Thầy giáo ở Hà Nội hiến kế cách dạy online chỉ với một chiếc bảng trắng: Giáo viên hào hứng giảng dạy, học sinh hiểu bài và sôi nổi tham gia
Dịch bệnh bắt buộc chúng ta phải tìm cách thích ứng, sẽ vất vả hơn nhiều cho giáo viên và học sinh, nhưng đành phải cố gắng làm những điều tốt nhất trong khả năng có thể.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.
Dịch Covid làm cho việc dạy học trực tuyến trở thành một điều bắt buộc tại tất cả các trường học chứ không dừng lại ở mức độ tự chọn như trước đây. Tuy nhiên, theo thầy Hà Đình Lực, giáo viên Toán, trường TH&THCS Maya, Hà Nội, những phương thức dạy online truyền thống hiện nay vẫn còn nhiều nhược điểm. Thầy Hà Đình Lực đề xuất một số giải pháp giúp quá trình dạy và học online hiệu quả hơn.
Thầy giáo Hà Đình Lực.
Mẹ học sinh A : Học online ấy à, chị thấy cháu bật máy điểm danh rồi tắt camera, tắt mic, thích làm gì thì làm, cô không kiểm soát nổi.
Học sinh B : Lớp cháu 55 bạn, nhiều bạn cứ nói ào ào cháu không nghe thấy cô nói gì. Cháu chán không buồn học nữa.
Dịp Tết vừa rồi, tôi khảo sát nhanh một số học sinh, phụ huynh và giáo viên về việc học online vừa qua, khá nhiều câu trả lời khá tiêu cực, thậm chí là dùng từ ngữ nặng nề. Lí do trẻ phải nhìn máy tính quá nhiều, học không hiệu quả, thậm chí chơi game, chat, xem video trong giờ học.
Dịch Covid làm cho việc dạy học trực tuyến trở thành một điều bắt buộc tại tất cả các trường học chứ không dừng lại ở mức độ tự chọn như trước đây. Tại các trường phổ biến hai cách:
Cách 1 . Giáo viên soạn nội dung bài giảng vào file trình chiếu (powerpoint) rồi khi dạy thì chia sẻ với học sinh. Khi giáo viên nói, học sinh nhìn vào file trình chiếu, tự ghi chép và làm bài tập.
Cách 2 . Giáo viên quay clip giảng một bài học, sau đó học sinh sẽ xem và tự ghi chép, làm bài tập.
Học online là dịp tốt để học sinh quen với việc tự học, một kĩ năng quan trọng đi suốt cuộc đời mỗi người.
Qua thực tế quan sát và là một giáo viên tham gia dạy online nhiều lớp khác nhau, tôi thấy hai phương thức trên có một số nhược điểm:
- Không có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên với học sinh.
- Giáo viên không kiểm soát được học sinh có ghi chép bài hay đang làm gì khác.
- Giáo viên giảm cảm hứng khi dạy.
Với những học sinh khá, giỏi, các con có thể tự đọc sách, tự xem clip bài giảng và làm được bài tập. Những học sinh trung bình, yếu thường sẽ không hỏi lại thầy cô nếu chưa hiểu. Do đó điều quan trọng thầy cô cần quan sát nét mặt, ánh mắt của học sinh để biết bạn nào hiểu bài hay chưa, từ đó giảng lại để các con hiểu. Nếu không các con sẽ ngày càng không hiểu và chán học.
Việc ghi chép có vai trò rất quan trọng, giúp ghi nhớ và hiểu rõ hơn bài học. Đặc biệt những môn cần nhiều tư duy, kĩ năng tính toán như các môn Tự nhiên thì cần làm được bài toán cụ thể mới có thể coi là hiểu bài.
Nếu giáo viên không quan sát được học sinh sẽ không thể biết các con đang làm gì, khá nhiều bạn dễ mất tập trung có thể làm gì tùy thích: xem clip, chát, đọc báo … thậm chí ngủ gật.
Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy học là cảm hứng và nhiệt huyết của giáo viên. Khi giảng bài, nhìn vào ánh mắt học sinh, thầy cô sẽ biết được chỗ nào học sinh đã hiểu, chỗ nào chưa để gia giảm phù hợp. Không điều gì làm giáo viên hào hứng bằng việc tất cả học sinh hiểu bài và sôi nổi tham gia vào bài học.
Khi dạy online mà không giao tiếp với học sinh không khác gì việc cầm tờ giấy nhìn vào tường vừa giảng bài, vừa tưởng tượng đang đứng trước lớp 40 – 50 học sinh, làm gì còn cảm xúc.
Làm sao để dạy và học online thực sự có hiệu quả?
Qua hơn một năm dạy học online nhiều lớp với trình độ khác nhau, tôi tìm ra giải pháp khá đơn giản khắc phục được những nhược điểm nêu trên.
Giáo viên dùng tấm bảng trắng cỡ vừa (60 x 80cm), đặt ở một đầu bàn dài khoảng 1m2, đầu còn lại đặt laptop (có sẵn camera, mic). Giáo viên ngồi ghế dùng bút dạ giảng bài, viết bảng, camera chiếu thẳng vào bảng và giáo viên. Học sinh có thể nghe giảng, nhìn bảng viết bài như bình thường.
Việc này có ưu điểm chính: Giáo viên quan sát, tương tác được với học sinh như trên lớp. Trong quá trình dạy có thể bất chợt gọi học sinh phát biểu để xem đã hiểu bài chưa, học sinh nào chưa chú ý có thể yêu cầu cho xem vở để xem mức độ ghi chép ra sao.
