Thầy giáo người Mỹ và những học trò Việt đi muộn
“Thầy đừng chờ nữa, thầy bắt đầu tiết dạy đi, để thầy chờ thế này, chúng em rất xấu hổ…”
Từng là 1 cựu chiến binh Mỹ, thầy Jame Rhodes trở lại Việt Nam sau khi đối diện với nhiều bất công với các cựu chiến binh ở quê nhà. Trong khi mắc 1 căn bệnh do chịu ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ, thầy hiểu được cái giá phải trả từ 1 cuộc chiến tranh phi nghĩa. Trở lại Việt Nam và nhận được nhiều sự đồng cảm lẫn sự khoan dung của những người từng là kẻ thù của ông, thầy Jame nghẹn ngào xúc động.
Bằng cả 1 tấm lòng yêu mến nghề báo, và yêu mến Việt Nam, thầy đã trở thành giảng viên nước ngoài duy nhất trong 1 trường đại học không chuyên về ngoại ngữ và có mức học phí thấp vào loại nhất nước như trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội của chúng tôi. Đó là 1 giảng viên đã gần 70 tuổi cao lớn, to béo, luôn thân thiện và rất đúng giờ.
Học tập trong 1 môi trường nghèo nàn về cơ sở vật chất, được học tập với giảng viên người nước ngoài là ao ước từ rất lâu của những sinh viên yêu thích ngoại ngữ như chúng tôi. Tuy nhiên, khi lịch học các ngày trong tuần đều kín, chúng tôi được sắp xếp lịch học môn của thầy vào sáng thứ 7, chủ nhật. Với những sinh viên đã có 1 tuần học vất vả và mệt mỏi như chúng tôi, việc phải đi học vào cuối tuần bỗng chốc trở thành 1 cực hình.
Sáng chủ nhật đầu tiên, như thường lệ, dù biết rằng lớp học sẽ bắt đầu vào lúc 7h30 , nhưng tôi đã cố ngủ đến 7h20 và cuống cuồng cho buổi học khi đã biết chắc là mình sẽ đến muộn của mình. Nhìn những sinh viên cúi khom người để đi vào lớp trong sự thẹn thùng, trên gương mặt của vị thầy giáo già đã in hằn những dấu vết thời gian phảng phất 1 nỗi buồn và thất vọng. Tuy vậy, thầy vẫn bước vào lớp và tôi cần hỏi han chúng tôi. Thầy nói về văn hóa của người nước ngoài và những hình phạt dành cho sinh viên đi muộn trong tất cả những trường học ở Mỹ. Tôi thực sự đã cảm thấy rất xấu hổ.
1 tuần sau, vì xấu hổ với thầy, tôi đã cố đi học đúng giờ, tuy nhiên vì đã thành thói quen nên tôi vẫn đi muộn 10 phút. Thầy vẫn nhân từ cho phép tôi vào lớp. Không giống như các thầy cô khác, thường ngồi ở trong phòng giảng viên chờ giờ lên lớp, thầy thường đứng chờ ở hành lang, thầy sợ chúng tôi không nhìn thấy thầy. Lớp tôi vẫn như trước, buồn ngủ, mệt mỏi và uể oải, đến khoảng 9h sáng thì trong lớp chỉ có khoảng 15/37 sinh viên. Tôi nghe thấy nỗi thất vọng trong cái thở dài của vị giáo sự già.
Thầy là người rất giữ quy tắc và luôn đúng giờ.
Vì thầy không điểm danh, nên chúng tôi thường trốn học. Và cứ thế trong nhiều tuần , thầy vẫn là người đến đúng giờ, vẫn đứng ngoài hành lang để chờ chúng tôi, còn chúng tôi thì ngày càng lười học và nghỉ học 1 cách vô tội vạ. Trong cái tiết trời se lạnh của mùa thu, những màn sương mỏng phủ khói xuống ngôi trường tôi, tôi ra hành lang nói với thầy:
- Thầy đừng chờ nữa, thầy bắt đầu tiết dạy đi, để thầy chờ thế này, chúng em rất xấu hổ.
Video đang HOT
Thầy bắt đầu tiết dạy của mình lúc 8h, lúc đó trong lớp tôi có khoảng 10 người.
