và nhận đỡ đầu từ một đến hai học sinh có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn.
Thầy Hiệp cùng các giáo viên của trường luôn giúp đỡ học sinh vượt khó. Các thầy cô trong trường đã thành lập CLB Khoa học tự nhiên, kinh nghiệm học tập với học sinh, bồi dưỡng không thu tiền và đặc biệt tối thứ 6 hàng tuần các thầy cô thường hỗ trợ trực tuyến giảng bài cho các em.
Video đang HOT
Kỉ niệm đáng nhớ nhất đối với thầy là trường hợp em Bùi Thị Tuyết, học sinh của thầy năm học 2016-2017. Bố mẹ Tuyết đều mắc bệnh tâm thần, chị em Tuyết phải sống nhờ vào bác ruột mà gia đình bác cũng rất khó khăn. Tuyết tưởng chừng như sớm phải nghỉ học để chăm lo cho gia đình.
Biết thông tin, thầy Hiệp đã đến nhà để động viên gia đình cho em Tuyết đi học trở lại, đề xuất nhà trường giảm học phí, miễn các khoản đóng góp cho Tuyết. Nhờ đó, Tuyết đã vượt qua được khó khăn để vươn lên học tập, đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Một trường hợp khác là em Nguyễn Thị Lụa có bố mắc bệnh tai biến nên nằm liệt giường, mẹ ốm đau liên miên, gia đình không có điều kiện để ăn học. Em Lụa đã được thầy Hiệp dạy Toán miễn phí trong 3 năm phổ thông và đã thi đỗ điểm cao vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Theo Giaoducthoidai.vn
Thi tuyển viên chức giáo dục ở Cà Mau - Nỗi buồn cho sinh viên sư phạm
Có lẽ, chưa bao giờ số phận sinh viên sư phạm khi ra trường lại hẩm hiu như những năm gần đây.
ảnh minh họa
LTS: Liên quan đến câu chuyện thi tuyển viên chức giáo dục tại Cà Mau, thầy giáo Nguyễn Cao bày tỏ một bài suy nghĩ của mình về sinh viên sư phạm ra trường và việc tuyển dụng hiện nay.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Chuyện sinh viên sư phạm ra trường khó khăn trong tìm kiếm việc làm đã xảy ra từ nhiều năm nay.
Thế nhưng, chúng tôi vẫn cảm thấy xót xa, man mác buồn khi đọc được thông tin một giáo sinh tham gia thi tuyển vào một trường tiểu học đạt điểm "thủ khoa" lại bị đánh trượt sau khi chấm phúc khảo cho các thí sinh khác ở Cà Mau.
Tuyển dụng 1 chỉ tiêu gần 30 giáo sinh tham gia thi
Vừa qua, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra đề xuất là từ năm học tới các trường sư phạm sẽ tuyển những học sinh ưu tú nhất để đào tạo giáo viên.
Nhưng, nếu như các em học sinh lớp 12 năm nay biết thông tin này thì em nào có đủ can đảm thi vào sư phạm.
Vì thế, việc tuyển học sinh trung bình đến với ngành cũng đã khó chứ mơ chi đến những em "xuất sắc nhất" vào sư phạm.
Việc thí sinh Nguyễn Thái Tâm (ngụ xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) tham gia thi tuyển viên chức giáo dục cùng gần 30 thí sinh khác vào làm giáo viên Trường Tiểu học Tân Xuân (huyện Thới Bình) hơn 2 tháng trước đã đạt tổng điểm thi là 394 điểm/ thang điểm 400.
Đây là điểm số cao nhất so với các thí sinh còn lại.
Thế nhưng, đến giữa tháng 12/2017, Uỷ ban nhân dân huyện Thới Bình bất ngờ có thông báo cho biết, có 3 thí sinh từ thấp điểm hơn thí sinh Nguyễn Thái Tâm lại bằng và cao điểm hơn sau khi chấm phúc khảo khiến em Tâm đang ở vị trí cao nhất bị tụt xuống đứng thứ 3 cùng với một thí sinh khác.
Điều này cũng đồng nghĩa cơ hội trúng viên chức của em Tâm không còn vì trường chỉ tuyển 1 chỉ tiêu.
Có lẽ, chưa bao giờ số phận sinh viên sư phạm khi ra trường lại hẩm hiu như những năm gần đây.
Khi tuyển đầu vào thì tuyển ồ ạt 3-4/môn để đủ chỉ tiêu đào tạo nhưng khi ra trường thì sinh viên không xin được việc làm, thất nghiệp hàng loạt.
Chúng ta cứ thử hình dung gần 30 con người đăng kí thi mà tuyển chỉ có 1 chỉ tiêu thì đến bao giờ mới có cơ hội cho những thí sinh còn lại.
Bởi, năm sau lại có hàng loạt sinh viên sư phạm tốt nghiệp, cộng với sinh viên đã tốt nghiệp từ nhiều năm trước tạo nên một lực lượng sinh viên thất nghiệp ngày một nhiều.
