Thầy giáo mù sáng chế dụng cụ học hình không gian

Theo dõi VGT trên

Hành trình “gieo sáng” trong bóng tối mà thầy Nguyễn Văn Hoàn đi gần 30 năm qua đã thắp lên ngọn lửa hi vọng biết bao thế hệ học trò.

Người thầy đầu tiên của trường Nguyễn Đình Chiểu

Tôi đến thăm nhà thầy Nguyễn Văn Hoàn vào một buổi chiều mùa thu, ngôi nhà ẩn mình trong cái ngách nhỏ của ngõ Hội Vũ, hoa sữa quyện vào từng mái ngói rêu phong im lìm. Nơi đây đã chứng kiến biết bao thăng trầm trong cuộc đời của người thầy giáo mù dạy toán.

Khi còn đang giảng dạy ở huyện Gia Lâm, bệnh thoái hóa võng mạc bẩm sinh khiến cho đôi mắt của thầy chỉ còn thấy thứ ánh sáng mờ đục, ranh giới giữa ngày và đêm dần bị xóa nhòa. Không hề bi lụy, thầy xác định, muốn theo đuổi nghề giáo thì phải học chữ nổi Braille và thầy đã mò mẫm học. Chữ cái đầu tiên mà thầy học là chữ A và từ đầu tiên là từ “Ánh sáng”. Học hỏi những người khiếm thị, dần dần thầy cũng biết viết, đọc loại chữ này.

Năm 1983, thầy xin chuyển công tác về trường Khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu. Thời gian này, ngoài thầy hiệu trưởng ra thì thầy Hoàn là giáo viên duy nhất của trường.

Thầy nhớ lại năm đầu thành lập, mặc dù trường lớp chưa xây, cơ sở thiếu thốn trăm bề, học trò ít, thầy cũng không bao giờ nản chí. Thầy tâm sự :”Do mắt kém nên mình phải nỗ lực, quyết tâm gấp đôi để có thể hòa nhập với những người bình thường”.

Ông trời không phụ lòng người, tình yêu đã mang cô gái Hà thành đến bên cuộc đời thầy. Vượt qua khó khăn, cô giáo Nguyễn Thu Hà đến với thầy bằng cả một trái tim nhân hậu. Cũng là một giáo viên nên cô Hà hiểu được nỗi đau đáu với nghề của chồng mình, vì thế, cô không quản ngại gian khổ để chồng yên tâm công tác. Ngoài giờ lên lớp, cô còn làm thêm các công việc khác để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình.

Cô cũng xin chuyển công tác về cùng trường với thầy để tiện đưa thầy đến lớp. Hơn mười một năm, cô chở thầy trên chiếc xe đạp Liên Xô cũ đến với những con người cùng cảnh ngộ. Đội mưa, đội nắng đến trường, có lẽ hình ảnh về hai vợ chồng thầy giáo mù đã in trên những con phố, hàng cây mà họ đi qua.

Thầy giáo mù sáng chế dụng cụ học hình không gian - Hình 1

Phát minh ra dụng cụ dạy trẻ khiếm thị học hình không gian

Dường như ở đâu có bóng tối thì ở đó sẽ nhóm lên ánh sáng của niềm tin và hi vọng, hành trình “gieo sáng” trong bóng tối mà thầy Nguyễn Văn Hoàn đi gần 30 năm qua đã thắp lên ngọn lửa ở biết bao thế hệ học trò. Thầy đã giúp học sinh thu “ánh sáng” từ đôi bàn tay.

“Do là người đồng tật nên tôi hiểu rõ những khó khăn trong cuộc sống và học tập của người khiếm thị”, thầy Hoàn chia sẻ. Trong việc học môn toán, đặc biệt là hình học, học sinh phải tưởng tượng ra để vẽ hình, đây là một cản trở đối với người khiếm thị. Một lần tình cờ chạm tay vào miếng gai dính thấy đoạn dây dù dính vào miếng gai, thầy lóe lên ý tưởng “vẽ” hình bằng miếng gai đó. Thầy giục bà xã ra chợ mua các đồ để thiết kế dụng cụ dạy học độc đáo này.

Khi đưa vào sử dụng, học sinh “thấy” được các hình tam giác, hình vuông, lục giác… có hình có khối qua cảm giác của tay với miếng gai. Với dụng cụ học tập này, học sinh rất dễ tưởng tượng, từ đó tiếp thu bài dễ hơn. Sáng kiến này giúp thầy nhận được giải B toàn quốc về sáng tạo đồ dùng học tập cho người khuyết tật do Viện Khoa học giáo dục tổ chức năm 2008.