Buổi học cuối cùng, hơi lạnh cuối thu luồn lách trong những cơn gió rít gào đêm qua làm cho chúng tôi càng trở nên lạnh lẽo và lạnh nhạt với việc phải đến trường vào ngày chủ nhật. Tôi đã tự dặn lòng mình sẽ đi sớm và tặng thầy 1 chiếc bưu thiếp mà tôi tự làm. Tôi dậy từ lúc 6h, ăn sáng và thay quần áo đến gần 7h, tôi vui vẻ và ý nghĩ rằng là 1 trong những sinh viên đi học sớm và ngồi đợi thầy làm lòng tôi bừng sáng. Tôi còn nghĩ tới viễn cảnh thầy sẽ trìu mến nói với tôi rằng: “À, hôm nay em đã chịu đi đúng giờ rồi này”.
Lẽ ra tôi có thể đến đúng giờ…
- “Cậu sang đường mà không bật đèn báo hiệu, Mời cậu xuống xe và xuất trình giấy tờ” – anh cảnh sát giao thông nhấc xe tôi lên đậu ở 1 cái bốt gần đó. Tôi đã mất đến gần 1 tiếng để chờ bạn mang tiền đến “giải cứu” cho tôi. Uớc muốn đi học đúng giờ vào buổi học cuối cùng đã tan tành, tôi lê những bước chân mệt mỏi và hơi thở nặng bước lên tầng 5. Lúc đó đã là 9h và tôi nhìn thấy thầy vẫn đang đứng ở ngoài hành lang, lớp học hôm nay cũng chỉ có vài người.
- “Em xin lỗi thầy, vì đây là buổi học cuối cùng, em đã cố đi học đúng giờ, nhưng…” Tôi cảm thấy không biết phải diễn đạt như thế nào về sự cố sáng nay với thầy. Tôi cúi mặt, xấu hổ, sự bối rối làm cho người tôi nóng ran và đỏ ửng. Thầy vẫn nhìn tôi với cái nhìn ấm áp, và 1 cách độ lượng và nhân từ, thầy khẽ xoa đầu và vẫy tôi vào lớp.
Theo TTVN
"Linh hồn" của ĐH Việt đang bị bỏ đói?
Cuộc khảo sát thư viện 3 trường ĐH lớn chuyên đào tạo các ngành khoa học xã hội là Học viện Báo chí và Tuyên truyên, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) cuối năm 2011 phần nào khắc họa cho bức tranh động đâu thiếu đó của "linh hồn" các trường ĐH Việt hiện nay.
"Bài ca" thiếu tiền
Theo khảo sát của chúng tôi, lý do một số trường ĐH biện minh cho sự nghèo nàn của thư viên bắt nguồn từ khó khăn lớn nhất chính là kinh phí.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền được xem là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu cả nước về lý luận và báo chí. Tổng số học viên hệ chính quy của trường hiện khoảng hơn 1500. Tuy nhiên trang bị cho thư viện của trường mỗi năm chỉ khoảng 450 triệu đồng.
Diện tích lớn, tới 5000m2, những kiến thức về ngành thư viện được cập nhật nhưng vì thiếu nguồn vốn nên Trung tâm Thông tin-Thư viện của ĐH Sư phạm Hà Nội được bổ sung cơ sở dữ liệu hàng năm rất ít. (Ảnh Văn Chung)
Trưởng phòng Thông tin-Thư viện, Học viện Báo chí - Tuyên truyền Đỗ Thúy Hằng cho biết: "Số tiền trên là quá ít. Chúng tôi phải nâng lên đặt xuống từng loại sách, của từng nhà xuất bản để mua. Ví dụ, sách của NXB Thông tấn đa dạng nhưng chất lượng in sách không thể so sánh với NXB Quốc gia Hà Nội, tức sách mua về sẽ không dùng được lâu. Do vậy, trung tâm chỉ mua các đầu sách với số lượng rất hạn chế.
Sách giáo trình mỗi loại tối đa là 50 bộ, sách chuyên ngành chỉ từ 10-20 quyển/loại, sách bình thường chỉ 5 quyển, những cuốn giá thành đắt như từ điển thì chỉ 1 cuốn/loại.
Giảng viên nếu tự làm sách và xuất bản thì số lượng thư viện có được cũng chỉ tối đa 100 cuốn, có loại sách đặt khoảng từ 115.000 đồng/cuốn số lượng chỉ khoảng 70 cuốn. Thậm chí những cuốn như Mac-Ăngghen bàn về chính trị,...tiền mua chỉ 45.000 đồng/cuốn số lượng sách cũng không nhiều, 100 cuốn. Việc cập nhật các loại sách báo càng diễn ra chậm và ít: báo mỗi loại như nhật báo mỗi loại chỉ 2-3 tờ".
