Thầy giáo miền Tây nối học trò nghèo với thế giới bằng webcam
Sau mỗi tiết học kết nối Skype, các em lại háo hức hỏi ‘Chừng nào kết nối tiếp hả thầy?’.
Chiếc webcam ghi lại hình ảnh lớp học của thầy Hiếu để truyền qua lớp học đầu bên kia. Ảnh: NVCC
Không có màn hình máy chiếu hay thiết bị công nghệ hiện đại như các trường ở thành phố, những tiết học đầu tiên được kết nối qua Skype của thầy Hiếu sử dụng chiếc webcam cũ của máy tính để bàn, rồi phóng hình ảnh ra màn hình tivi để cả lớp theo dõi. Nhưng rồi chiếc webcam cũng quá cũ, hình ảnh mờ, thầy Hiếu tự bỏ tiền túi mua một chiếc webcam mới giá hai ba trăm ngàn để các em sử dụng.
Những lớp học Skype của thầy giáo Huỳnh Bá Hiếu diễn ra ở Trường THCS Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, Kiên Trang.
Thầy Hiếu năm nay 32 tuổi, là giáo viên dạy 2 môn Toán – Tin ở trường đã 11 năm nay.
Học trò của thầy Hiếu đa phần con nhà nghèo, gia đình làm nông hoặc cha mẹ đi làm mướn ở tỉnh xa. “Hoàn cảnh gia đình nhiều em khó khăn. Cha mẹ đưa con đến lớp phó mặc cho nhà trường. Thầy dạy gì cha mẹ cũng không biết. Học sinh đến lớp chủ yếu học kiến thức trong sách giáo khoa”.
Trong hoàn cảnh ấy, những tham vọng của thầy Hiếu dường như có vẻ lạc lõng và xa vời. Nhưng thầy vẫn hăng say làm với sự động viên và hướng dẫn rất nhiệt tình từ các thầy cô giáo trong Cộng đồng giáo viên sáng tạo Microsoft và các diễn đàn giáo viên đổi mới, sáng tạo khác.
Hình ảnh được đưa lên màn hình tivi để cả lớp cùng theo dõi. Ảnh: NVCC
Tham gia cộng đồng từ cuối năm 2016, thầy Hiếu được biết đến những công cụ có khả năng hỗ trợ tốt trong việc giảng dạy và học tập như: Sway, One Note, Google Form, các ứng dụng công nghệ thông tin như thư viện trắc nghiệm Violet, iSping…
“Skype in the classroom” (Skype trong lớp học) là một trong những cách thức học tập phổ biến với những thầy cô trong cộng đồng giáo viên sáng tạo. Với công cụ Skype, lớp học của thầy Hiếu được kết nối với các lớp học ở Philippines, Sri Lanka, Ấn Độ.
“Giao tiếp với học sinh nước ngoài bằng tiếng Anh là một khó khăn với học trò của tôi” – thầy .
Những ngày đầu, để các em bớt bỡ ngỡ, thầy Hiếu và học trò cùng nhau chuẩn bị sẵn những gì cần nói. Giáo viên các nước cũng rất tạo điều kiện và hỗ trợ bằng cách nói rất chậm. “Ở vùng sâu vùng xa như học trò của tôi, nói tiếng Việt còn nhút nhát. Các em không có khả năng thuyết trình, cũng chưa từng có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài để rèn luyện khả năng tiếng Anh”.
Khó khăn đến thế nhưng thầy Hiếu và học trò vẫn nỗ lực từng ngày. Thầy kể, có những tiết học, các em nghe đầu bên kia nói không hề hiểu nhưng khi chơi trò đoán đất nước của các bạn, các em vẫn đoán đúng. Giáo viên bên kia khen các em rất nhiều và các em cũng rất vui về điều đó. “Những tiết học kết nối được các em hào hứng đón chờ. Đặc biệt, với những em thích học môn tiếng Anh thì tỏ ra rất thích thú”.
Video đang HOT
Học sinh rất hứng thú với những tiết học kết nối do thầy Hiếu tổ chức. Ảnh: NVCC
Sau mỗi tiết học kết nối, các em lại háo hức hỏi “chừng nào kết nối tiếp hả thầy?”. Ảnh: NVCC
Thầy Hiếu cho biết, những tiết học như thế này giúp các em có động lực để học tốt môn tiếng Anh hơn. Ảnh: NVCC
Ở trong nước, thầy Hiếu cũng cho học trò của mình kết nối với các lớp học ở TP.HCM, Hưng Yên, Thái Nguyên. Nội dung của tiết học không hạn chế trong nội dung của môn học hay sách giáo khoa. “Một thầy giáo ở Hưng Yên đã hướng dẫn các em lập trình trò chơi điện tử Minecraft mà các em có thể đã chơi rất nhiều nhưng chưa biết trong trường học”.
