Thầy giáo nước ngoài bị cho thôi việc sau khi xô xát với bảo vệ trường
Nhân viên bảo vệ trong vụ việc này cũng bị nhà trường chấm dứt hợp đồng lao động và không được phép đến trường.
Vụ xô xát giữa giáo viên nước ngoài và nhân viên bảo vệ xảy ra tại trường THPT Nguyễn Thị Diệu. Ảnh: Linh Thùy.
Vừa qua, nhiều tài khoản Facebook chia sẻ thông tin vào ngày 9/12, một học sinh trường THPT Nguyễn Thị Diệu (quận 3, TP.HCM) bị bảo vệ xô đẩy khi ra khỏi cổng trường. Một thầy giáo người nước ngoài bắt gặp nên đã can ngăn, sau đó thầy xô xát với bảo vệ. Sau đó, thầy giáo người nước ngoài bị đuổi việc.
Hiện, hầu hết bài đăng liên quan vụ việc này đã bị xóa khỏi Facebook, chỉ còn một bài trên một diễn đàn học sinh tại TP.HCM. Bài đăng này được đăng vào ngày 14/12, thu hút 3.200 lượt tương tác, hơn 700 bình luận và hơn 200 lượt chia sẻ.
Một bài đăng về vụ việc xảy ra ngày 9/12.
Báo cáo của nhà trường
Theo báo cáo trường THPT Nguyễn Thị Diệu cung cấp cho Zing, vụ việc xảy ra vào lúc 10h40 ngày 9/12. Ông P.B.N. (nhân viên bảo vệ) và ông K.G. (giáo viên Tiếng Anh người nước ngoài) xảy ra xô xát ngay trước cổng trường trước sự chứng kiến của một số phụ huynh, học sinh, giáo viên và nhân viên trường.
Nguyên nhân vụ việc bắt nguồn từ việc ông K. không đồng tình khi ông N. kiểm tra phù hiệu của học sinh nữ, dẫn đến bất đồng và xô xát trước cổng trường. Thông qua buổi làm việc, nhà trường biết thêm ông K. và ông N. trước đó đã có những bất đồng trong giao tiếp, cư xử.
Sau khi sự việc diễn ra, nhà trường đã tiến hành làm việc vào chiều cùng ngày với các bên liên quan là ông N., ông K. và bà T.T.T.N. (Giám đốc công ty TNHH Giáo dục V.Đ.Q. – đại diện quản lý giáo viên người nước ngoài). Buổi làm việc tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, xử lý các bước theo đúng quy định và có biên bản làm việc. Các bên liên quan đã tường trình cụ thể về sự việc.
Sự việc bắt nguồn khi ông N. tiến hành kiểm tra phù hiệu của một nữ sinh để chắc chắn học sinh ra về sau tiết 4 là khối 11 (khối 11 về sau tiết 4, khối 10 và 12 ra về sau tiết 5 của buổi sáng). Khi đó, nữ sinh này mặc áo khoác, ông N. yêu cầu nữ sinh cởi áo khoác để xem phù hiệu. Ông N. đứng rất gần và lớn tiếng gắt gỏng khi nữ sinh không hợp tác.
“Đây là hành động không chuẩn mực, không phù hợp của ông N.. Hiệu trưởng nhà trường khi làm việc với ông N. đã nhấn mạnh nhà trường không phân công ông làm nhiệm vụ xử lý học sinh”, báo cáo nêu.
Video đang HOT
Việc ông N. có những hành động không phù hợp, không chuẩn mực với học sinh ngay tại cổng trường đã khiến ông K. không đồng tình và ông K. đã can thiệp bằng bạo lực, xô ông N. ngã ra khỏi cổng trường. Diễn biến vụ việc được camera an ninh trước cổng trường ghi lại.
Sau đó, hai bên xô xát với nhau. Sự việc xảy ra trước sự chứng kiến của phụ huynh, học sinh và các giáo viên ở khu vực cổng chính. Khi nhà trường can thiệp, hai bên dừng xô xát và tiếp tục công việc.
“Nhà trường xem đây là hành động bạo lực học đường, hành động xấu của nhân viên và ông K. đều hoàn toàn không phù hợp, tạo hình ảnh và dư luận xấu cho nhà trường”, báo cáo của trường THPT Nguyễn Thị Diệu viết.