Một số lưu ý cụ thể:
- Học sinh nhất thiết phải dùng thiết bị có camera, có mic, nhà bạn nào không có thì báo bố mẹ sửa chữa hoặc dùng thiết bị khác, nếu không hiệu quả rất thấp.
- Thầy cô cần tắt các lựa chọn cho phép học sinh chia sẻ màn hình, viết vẽ. Điều này sẽ giúp các con tập trung hơn khi học, các bạn nghịch ngợm cũng sẽ không quấy phá lớp được.
- Thỉnh thoảng yêu cầu học sinh giơ vở trước camera để kiểm tra việc ghi chép. Điều này cũng giúp các con có ý thức ghi bài đủ hơn.
- Nội quy cần rõ ràng, nghiêm: Vào muộn quá 5 phút, không bật cam, không đưa vở để giáo viên kiểm tra, gọi không trả lời … mà không có lí do chính đáng thì cho ra ngoài … Làm thế vài buổi liên tiếp đảm bảo nề nếp sẽ đâu vào đấy.
- Lớp học quá đông sẽ khó hiệu quả. Thực tế các lớp học trường công thường có khoảng 40 – 50 học sinh với lực học, ý thức học khác nhau. Việc dạy học trên lớp vốn đã khó nay dạy trực tuyến càng khó hơn. Vậy nên nếu có thể thì chia nhỏ thành các ca khác nhau.
Phản xạ tự nhiên của học sinh sẽ là tắt camera. Lí do thì nhiều nhưng nếu làm thế thì đảm bảo khi dạy, giáo viên nhìn toàn màn hình đen xì, không khác gì mình nói cho chính mình.
Phản xạ tự nhiên của học sinh sẽ là tắt camera, giáo viên nhìn toàn màn hình đen xì, không khác gì mình nói cho chính mình.
Giáo viên cần có kênh (nhóm chat) để thông báo luôn với bố mẹ ngay sau buổi học về những học sinh đó để bố mẹ điều chỉnh kịp thời.
Xét cho cùng thì dạy trực tiếp vẫn là số một, không chỉ là kiến thức mà còn là vui chơi, trò chuyện, chia sẻ với bạn bè, thầy cô. Mục tiêu cuối cùng là hình thành một con người trưởng thành toàn diện về kiến thức và nhân cách.
Dịch bệnh bắt buộc chúng ta phải tìm cách thích ứng, sẽ vất vả hơn nhiều cho giáo viên và học sinh, nhưng đành phải cố gắng làm những điều tốt nhất trong khả năng có thể. Đó cũng là dịp tốt để học sinh quen với việc tự học, một kĩ năng quan trọng đi suốt cuộc đời mỗi người.
Học sinh Bình Phước đi học trở lại từ ngày 1.3
Từ ngày 1.3, học sinh, sinh viên và học viên tại Bình Phước sẽ đi học trở lại sau thời gian dài tạm nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19.
Học sinh Trường THPT chuyên Quang Trung, Bình Phước trong tiết học ngoại khóa - ẢNH: HOÀNG GIÁP
Chiều 24.2, Ông Lý Thanh Tâm, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước, đã có công văn thông báo cho phép trẻ mầm non, học sinh, sinh viên và học viên trong các cơ sở giáo dục sẽ đi học trở lại từ ngày 1.3.
Theo đó, từ ngày 1.3, cho phép trẻ mầm non, học sinh, sinh viên và học viên trong các cơ sở giáo dục trở lại trường tiếp tục học bình thường.
Tin tổng hợp dịch Covid-19 ngày 24.2: Đã có vắc xin nhưng các ổ dịch vẫn nóng
Phòng GD-ĐT chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, THCS; các đơn vị trực thuộc và các trung tâm GDNN-GDTX thực hiện việc rà soát số lượng học sinh, học viên chưa đến trường và thực hiện các biện pháp để huy động các em đến trường đầy đủ.
Văn bản của Sở GD-ĐT Bình Phước thông báo cho học sinh, sinh viên, học viên... đi học trở lại từ ngày 1.3 - ẢNH: H.G
Thường xuyên nhắc nhở cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên và phụ huynh thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K khi đến trường và di chuyển từ nhà đến trường.
Cùng với đó, các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc việc cập nhật các tiêu chí trên trang antoancovid.vn theo định kỳ 2 lần/tuần (thứ 2 và thứ 6 hàng tuần) hoặc khi có yêu cầu đột xuất. Chỉ đạo 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên và sinh viên sử dụng smartphone cài đặt ứng dụng "khẩu trang y tế điện tử-Bluezone"
Covid-19 dần ổn, học sinh TP.HCM cũng sẽ được đi học trở lại vào ngày 1.3
Nhận được thông báo của Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước về việc cho học sinh đi học trở lại, chị Nguyễn Hồng Phượng, phụ huynh học sinh tại TP.Đồng Xoài cảm thấy vui mừng, chia sẻ: "Bình Phước hiện chưa có ca dương tính với Covid-19 nào, các cháu được đi học trở lại thời điểm này tôi nghĩ thấy rất hợp lý, gia đình sẽ thực hiện tốt việc phòng, chống dịch Covid-19, cho cháu đeo khẩu trang, rửa tay trước khi đến trường...".
Tin vào thành công Hơn 1 năm sống chung với Covid-19, giáo dục gần như đã chuyển từ trạng thái bị động sang làm chủ tình thế. Ảnh minh họa/INT Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã đẩy toàn nhân loại vào tình huống khó khăn, thách thức chưa từng có. Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) phải phong tỏa hoàn toàn, rồi các nước lần lượt đóng...