Sự sáng tạo không có giới hạn, điều đáng nói là sự sáng tạo của thầy Hoàn là xuất phát từ thực tiễn giảng dạy và phục vụ chính học trò của mình.

Năm 2007, bà xã về hưu, sức khỏe cũng đã yếu hơn nên thầy Hoàn đến trường bằng xe ôm. Dù nắng, dù mưa, thầy vẫn đến trường đều đặn như một thói quen.

Video đang HOT

Những lúc rảnh rỗi, chiếc máy vi tính có phần mềm hỗ trợ người khiếm thị trở thành người bạn của thầy giáo Hoàn. Hàng ngày, thầy vẫn truy cập vào internet để theo dõi tình hình thời sự trong và ngoài nước. Thầy sử dụng rất thành thạo máy tính, “không nhìn được, không có nghĩa là mọi cánh cửa sẽ khép lại, thế giới mở ra thông qua đôi tai và cảm giác. Máy tính như một người thầy của tôi”, thầy khẳng định.

Ngôi nhà 5 tầng… bằng giấy để ở góc nhà khiến tôi hết sức tò mò. Thầy cho biết, đó là mô hình ngôi nhà sẽ xây dựng trong tương lai, “sợ kiến trúc sư không hiểu ý tưởng nên mùa hè năm ngoái ,2 vợ chồng tôi, người hướng dẫn, người cắt dán”. Đó là căn nhà mơ ước của thầy mà chẳng biết bao giờ
thầy có thể biến ước mơ thành hiện thực?

“Ưu ái là giế.t chế.t sự phấn đấu của HS khiếm thị!”

Trong gần 30 năm dạy học sinh khiếm thị, điều khó khăn nhất với thầy đó là tạo cho học sinh niềm hứng thú học tập. Thầy trăn trở “nhiều học sinh tâm sự với tôi rằng bị khiếm thị thì việc học khó tiến được xa hơn, chính vì vậy có nhiều em muốn nghỉ học giữa chừng. Hơn nữa, mỗi học trò lại xuất phát từ những hoàn cảnh khác nhau nên làm thế nào để các em vượt khó, không tự ti là điều mà mỗi giáo viên dạy trẻ khuyết tật chúng tôi quan tâm”.

Sự kiên trì, bền bỉ và lắng nghe học trò là điều mà thầy Hoàn tâm niệm mỗi buổi lên lớp.

“Anh hùng thầm lặng” Đào Thu Hương là một trong những học trò xuất sắc của thầy. Trong những năm học tập tại trường Nguyễn Đình Chiểu, thầy Hoàn đã vun đắp tình yêu toán học với cô học trò giàu nghị lực này. Thu Hương chia sẻ “có rất nhiều buổi học, mặc dù đã hết giờ nhưng nếu các bạn chưa hiểu rõ thì thầy cũng không nề hà, giảng lại cho tới khi hiểu thì thôi”.

Thầy Hoàn không đồng tình với cách nghĩ của nhiều người, đặc biệt là một số thầy cô cho rằng, với những em khuyết tật thì mình phải có sự ưu ái, nhất là trong cách cho điểm. Theo thầy, làm như vậy không giúp cho học sinh nhận ra khả năng của mình mà còn làm các em cảm thấy bị thương hại, không bình đẳng trong đán.h giá với học sinh bình thường.

Thầy giáo Ngô Văn Hiếu là đồng nghiệp nhưng đồng thời cũng là học trò cũ của thầy Hoàn. Nhớ lại những năm học đầu tại trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu cách đây hơn 20 năm, thầy Hoàn là người đã dìu dắt anh làm quen với những kiến thức toán học trong “bóng tối”. Hiện nay, anh dạy môn Toán giống như thầy giáo của mình. “Thầy là người hết lòng hết sức với học sinh, làm việc rất có trách nhiệm. Mình luôn yêu quý và kính trọng thầy!”, anh Hiếu chia sẻ.

Người thầy giáo được ví như con đò thầm lặng. Trong cơn giông tố của cuộc đời, con đò vẫn lặng lẽ sang sông. Và có lẽ, như cô học trò Đào Thu Hương từng nói: “Thầy là con đò của tình thương và trí tuệ”.