Chuyện tham gia thi tuyển để tìm một suất đi dạy càng trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Chấm phúc khảo tăng đến 6 điểm, nhiều câu hỏi được đặt ra
Một số thí sinh có thấp hơn em Tâm đã làm đơn phúc khảo nên từ số điểm thủ khoa, em Tâm đã tuột xuống đứng sau những người bạn của mình.
Ai cũng biết, chuyện phúc khảo trong các kì thi thì lâu nay vẫn thường xuyên xảy ra ở tất cả các kì thi.
Nhưng có lẽ việc phúc khảo mà có thí sinh tăng đến 6 điểm và 5,5 điểm thì có đây là lần đầu tiên dư luận được chứng kiến.
Bởi môn thi "kiến thức chung" thì phần lớn là trắc nghiệm, điểm môn "chuyên ngành" thì phải là người cùng chuyên môn mới chấm được.
Những người chấm thi tuyển dụng viên chức phải là những người có vị thế, có chuyên môn tốt mới có thể tham gia chấm.
Nhưng, vì sao lại lệch một số điểm lớn đến như vậy? Theo chúng tôi, có 3 khả năng xảy ra như sau:
Thứ nhất là khi chấm thi thì những giám khảo chấm không tập trung dẫn đến sai sót so với đáp án chấm và dẫn đến sai điểm số.
Nhưng, nếu 1 môn sai sót đã đành chứ 2 môn và có ít nhất là 4 giám khảo chấm mà sao lại cùng sai sót như nhau?
Thứ hai là trình độ người chấm có ...vấn đề. Bởi chúng ta nhìn vào thang điểm chấm phần thực hành có thang điểm là 100 mà có nhiều thí sinh đạt được mức điểm tối đa.
Xin nhấn mạnh rằng thang điểm 100 là điểm xếp loại dạy giỏi. Trong khi, sinh viên mới ra trường mà dạy thực hành có nhiều em được điểm tuyệt đối là điều hoàn toàn phi lí.
Bởi chấm thực hành ngoài nội dung bài học thì còn có cả phương pháp giảng dạy, truyền đạt cho học trò.
Cho dù các thí sinh có đảm bảo được nội dung kiến thức thì phương pháp không thể nào mà cùng lúc có nhiều em vừa ra trường đã có những phương pháp tối ưu để ban giám khảo chấm điểm tối đa?
Thứ ba là phải có một "ngoại lực" tác động, can thiệp thì kết quả mới có thể có sai số lớn như vậy.
Bởi thang điểm cho các câu trắc nghiệm hay các câu nhỏ của phần tự luận thường có số điểm rất nhỏ. Nếu có sai sót thì chỉ có thể chênh lệch khoảng 0.5-> 1.0 điểm là cùng.
Đúng quy chế nhưng tạo nhiều điều nghi ngờ
Nói không với "chạy biên chế", được không?
Sau bị đánh tuột điểm "thủ khoa" thì thí sinh Nguyễn Thái Tâm đã có đơn gửi cơ quan chức năng và Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau đề nghị xem xét, làm rõ những "bất thường" trong việc phúc khảo.
Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Tráng Kiện, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Thới Bình cho rằng, thí sinh sau khi chấm phúc khảo tăng điểm hơn là bình thường, và nằm trong khung cho phép, được thực hiện theo đúng quy chế.
Cách trả lời của ông Phó Chủ tịch Nguyễn Tráng Kiện rõ ràng chưa thuyết phục được người trong cuộc và dư luận.
Có "khung cho phép", "quy chế" nào lại có thể quy định như vậy chứ? Phúc khảo mà tăng từ 5.5 - 6.0 điểm thì làm sao có thể cho là bình thường được?
Nếu điểm phúc khảo tăng là "bình thường" thì chắc chắn rằng người chấm điểm thi và chấm điểm phúc khảo sẽ... "không bình thường" mới có thể có những số điểm chênh nhau nhiều thế.
Ai cũng biết, Cà Mau là một tỉnh cuối cùng của đất nước, điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Các em học sinh nơi đây đến trường đã là sự cố gắng lắm rồi.
Vì vậy, khi ra trường không tìm kiếm được việc làm đã là một nỗi đau lớn cho những người đã cố gắng học tập để mong hy vọng có công việc làm ổn định. Nhưng, có lẽ nỗi buồn còn lớn hơn khi thấy những người có trách nhiệm lại không làm tròn trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước đất nước để dẫn đến kết quả thi viên chức tréo ngoe như câu chuyện của em Nguyễn Thái Tâm.
Theo Giaoduc.net
Bài giảng xúc động của thầy giáo khiến hàng trăm học sinh bật khóc giữa sân trường Video ghi lại khoảnh khắc hàng trăm học sinh khóc nức nở giữa sân trường khi nghe thầy giáo giảng về công ơn cha mẹ và cách ứng xử với thầy cô đang thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều người. ảnh minh họa Sau vài giờ đăng tải, đoạn video này được hàng triệu lượt xem và . Bất cứ...