Qua buổi làm việc, ông N. và ông K. đều nhận lỗi sai. Nhà trường yêu cầu ông N. phải thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, không được tái phạm những lỗi đã xảy ra và phải chấm dứt việc kiểm tra phù hiệu và xử lý học sinh do ông không được giao nhiệm vụ này.
Về phía ông K., nhà trường vẫn để ông giảng dạy bình thường. Nếu muốn phản ánh, ông K. có thể liên hệ thông qua bà H.Đ.H. (tổ trưởng chuyên môn tổ Tiếng Anh). Ông K. không được dùng bạo lực để can thiệp, nhà trường sẽ có biện pháp xử lý phù hợp, theo đúng quy định.
Đến ngày 13/12, bà H.Đ.H. và ông K. có trao đổi về các nội dung tin nhắn, thông tin chia sẻ, bình luận của ông K. về sự việc ngày 9/12. Trong quá trình trao đổi, bà H. lưu ý ông K. trong khi chờ kết quả xử lý của nhà trường không nên tiếp tục bình luận, trao đổi tin nhắn về vụ việc này trên mạng xã hội vì những thông tin ông K. đưa ra chưa đầy đủ, chưa hoàn toàn chính xác, có thể gây hiểu nhầm và đẩy sự việc đi xa.
Báo cáo nêu ông K. đã lớn tiếng quát bà H., thậm chí có hành động đạp cửa ở khu vực phòng giáo viên, gây hoảng sợ cho các giáo viên đang có mặt trong phòng. Ông K. cũng văng tục trước sự chứng kiến của một số giáo viên khác. Sau đó, ông K. đuổi theo bà H. đang lên lớp và tiếp tục lớn tiếng. Giáo viên trường rất bất bình và hoàn toàn không đồng ý với hành động này của ông K.
18h ngày 13/12, BGH trường THPT Nguyễn Thị Diệu đã mời bà T.T.T.N. đến làm việc và yêu cầu công ty có phương án thay thế giáo viên nước ngoài khác vì không thể chấp nhận những hành động của ông K. Ngoài ra, trường cũng ra quyết định chấm dứt hợp đồng với ông P.B.N., hợp đồng của ông N. hết hiệu lực từ ngày 31/12/2022 và trường không tái ký sau khi hợp đồng này hết hạn. Kể từ ngày 14/12 đến 31/12, ông N. không được phép đến trường.
Ông K. cho biết nhiều học sinh từng bị ông N. gây khó dễ, đối xử thô lỗ. Ảnh: Linh Thùy.
Ông K. cho biết nhiều học sinh từng bị ông N. gây khó dễ, đối xử thô lỗ. Ảnh: Linh Thùy.
Ông K. G. nói gì?
Trao đổi với Zing, ông K. cho biết vụ việc xảy ra vào giờ nghỉ trưa ngày 9/12. Khi đó, ông K. ra cổng trường để lấy đồ ăn thì bắt gặp ông N. tiếp xúc gần và dùng cả người để đẩy nữ sinh. Mẹ nữ sinh đứng trước cổng chờ con gái và chứng kiến hành động đó của ông N. nên đã chạy vào can thiệp.
Ông N. lớn tiếng quát mắng mẹ nữ sinh, nữ sinh thấy mẹ bị mắng nên đã lên tiếng để bảo vệ mẹ. Ông K. đã đứng chặn giữa ông N. và mẹ con nữ sinh. Ông N. đứng rất sát nữ sinh nên ông K. đã chặn ở giữa để đẩy ông N. ra.
Sau khi can thiệp, ông K. quay đi thì bị ông N. bất ngờ đánh mạnh vào đầu ông K. từ phía sau. Sau đó, hai bên xô xát với nhau và được những học sinh, giáo viên đứng gần đó can ngăn.
Chiều cùng ngày, nhà trường đã làm việc với ông K., ông N. và bà N. đại diện công ty của ông K.. Khi đó, nhà trường hứa hẹn với ông K. sẽ điều tra, làm rõ vụ việc và xử lý ông N. nhưng cuối cùng ông K. không nhận được thông báo gì từ nhà trường. Ông K. cũng yêu cầu nhà trường trích xuất camera nhưng nhà trường không làm theo lời đề nghị của ông.