“Một giảng viên ở ĐH Thái Nguyên với các em những kiến thức về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản. Khi kết nối với các lớp học ở Sri Lanka, Ấn Độ, Philippines, các em có cơ hội được tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của những quốc gia đó”.
Mặc dù, nội dung giao lưu giữa lớp học của thầy Hiếu với các lớp học trong và ngoài nước đôi khi không liên quan tới những kiến thức Toán học hay Tin học, song thầy tin rằng những hiểu biết này sẽ giúp các em mở mang tầm nhìn. “Mình muốn cho các em thấy học sinh ở các thành phố lớn, ở nước ngoài người ta đang học, đang làm những cái gì để từ đó thấy được cái yếu kém, hạn chế của địa phương mình, tạo động lực để các em phấn đấu, tìm tòi trong học tập”.
Thầy nói, có lẽ cả tỉnh Kiên Giang chỉ có một mình thầy đang thực hiện kết nối “Skype in the classroom” cho học sinh. Nhưng thầy gạt bỏ hết những cô đơn, lẻ loi mà đôi lúc không thể không nghĩ tới, bởi thầy chứng kiến và cảm nhận được rất rõ tinh thần học tập, làm việc cầu thị của các đồng nghiệp trên khắp cả nước khi tham gia Cộng đồng giáo viên sáng tạo Microsoft.
“Tất cả các thầy cô ở đây đều muốn giúp học sinh của mình có một sự thay đổi lớn về tư tưởng, về kiến thức. Càng học tập, tìm hiểu, mình càng thấy thích thú, càng muốn học được nhiều hơn nữa để mang kiến thức về cho những học sinh nghèo của mình”.
“Các thầy cô trong cộng đồng đều tích cực giúp đỡ mình tìm được những phương pháp mới như dạy học theo dự án, dạy học phát triển vấn đề… Nhiều phương pháp mới mà nếu không tham gia vào các cộng đồng đổi mới, sáng tạo thì mình không biết được”.
Thầy Huỳnh Bá Hiếu – giáo viên môn Toán – Tin, Trường THCS Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: NVCC
Những thiếu thốn về cơ sở vật chất không khiến thầy nản chí. Thầy Hiếu : “Hiện tại, cả trường mình có 10 máy vi tính có thể sử dụng được. Còn 10 máy đang hư hỏng, nhà trường sẽ cố gắng sửa chữa để đưa vào sử dụng. Vì ít máy nên môn Tin học của trường không được dạy đại trà từ lớp 6 đến lớp 9, mà chỉ có khối 7 được học. Mỗi lớp có khoảng 30-40 học sinh nên giờ thực hành phải chia tổ”.
Vì phần lớn học sinh của thầy Hiếu ở nhà không có máy vi tính để thực hành nên thầy cố gắng dạy cho các em những kỹ năng tin học cơ bản nhất như kỹ năng đánh máy, sử dụng một số công cụ như Microsoft Word, Excel, Power Point, mở rộng ra có thể là One Note để tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Không chỉ nỗ lực tìm tòi, học hỏi cho những bài giảng, với chuyên môn của mình, thầy Hiếu còn tự lập và quản lý trang Facebook của trường. Ở đó, thầy những nguồn kiến thức mà mình đã học được, truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp trong và ngoài trường tiếp cận những phương pháp, công cụ hỗ trợ giảng dạy mới.
Thầy Hiếu , “với mình, mình làm những việc này là làm cho bản thân mình trước. Mình cần học hỏi để có thêm kiến thức, kinh nghiệm, sau đó là triển khai cho học sinh. Mặc dù đời sống giáo viên không cao, đôi khi chưa tạo được động lực để giáo viên tìm tòi kiến thức mới. Mình biết có nhiều giáo viên chỉ nhìn sách giáo khoa giảng cho xong. Nhưng theo mình, người giáo viên cần phải cập nhật bản thân. Nếu không, đó sẽ là một khó khăn lớn đối với sự phát triển của học sinh”.
Theo Tinmoi24.vn
Lá thư cậu học trò 'ba năm học lớp 1' ở Sài Gòn gửi cô giáo cũ
Nhận được lá thư "nghĩa cô" từ cậu học trò 13 tuổi ở lại lớp đến hai lần lớp 1, cô giáo Chi xúc động nghẹn ngào.
Mấy hôm nay, cô Huỳnh Thị Phương Chi (40 tuổi), giáo viên ở Trung tâm học tập cộng đồng Thạnh Lộc (quận 12, TP HCM) chốc chốc lại giở ngăn cặp, lục lại lá thư của cậu học trò cũ, mỉm cười hạnh phúc. Lá thư màu hồng tươi với nét chữ vụng, nhiều lỗi chính tả của Châu Tuấn (13 tuổi), hiện học lớp 4.
Lá thư Châu Tuấn viết cho cô Chi. Ảnh: Huỳnh Thị Phương Chi.