Theo BĐVN

6 lớp học kỳ lạ nhất Việt Nam

Có những lớp học chỉ có 1 học sinh, có những lớp học chỉ toàn phụ nữ dân tộc, có những lớp học chia theo giới tính, có những lớp học lại dạy người ta phải biết xấu hổ... Đó là những lớp học kỳ lạ nhất Việt Nam.

Lớp chỉ có phụ nữ dân tộc

Đó là lớp học của hơn 150 học viên là phụ nữ đồng bào các dân tộc ít người tỉnh Cao Bằng. Những phụ nữ này hiện đã và đang học tập tại 21 lớp học tại ba huyện Bảo Lộc, Bảo Lâm và Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng).

6 lớp học kỳ lạ nhất Việt Nam - Hình 1

6 lớp học kỳ lạ nhất Việt Nam - Hình 2

Nhiều chị em phụ nữ dân tộc tối nào cũng chong đèn, địu con tới lớp, tối tối về lại rôm rả nói chuyện đi học với chồng, với con. Có chị học xong môn về bảo vệ nguồn nước, về nhà đã hì hục đan một cái mành tre đậy lên chiếc chum hứng nước mưa trước nhà...

Giờ đây đến lớp, được học chữ không chỉ là niềm vui của chị em phụ nữ nói riêng. Mà nó còn giúp tạo nên sự thay đổi trong cách sống, cách nghĩ của nhiều người dân bản địa nói chung. Tất cả đang mang tới một diện mạo mới cho mảnh đất cực Đông Bắc của Tổ quốc này.

Lớp học của thầy giáo mù

Hơn 20 năm sống trong bóng tối - khoảng thời gian khiến anh Đặng Ngọc Duy (33 tuổ.i, trú tại số 67 đường Tiểu La, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) hiểu được sự thiệt thòi của người khiếm thị, nhưng không vì thế mà anh đầu hàng trước số phận.

6 lớp học kỳ lạ nhất Việt Nam - Hình 3

Người thầy giáo khiếm thị và những học sinh đặc biệt

Năm 1992, khi trường Nguyễn Đình Chiểu dành cho người khuyết tật được thành lập tại Đà Nẵng, ba mẹ Duy lặn lội hơn 60 km, đưa con ra xin nhập học. Tại đây, Duy được mở mang kiến thức, giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng ngôn ngữ viết chữ Braille dành riêng cho người khiếm thị. Từ chối lời mời dạy tại trường Nguyễn Đình Chiểu, Duy trở về nhà, ngồi miệt mài nuôi nấng mãi, khát khao mãi để đậu đại học. Cuối cùng ước mơ đó cũng đến với Duy.

Khi đang là sinh viên khoa ngữ văn Đại học Quảng Nam, trong trái tim Duy đã có một ước mơ rất chân thành, ước mơ không cho mình mà cho những tr.ẻ e.m khuyết tật.Bởi hơn ai hết, chính anh đã trải nghiệm nỗi khát khao được học chữ, khát khao được hoà nhập cộng đồng và cả sự tủi thân bởi những khiếm khuyết hình thể của một người khuyết tật. Năm 2008 tốt nghiệp Đại học, Duy ở nhà cặm cụi cho đề án xây dựng lớp học mái ấm dành cho người khiếm thị đầu tiên ở Tam Kỳ.

Lớp học dạy ... hát xẩm

Trước sự mai một của nghệ thuật hát xẩm các nghệ sĩ thuộc Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam đã tổ chức lớp dạy miễn phí loại hình nghệ thuật dân gian cho mọi người ngay tại Hà Nội.Hoạt động được gần 5 năm và diễn ra ngay dưới mái đình Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội cho tới nay đã có hàng trăm bạn trẻ được truyền cho kiến thức và tình yêu nghệ thuật hát xẩm.

6 lớp học kỳ lạ nhất Việt Nam - Hình 4

Thầy căng bầu huyết, trò nhỏ tập trung lắng nghe, người thì chăm chú ghi chép.

Nhạc sĩ Thao Giang - phó Giám đốc Trung tâm cho biết, nhiều em nhỏ và gia đình khi tới xem chúng tôi biểu diễn ở chợ Đồng Xuân, phố cổ nghe rồi mê lúc nào không hay. Sự nhiệt tình hưởng ứng của các em cho thấy người trẻ đâu có quay lưng với nghệ thuật truyền thống vốn vẫn được cho là nhàm chán như hát xẩm.

Lớp học chỉ có 2 học sinh

Bản Nậm Khao (huyện Mường Tè, Lai Châu) có 1 lớp 2 chỉ có 2 em, lớp 3 và lớp 1 mỗi lớp có 6 em, lớp 4 có 9 em và lớp 5 đông nhất với sĩ số 22 do các em đã lớn.