Tại buổi làm việc với nhà trường, ông K. xin lỗi vì đã xô xát, gây rắc rối trong trường. Tuy nhiên, ông khẳng định ông không có lỗi khi cố bảo vệ học sinh vì đây không phải lần đầu tiên ông N. đối xử thô lỗ với học sinh.
“Tôi từng nhiều lần báo cáo với nhà trường về việc ông N. đối xử thô lỗ với học sinh và đề nghị trường giải quyết việc này. Còn về việc tôi và ông N. có những bất đồng trong giao tiếp và cư xử, ông N. từng văng tục với tôi khi tôi đang chơi bóng rổ với học sinh vào giờ nghỉ trưa. Tôi không biết tiếng Việt nhưng tôi hiểu từ ông ta nói với tôi nghĩa là gì”, ông K. nói với Zing.
Vụ việc xảy ra ngày 9/12, đến ngày 12/12 ông K. vẫn đi làm bình thường. Đến ngày 13/12, bà H.Đ.H. gặp ông K. trao đổi về việc không chia sẻ những thông tin vụ việc lên mạng. Bà H. nói với ông K. rằng vụ việc này là lỗi của ông K., ông K. vi phạm quy tắc ứng xử của trường nên ông không được phép đưa chuyện này lên mạng hay kể với học sinh.
Theo ông K., sau vụ việc hôm 9/12, ông nhận được hơn 70 tin nhắn hỏi thăm từ học sinh nhưng ông không phản hồi ai vì không muốn gây rắc rối. Bà H. vẫn cho rằng lỗi hoàn toàn thuộc về ông K. và cấm ông K. chia sẻ thông tin cho học sinh nên cả hai lớn tiếng qua lại.
Ông K. thừa nhận ông có văng tục với bà H. nhưng ông không đạp cửa mà chỉ đóng cửa lại. Do cửa phòng giáo viên đã cũ nên tiếng động khi đóng cửa phát ra hơi to.
Sau vụ việc hôm đó, khi ông K. bị cho nghỉ việc ở trường, nhiều tài khoản Facebook chia sẻ thông tin vụ việc lên mạng xã hội. Ông K. cho biết ông và công ty của ông bị nhà trường đe dọa, gây sức ép. Ông buộc phải nhắn tin cho từng người đăng bài để nhờ gỡ bài xuống. Về phần ông K., ông cũng đã xóa bài viết đăng trên trang cá nhân.
“Một lần nữa, tôi khẳng định tôi không sai khi cố bảo vệ học sinh. Tôi cảm thấy rất tệ vì nhà trường cố che giấu mọi chuyện và không bảo vệ học sinh”, ông K. nói.
Zing cũng nhiều lần liên hệ gia đình nữ sinh trong vụ việc và công ty quản lý của ông K. nhưng không nhận được phản hồi.
Vì sao chương trình tiếng Anh tích hợp còn 7 tiết/tuần với giáo viên nước ngoài?
Tuổi Trẻ Online nhận được thắc mắc của một số phụ huynh có con học chương trình tiếng Anh tích hợp ở TP.HCM là năm học 2022-2023 giáo viên nước ngoài chỉ giảng dạy 7 tiết/tuần và một tiết còn lại do giáo viên trợ giảng đứng lớp.
Một phụ huynh có hai con học chương trình tiếng Anh tích hợp ở quận Tân Bình (đề nghị không nêu tên) cho biết: "Con tôi về nhà kể môn khoa học trong chương trình tiếng Anh tích hợp có một tiết dạy theo kiểu livestream, tức giáo viên người nước ngoài không có mặt trực tiếp tại lớp mà chỉ có giáo viên trợ giảng người Việt.
Một tiết học của học sinh chương trình tiếng Anh tích hợp ở TP.HCM - Ảnh: K.B.
Tôi gọi điện hỏi thăm phụ huynh các trường khác thì đúng như vậy. Trong khi thông báo từ đầu chương trình tiếng Anh tích hợp có tám tiết/tuần do giáo viên bản ngữ đứng lớp. Vì sao năm nay cắt bớt một tiết, không bố trí giáo viên nước ngoài đứng lớp mà không thông báo cho phụ huynh biết? Năm học trước, chương trình tiếng Anh tích hợp bố trí giáo viên bản ngữ đứng lớp sáu tiết/tuần, hai tiết còn lại do giáo viên người Việt đứng lớp thì có giảm học phí, còn năm nay thì không?".