"Nhà Tuấn nghèo lắm, cha mẹ làm mướn ở quận 12. Mấy năm trước, Tuấn vào lớp 1 ở trung tâm, học đến ba năm tôi mới cho lên lớp vì em học yếu", cô Chi kể.
Sáng qua, khi đang dạy lớp một tập viết thì Tuấn bẽn lẽn xin phép gặp, rồi cậu ngập ngừng đưa lá thư này cô giáo cũ với lời nhắn nhủ: "Em chúc cô ngày 20/11".
Đọc thư, cô Chi cười, bởi nhận ra những bài học cô từng dạy Tuấn được cậu viết ra ở mấy dòng đầu, mấy dòng sau là tự sự của cậu học trò. Lá thư hơi trúc trắc trong diễn đạt nhưng mang nét chân chất, lại pha chút thậm xưng.
"Hạnh phúc lắm, tôi cứ đọc đi đọc lại, rất thương trò và cảm nhận tình cảm chân thật của trò với mình", cô nói, giọng xúc động.
"Cầm bút lên em muốn viết bài thơ,
Người đã cho em cả bầu trời tri thức,
Viết về tuổi thơ ấu bên cô,
Cô đã dạy cho em những bước đi đầu đời,
Cô còn nhớ ngày xưa cô vẫn dạy,
Không kiến thức thức thì không thể thành công.
Thế mà cũng đã một năm rồi từ ngày xa lớp của cô thân quen, xa những giờ học, giờ chơi trên lớp của cô, xa những hàng cây xanh che bóng mát đến trường.
Giờ sức khỏe của cô cũng khác rồi. Mái tóc của cô cũng có bạc, giọng nói của cô cũng yếu hơn xưa, chỉ có nụ cười vẫn không thay đổi.
Chắc tại cô luôn yêu chúng em, vì thế mà mỗi khi gặp khó khăn em thường nghĩ đến nụ cười xưa ấy mà dặn lòng sẽ vượt qua được.
Nếu như ta luôn biết cười thì không có gì có thể ngăn cản ta.
Hôm nay mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Em chúc cô sức khỏe, niềm tin, luôn vượt qua sóng gió,
Thời gian ơi xin dừng lại để chúng em được cúi đầu một lần nữa. Gọi tiếng cô với niềm tin yêu cô..."
Cô Chi đang dạy học sinh lớp 1 ở trung tâm. Ảnh: Mạnh Tùng.
Trung tâm học tập cộng đồng Thạnh Lộc lọt thỏm trong khu phố ở ngoại thành Sài Gòn, là nơi học tập của hơn trăm học sinh, chủ yếu là con em người lao động nhập cư. Họ không có điều kiện cho đi học chính quy nên gửi vào đây.
Những người đứng lớp ở trung tâm, hầu hết là "không chính quy", bởi xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau, dạy học cho trẻ trên tinh thần tự nguyện. "Trẻ ở đây nghèo nhưng sống rất tình cảm, tới các dịp lễ là tụi nhỏ vẽ thiệp trên giấy tập tặng các cô giáo", cô Chi chia sẻ.
Gần 20 năm trước, cô Chi tốt nghiệp Đại học Ngân hàng ngành Kế toán, đi làm được vài tháng thì bị tai nạn giao thông. Sức khỏe yếu, không thể đi làm nên cô ở nhà phụ việc gia đình.
Năm 2007, cô được giới thiệu vào trung tâm dạy học như một tình nguyện viên không lương, không phụ cấp và gắn bó với trung tâm tới nay.
Những tấm thiệp mừng ngày Nhà giáo Việt Nam của học trò nghèo ở trung tâm. Ảnh: Lê Nam.
Hiện, cô Chi và nhiều cô giáo khác ở trung tâm không có lương, chỉ nhận phụ cấp cho giờ đứng lớp, mỗi tháng chưa tới một triệu đồng. Song, ai cũng mang niềm vui mỗi khi lên lớp với trẻ, dạy hết mình với mong muốn chúng có cái chữ, sau này kiếm được cái nghề cho đỡ khổ.
UBND phường Thạnh Lộc cho biết đã hỗ trợ thêm thầy cô 300.000 mỗi tháng bằng nguồn quỹ khuyến học. Mỗi học sinh ngoài việc được học hành miễn phí, được tặng thêm sách vở và bữa sáng mỗi ngày đi học.
Theo VNE
Trang Trần xúc động khi về Gia Lai tặng xe đạp và quà cho học trò nghèo Cựu người mẫu đến Tây Nguyên làm từ thiện theo lời kêu gọi của chính các cô giáo ở đây. Trang Trần vừa cùng những người bạn có chuyến từ thiện ở xã Hòa Bầu (huyện Đắc Đoa), xã An Thành (huyện Đăk Pơ) và Ia Tiêm (huyện Chư Sê) tỉnh Gia Lai. Đây là số tiền cựu người mẫu tự bỏ ra...