6 lớp học kỳ lạ nhất Việt Nam - Hình 5

Lớp 1 do thầy Đinh Hồng Lai phụ trách

Xã Nậm Khao (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) có vẻn vẹn 4 bản: 2 bản người Cống, 2 bản người La Hủ, chia đều hai bên bờ sông Đà. Đường núi đi lại khó khăn nên ở bản nào cũng có điểm trường tiểu học.

Ngày ngày các thầy cô trường tiểu học Nậm Khao lặn lội vượt sông mang chữ tới dạy các em.Thầy Vinh, hiệu phó, còn rất trẻ (mới 27 tuổ.i), của trường phổ thông cơ sở Nậm Khao, cho biết năm học 2011-2012 này, khối tiểu học của trường phổ thông cơ sở Nậm Khao có 15 lớp thì 11 lớp là điểm bản. Cứ các em đến tuổ.i đi học là thầy cô phải tới nhà vận động để các em được tới trường. Bản có bao nhiêu em thì dạy chừng đó nên ở đây, có những lớp học có số học sinh thuộc diện ít nhất nước. Như tại bản Nậm Khao có 1 lớp 2 chỉ có 2 em, lớp 3 và lớp 1 mỗi lớp có 6 em, lớp 4 có 9 em và lớp 5 đông nhất với sĩ số 22 do các em đã lớn, có thể từ các bản xa về trung tâm học.

Lớp học phân biệt giới tính

6 lớp học kỳ lạ nhất Việt Nam - Hình 6

Lớp học chỉ toàn nam

Mấy năm gần đây, người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bàn tán xôn xao về một vị Tiến sỹ tâm lý (nguyên là giảng viên ĐH Vinh) sau khi về hưu đã về quê xây dựng trường học với những quy định rất lạ lùng...

Lớp học phân biệt theo giới, mỗi tiết học kéo dài đến 90 phút, toàn trường có thể nghỉ học vào những ngày mùa. Đặc biệt hơn nữa là ở chỗ ông đã dùng những con chó vốn nuôi trong nhà thay cho bảo vệ... Đó là trường THPT Dân lập Nguyễn Khắc Viện tại xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh do thầy Nguyễn Lê Đắc - tiến sỹ tâm lý (nguyên là giảng viên ĐH Vinh) làm hiệu trưởng.

Lớp học dạy xấu hổ

Người Dao ở bản Đằng Long (xã Bắc Sơn, huyện Kim Bôi, Hoà Bình) coi Ông Triệu Văn Triển là kho tri thức của bản. Trước kia ông Triễn làm thầy lang chuyên bốc thuố.c chữa bệnh không lấy tiề.n nên được dân bản rất quý trọng.

6 lớp học kỳ lạ nhất Việt Nam - Hình 7

Trưởng bản Đằng Long - Triệu Văn Tiến với lớp học dạy... xấu hổ

Trưởng bản Đằng Long - Triệu Văn Tiến hồ hởi khẳng định với chúng tôi: "Hơn 10 năm nay, từ khi lớp học dạy dân bản biết cách xấu hổ, xấu hổ khi không biết cội nguồn, xấu hổ khi vi phạm đạo đức, làm điều xấu... Thì cũng ngần ấy thời gian bản Đằng Long sống với nhau rất chan hoà, chưa xảy ra 1 hiện tượng dân bản cãi vã, đán.h nha.u hay mất trộm cắp trong bản.

Theo VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tin đang nóng

    Cô giáo xin ủng hộ laptop: "Chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích tôi thôi"
    18:41:04 30/09/2024
    Tóm dính cặp đôi Vbiz "phim giả tình thật" hẹn hò ở nước ngoài, để lộ bằng chứng khó chối cãi
    17:35:45 30/09/2024
    Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi
    20:46:10 30/09/2024
    Tại sao phát ngôn bỏ học của Negav trở thành chuỗi khủng hoảng lan rộng?
    22:13:22 30/09/2024
    Negav phốt chồng phốt: Bị đào lại loạt status thô tục chấn động, đăng ảnh tr.ẻ e.m trong group bàn chuyện nhạy cảm
    19:45:25 30/09/2024
    Dàn sao Việt "bóc" Lý Quý Khánh
    19:57:45 30/09/2024
    Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
    18:14:21 30/09/2024
    Anh Hằng Du Mục bị đồn LGBT liền "dỗi", bất ngờ gặp nạn vì người đặc biệt của Pu
    21:32:02 30/09/2024