Tương tự, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nơi đào tạo giáo viên cho cả nước, hàng năm số tiền chi cho công tác bổ sung cơ sở dữ liệu của thư viện cũng chỉ dao động từ 300-500 triệu đồng.
Về tài liệu truyền thống, thư viện Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hiện có khoảng 90.000 tên, tương đương khoảng 350.000 cuốn sách (gồm sách tiếng Việt, Anh, Pháp,..báo, tạp chí, luận án, luận văn, đề tài NCKH,...)
Số tiền hàng năm được cấp nguyên tiền mua tạp chí ngoại văn (không thể bỏ được) của thư viện này đã từ 120-150 triệu đồng, tạp chí bằng tiếng Việt là khoảng 100 triệu đồng, còn lại là mua sách tham khảo và giáo trình.
Phó Giám đốc Trung tâm thư viện của trường, Nguyễn Thị Hồng Trang cho hay: "Đấy là chúng tôi đã cắt, không mua nhiều loại bằng tiếng nước ngoài dù biết rất cần nhưng giảng viên, sinh viên không dùng nhiều do trở ngại ngôn ngữ. Bằng ấy tiền thì việc phát triển nguồn tài liệu cho thư viện làm sao đáp ứng nhu cầu của giảng viên, sinh viên".
Thông tin từ bà Ngô Thị Hồng, Trưởng phòng Thông tin-Thư viện ĐH Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội, hiện số đầu sách của trung tâm này khoảng hơn 100.000 cuốn. Tuy nhiên số sách này lại được phục vụ cho sinh viên của 3 trường thuộc ĐHQG Hà Nội là: Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐH Giáo dục, ĐH Khoa học tự nhiên.
Phòng đọc chật ít người tới = tư liệu đắp chiếu?
Bà Hồng cho biết, mỗi năm thư viện Trường ĐH Sư phạm Hà Nội được đầu tư để phát triển cơ sở dữ liệu phục vụ cho SV đại trà và cử nhân tài năng.
Tương tự, Trung tâm Thông tin-Thư viện của HV Báo chí-TT với diện tích rộng hơn 3000m2 nhưng được trưng dụng vào nhiều mục đích như phòng bảo vệ luận án, phòng học cho sinh viên, phòng hội thảo, phòng trưng bày truyền thống. (Ảnh: Văn Chung)
Sách nhiều nhưng diện tích thư viện Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn quá chật hẹp, chỉ 1200m2. Nhiều loại phải xếp ở cầu thang, ảnh hưởng đến bảo quản. Hơn nữa, sinh viên không đủ chỗ để ngồi nếu có nhu cầu đến học. Thời gian thư viện mở cửa cũng chỉ đến 18h30. Khá hơn, thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở đến 21h tối nhưng lượng SV tới phòng đọc, nghiên cứu chỉ rất hãn hữu, chỉ đông khi sát mùa thi.
Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền rộng hơn 3000m2 nhưng theo Trưởng phòng Đỗ Thúy Hằng, thư viện được sử dụng vào đủ loại mục đích như: phòng hội thảo, lớp học...
Thêm nữa, phòng truy cập Internet của thư viện mới được tài trợ vài chục máy tính nhưng hiện vẫn trong tình trạng "cửa đóng then cài". Máy tra cứu tên sách của trường hiện đã quá đát và ngừng hoạt động lâu rồi.... - đó là lý do bà Hằng minh chứng cho việc lạc hậu của thư viện ĐH Việt.
Dù có một cơ sở khang trang với diện tích rộng 5000m2 với gần 1000 chỗ ngồi nhưng thư viện Trường ĐH Sư phạm Hà Nội gần như không thu hút được cán bộ, giảng viên tới. "Nguyên nhân chính là nguồn tài liệu hạn chế rồi chuyện nhiều giảng viên lo nhiều đến kinh tế, ít đầu tư vào khoa học" là chia sẻ của bà Hồng.
Đây cũng là thực tế mà Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn và nhiều ĐH khác cùng chung thực trạng?
Theo VNN
Điểm chuẩn dự kiến của 12 trường mới công bố Sáng 27/7, Học viện (HV) Báo chí và Tuyên truyền, HV Chính sách và Phát triển, ĐH Nội vụ Hà Nội công bố điểm thi và dự kiến điểm chuẩn. Đến nay có 121 trường ĐH, CĐ công bố điểm thi. Ảnh Lê Anh Dũng Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) cho biết mức điểm thi năm nay nhỉnh hơn năm trước...