Thầy giáo rao bán thận và mắt lấy tiền sửa trường
Sau nhiều lần xin ngân sách thất bại, một thầy giáo ở Ấn Độ rao bán thận và mắt để có tiền sửa trường, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.
Theo Times of Indian, thầy Gopal Patel là trưởng ban quản lý tại một trường tiểu học ở quận Panchmahal, bang Gujarat, Ấn Độ.
Ông nói trên phương tiện truyền thông: “Từ tháng 9/2013, tôi xin chính quyền cấp kinh phí 28 lần nhưng chỉ nhận được duy nhất một phản hồi là không còn quỹ. Họ yêu cầu tôi đề xuất lên quốc hội hoặc thủ tướng”.
Chó từ khu vực lân cận thường đi lạc vào trường qua lỗ thủng lớn trên tường, gây nguy hiểm cho học sinh. Ảnh: Times of Indian.
Theo chương trình phổ cập giáo dục tiểu học Sarva Shiksha Abhiyaan (SSA), ban quản lý nhà trường phải chủ động giải quyết những vấn đề không liên quan học thuật.
Thầy Gopal Patel cho biết, phần chính của bức tường đã sập, những con chó đi lạc thường qua lỗ hổng để vào trường.
Video đang HOT
“Hai vụ chó cắn học sinh đã xảy ra ở thành phố Vadodara. Tôi không muốn học sinh trường tôi gặp chuyện tương tự”, ông nói.
Thầy rao bán thận và mắt với giá 600.000 rupee (khoảng 206 triệu đồng) hoặc bằng với chi phí cần thiết để sửa bức tường. Tuy nhiên, nỗ lực của thầy chỉ nhận được sự mỉa mai từ các quan chức địa phương.
“Mỗi lần tôi xin kinh phí, họ thường châm biếm tôi”, Patel nói.
Hành động rao bán nội tạng của thầy cuối cùng cũng khiến các chính quyền địa phương ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề.
Mahesh Prajapati, nhân viên phòng giáo dục quận Panchmahal, cho biết, ông đã gửi đơn kiến nghị lên bộ phận thuộc chương trình SSA để xin kinh phí sửa tường.
Theo Zing
Gieo ánh sáng cho em thơ
Thầy giáo Nguyễn Thái Bình công tác tại trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu với mong muốn đem lại ánh sáng cho các học trò nơi đây.
"Mọi thứ với tôi đều bỡ ngỡ như việc học chữ nổi, tôi phải căng mắt ra, tôi thấy mắt càng ngày càng khó thấy chữ. Lúc đó tôi mới phát hiện vì mình đặt sách không đúng theo chiều thuận của ánh sáng nên phải điều tiết mắt quá nhiều" - thầy Bình cho biết.
Thầy giáo Nguyễn Thái Bình dạy môn sinh học Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu đang hướng dẫn học trò khiếm thị bài học "thân cây dài ra do đâu" .
Bài học từ thực tế
Khó khăn không chỉ dừng lại ở việc phải biết chữ nổi mà chính thầy cũng phải thay đổi phương pháp truyền đạt. Do chuyên môn là thầy giáo dạy sinh học, mỗi lần vào lớp thầy lại lỉnh kỉnh mang theo "đồ nghề" để giúp học trò dễ cảm nhận môn học hơn. Hôm thì bịch trái cây, hôm thì bó rau, hôm lại là những chú cá bơi lội trong thau...
Để học bài Thân cây dài ra do đâu, sau phần lý thuyết thầy dẫn học trò xuống sân trường tìm những chồi cây rồi đưa tay trò sờ vào, thầy ngắt một đoạn đi rồi bảo: "Tuần sau chúng ta sẽ xuống đây để xem hai chồi cây này chồi nào cao - dài hơn". Với bài học về sự thở bằng mang của cá, thầy lại cho trò đưa tay sờ vào chú cá đang bơi lội trong thau.
Thầy Bình kể: "Hôm học tiết này, cô học trò của mình đưa tay khẽ lùa chú cá vào tay rồi reo lên: Thầy ơi con thấy mang của con cá đây nè, nó phập phồng nghĩa là nó đang thở phải không thầy? Tôi vui sướng vì các em đã hiểu bài từ cách dạy của mình".
Giúp trò trang bị kỹ năng sống
Hiện thầy Bình đang làm chủ nhiệm "lớp 7 chuyển tiếp", lớp dành cho những trò không học tiếp lên cao hơn vì nhiều lý do. Những học trò của thầy đang chuẩn bị hành trang bước vào đời, thầy mua đàn gà mang vào sân trường hướng dẫn cách học trò đưa thức ăn, nước uống vào chuồng để chăm sóc.
Trong lớp học của "lớp 7 chuyển tiếp" còn có những bao đất, thùng xốp để thầy hướng dẫn các em về cách trồng trọt. Mỗi ngày thầy giúp học trò của mình tiếp cận từ từ với những bài học về kỹ năng sống như cách giao tiếp, tính toán trong mua bán, kinh doanh...
"Tôi mong các em sẽ học được những nghề khác để có thể phụ giúp gia đình dần dần ổn định cuộc sống sau khi không còn học tại trường nữa" - thầy Bình nói. Em Đặng Minh Hưng, lớp trưởng "lớp 7 chuyển tiếp", nói: "Thầy Bình rất thương tụi con. Thầy giúp tụi con tự tin hơn để lựa chọn hướng đi trong nghề nghiệp".
Hiện thầy Nguyễn Thái Bình là bí thư Đoàn Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu. Thầy cho biết để giáo viên trẻ và đoàn viên trong trường tham gia Học tập và làm theo lời Bác.
"Riêng bản thân tôi rất tâm đắc về bài học sống giản dị, yêu thương của Bác. Tôi luôn tâm niệm làm sao để tình yêu thương của mình dành cho học trò sẽ giúp các em cảm nhận mỗi ngày mới thật vui, thấy cuộc sống ý nghĩa hơn" - thầy Bình chia sẻ.
Cô Nguyễn Thị Quế Hương, phó hiệu trưởng trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, nhận xét về đồng nghiệp của mình: "Thầy Bình học hỏi đồng nghiệp và ngay cả chính học trò của mình. Thầy cũng góp sức nhiều cho nhà trường khi cùng nhóm giáo viên tham gia nghiên cứu, viết giáo án để dạy cho trẻ đa tật. Đó là những trẻ không chỉ khiếm thị mà còn bị tật về vận động, trí não...".
Theo Kim Anh/Tuổi Trẻ
Thầy giáo khuyết tật sở hữu hai bằng thạc sĩ Đôi chân không thể di chuyển, cánh tay trái liệt 70%, tay phải liệt 55%, nhưng thầy giáo Trần Thanh Sơn không mặc cảm, mà nỗ lực vươn lên học tập để có hai bằng thạc sĩ. Thầy giáo Trần Thanh Sơn tại lớp học Tiếng Anh hè của Trường Vừa học Vừa làm 15-5.Ảnh: Giáo Dục Thời Đại. Đi học trên đôi...