    Tin mới nhất

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    13:01:46 21/12/2022
    Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    12:01:38 21/12/2022
    Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    11:01:38 21/12/2022
    Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    10:45:40 21/12/2022
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    10:36:43 21/12/2022
    Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    10:01:37 21/12/2022
    Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    08:06:29 21/12/2022
    Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    07:59:41 21/12/2022
    UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    07:59:05 21/12/2022
    Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    07:58:36 21/12/2022
    Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    07:57:38 21/12/2022
    Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    07:56:12 21/12/2022
    Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

    Có thể bạn quan tâm

    Trương Minh Cường ôm chặt Trác Thúy Miêu mừng dịp đặc biệt

    Sao việt

    23:27:53 30/09/2024
    Thưởng thức show thực cảnh do Trác Thúy Miêu dẫn dắt tại Đà Lạt, Trương Minh Cường bất ngờ cùng đội ngũ diễn viên và khán giả tổ chức sinh nhật cho nữ MC khiến cô bật khóc vì xúc động.

    'Kiều nữ làng hài' Rebel Wilson kết hôn với bạn gái

    Sao âu mỹ

    23:24:54 30/09/2024
    Sau 2 năm công khai hẹn hò, nữ diễn viên hài Rebel Wilson và bạn gái Ramona Agruma vừa tổ chức đám cưới riêng tư tại Ý.

    Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt ra mắt ca khúc mới hợp tác cùng nhóm V Music

    Nhạc việt

    23:20:51 30/09/2024
    Ngoài chăm chỉ đi hát, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt còn ra mắt các sản phẩm âm nhạc gửi đến khán giả sau khi đổi nghệ danh.

    Man Utd thảm bại trước Tottenham, HLV Erik ten Hag không sợ bị sa thải

    Sao thể thao

    23:17:57 30/09/2024
    Huấn luyện viên Erik ten Hag tin tưởng rằng ban lãnh đạo Man Utd không sa thải ông sau trận thua Tottenham 0-3 ở vòng 6 Ngoại Hạng Anh.

    Khán giả bình phim Việt: Vì sao 'Độc đạo' hay nhưng chưa 'đạt đỉnh'?

    Hậu trường phim

    23:15:34 30/09/2024
    Dù đang gây chú ý trên sóng phim giờ vàng nhưng Độc đạo vẫn lộ sự non tay về kịch bản, đặc biệt là xây dựng tính cách nhân vật.

    Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop"

    Netizen

    23:13:58 30/09/2024
    Liên quan đến vụ việc cô T.P.H. (giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TP.HCM) xin phụ huynh ủng hộ tiề.n để mua laptop đang gây xôn xao dư luận

    Hà Giang: Người livestream, cảnh báo vụ sạt lở QL2 đã qua đời trước khi tìm thấy

    Xã hội

    22:53:12 30/09/2024
    Vụ sạt lở xảy ra ở Hà Giang đã khiến nhiều người bị thương, qua đời và mất tích. Lực lượng chức năng vừa tìm thấy n.ạn nhân từng livestream và đưa ra lời cảnh báo trước khi bị vùi lấp.

    "Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"

    Nhạc quốc tế

    22:10:00 30/09/2024
    Lisa bị chỉ trích vì hát nhép tại Đại nhạc hội Công dân Toàn cầu 2024 (Global Citizen Festival) khiến cư dân mạng nhớ đến Jung Kook.

    BLACKPINK và 2NE1 trở lại cứu sống YG, lộ thêm 2 nhóm nữ khác cả gan cạnh tranh

    Sao châu á

    21:30:21 30/09/2024
    Ở K-pop có một cột mốc đáng sợ mang tên lời nguyền 7 năm , bởi ít có nhóm nhạc nào vượt qua được ngần ấy năm ở nền giải trí có tỉ lệ đào thải bậc nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến sự tan rã như 2NE1, GFriend và Lovelyz.

    Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

    Thế giới

    21:20:31 30/09/2024
    Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

    Hạnh Nguyên: Hot teen đến người mẫu sáng giá, từng "thân mật" với Hồ Quang Hiếu

    Trẻ

    21:05:05 30/09/2024
    Hạnh Nguyên từng gây chú ý trên mạng xã hội khi còn là sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2022, cô bất ngờ trở thành tâm điểm bàn luận sau bộ ảnh tình tứ cùng Hồ Quang Hiếu.