Ngoài ra, phụ huynh còn phản ảnh việc giảng dạy theo kiểu livestream không hiệu quả do hệ thống máy móc, đường truyền Internet không đáp ứng được yêu cầu, thường xuyên bị trục trặc...
Một tiết học của học sinh chương trình tiếng Anh tích hợp ở TP.HCM - Ảnh: K.B.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Bảo Quốc - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - cho biết: "Nhằm tăng cường thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong giáo dục, năm học 2022-2023, trong số tám tiết tích hợp/tuần sẽ có nhiều nhất một tiết toán/khoa học/STEM giảng dạy trên môi trường metaverse (vũ trụ kỹ thuật số, cho phép người dùng sử dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác). Các tiết còn lại vẫn học như lâu nay".
Ông Quốc nói thêm: "Ở các tiết học này, giáo viên nước ngoài vẫn là người giảng dạy (đặt vấn đề, đưa ra tình huống, yêu cầu giải quyết, cung cấp kiến thức, hình ảnh trực quan, theo dõi đánh giá sản phẩm, kết quả...) nhưng là giảng dạy trong môi trường học tập ứng dụng công nghệ. Người Việt Nam có mặt trực tiếp ở lớp học khi ấy chỉ hỗ trợ quản lý lớp, hỗ trợ học sinh tập trung thực hiện chia nhóm, xử lý một số việc và chỉ đóng vai trò giáo viên trợ giảng".
Theo ông Quốc, một trong những ưu điểm nổi bật của công nghệ metaverse là giáo viên và học sinh có thể tương tác với nhau trong không gian 3D. Ví dụ như trong tiết sinh học, học sinh được khám phá và thực hành về các cơ quan của cơ thể người với mô hình trực quan trong môi trường 3D. Giáo viên người nước ngoài - dù không có mặt trực tiếp ở lớp học nhưng thông qua ứng dụng công nghệ vẫn tương tác, theo dõi và đánh giá được sự tham gia của học sinh.
Ông Quốc cho biết thêm: "Việc một số trường gặp trục trặc, cơ sở vật chất (như ti vi thông minh, máy chiếu, loa, đường truyền Internet...) chưa đáp ứng được trong khi dạy trên môi trường metaverse, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã nắm được tình hình. Hiện nay EMG Education (đơn vị thực hiện chương trình) đã và đang tiếp tục làm việc với trường học có khó khăn.
Trên cơ sở đó, EMG sẽ hỗ trợ lắp đặt đường truyền Internet tốc độ cao hoặc đầu tư những hạng mục cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng cũng như độ hiệu quả của các tiết học ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, các phòng chuyên môn của sở cũng đang tăng cường rà soát để có những chỉ đạo, điều chỉnh thời lượng phù hợp, lựa chọn các chủ đề cụ thể khi áp dụng chuyển đổi số trong giảng dạy" .
Chương trình tiếng Anh tích hợp là tên gọi tắt của chương trình "Dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp theo Khung chương trình quốc gia Anh và Việt Nam". Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã phối hợp với Công ty cổ phần quản lý giáo dục và đầu tư EMG triển khai chương trình này tại các trường công lập trên địa bàn TP từ học kỳ II năm học 2014-2015.
Theo thông báo ban đầu của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, học sinh chương trình tiếng Anh tích hợp vẫn học đầy đủ các môn theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Bên cạnh đó, học sinh sẽ học thêm 8 tiết/tuần (đối với cấp tiểu học và THCS) và 15 tiết/tuần (cấp THPT) cùng giáo viên bản ngữ ở ba môn toán, tiếng Anh và khoa học.
Đang yên lành, cặp đôi lao xuống 'cày ruộng' giữa đêm với bộ dạng gây ngao ngán Không ít người đã bày tỏ sự xót xa thay cho chủ ruộng vì đám lúa vừa mới cấy chưa được bao lâu đã bị "gặt sớm". Nếu được liệt kê những tình huống hẹn hò tồi tệ, đâu là trường hợp xứng đáng đứng đầu? Trễ hẹn, xe hư, trời mưa,... có vô vàn lý do để nhiều người muốn quên đi...