‘Thầy giáo làng’ làm phần mềm tặng đồng nghiệp
Chưa từng học công nghệ thông tin thế nhưng thầy Phan Hữu Tùng ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại ‘mày mò’ làm ra phần mềm tặng cho hàng nghìn đồng nghiệp ở khắp mọi miền.
Thầy giáo “tay ngang” Phan Hữu Tùng làm phần mềm miễn phí tặng đồng nghiệp – Ảnh: Đình Toàn
Soạn phần mềm trên vùng… núi
Thầy Tùng nguyên là Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Sơn, một vùng đất miền núi nghèo bậc nhất của thị xã Hương Thủy. Tốt nghiệp cao đẳng, ngành giáo dục tiểu học và nhận công tác quản lý tại Phú Sơn cách nay 12 năm. Tiếng là hiệu trưởng, nhưng mãi đến gần 3 năm sau khi nhận công tác, thầy Tùng mới có được một chiếc máy tính để bàn, và đây cũng là cái máy tính duy nhất của nhà trường.
Có chiếc máy tính như bắt được vàng, tranh thủ lúc rảnh rỗi thầy Tùng lại mày mò các phần mềm trong hệ điều hành windows, trong đó thầy “mê” nhất là phần mềm bảng tính Microsoft Exel.
Năm 2008, sau khi được tham gia một lớp tập huấn ngắn hạn về sử dụng phần mềm Microsoft Exel, thầy Tùng bắt tay vào nghiên cứu sâu về tính ứng dụng của phần mềm này. Không lâu sau đó thầy tìm ra một chuỗi mã, dùng các thuật toán chính trên phần mềm này để “cải tiến” thành phần mềm quản lý điểm và học sinh.
Cụ thể, phần mềm của thầy Tùng sẽ giúp giáo viên thống kê tuổi, chỗ ở, giới tính, học lực, thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo… của từng em học sinh, thay vì làm thủ công rất mất thời gian và bất tiện. Hoặc cứ đến mỗi kỳ thi học kỳ, từng giáo viên các lớp, các khối sau khi chấm điểm phải ngồi viết từng bảng điểm, xếp loại của từng em và nộp lên ban giám hiệu nhà trường. Ban giám hiệu cũng phải “huy động tập thể” vào sổ một cách thủ công, nhưng nay thì sau khi có điểm thi ban giám hiệu chỉ cần một người đọc điểm, một người vào điểm sau đó phần mềm sẽ tự xếp loại và đánh giá.
Ngoài học lực của từng học sinh, phần mềm cũng sẽ giúp tính bình quân chung có bao nhiêu phần trăm khá, giỏi, yếu, kém; bao nhiêu em lên lớp hay ở lại…
Video đang HOT
“Việc này đã giúp cho giáo viên tiết kiệm rất nhiều thời gian cũng như đảm bảo đội chính xác tuyệt đối của điểm số và xếp loại học sinh. Và ngay sau khi có kết quả toàn trường mình đưa ngay lên website của nhà trường thì phụ huynh các em đều biết, khỏi phải thông qua sổ liên lạc vốn học sinh dễ dấu bố mẹ”, thầy Tùng chia sẻ.
Năm 2009, sau khi kiểm nghiệm thực tiễn và thấy được tiện ích hỗ trợ được cho đồng nghiệp thầy Tùng quyết định cung cấp miễn phí cho đồng nghiệp trên diễn đàn mạng là Violet.vn và DayhocIntel.net. Từ vài người tải về dùng thử, đến nay hàng trăm người khắp mọi miền đất nước đã sử dụng. Đến nay đã có gần 10.000 lượt truy cập vào phần mềm này.
Riêng tại Hương Thủy đến nay toàn bộ 19 trường tiểu học của thị xã đều sử dụng phần mềm quản lý điểm “free” của thầy Tùng. Còn ở nhiều tỉnh, thành phố khác thì liên tục gọi điện, gửi email cảm ơn và hỏi han, nhờ thầy Tùng tư vấn thêm.
Thậm chí có đồng nghiệp ở Nghệ An còn nhờ tác giả “trường làng” này viết thêm giúp họ “cột” về dân tộc bởi họ đang ở miền núi. Hoặc có giáo viên ở Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM nhờ thầy Tùng viết tiếp, nâng số “cột” lên 45 lớp trong trường, thay vì 35 như bản gốc.
“Mình lại thức đêm để viết giúp họ. Ai làm giáo viên mới hiểu cái sự vất vả, mất thời giờ trong khâu vô điểm, làm thủ công lại dễ sai số. Phần mềm mình viết ra giúp đỡ cho anh chị em đồng nghiệp đỡ mất nhiều thời gian thì tự nhiên thấy lòng cũng ấm”, thầy Tùng cười kể.
Đánh giá về phần mềm xử lý số liệu phổ cập THCS của thầy giáo Phan Hữu Tùng, thạc sĩ Nguyễn Minh Quang, Phó phòng Giáo dục – đào tạo thị xã Hương Thủy bộc bạch: Anh Tùng không phải là chuyên gia công nghệ thông tin nhưng miệt mài làm phần mềm để tặng đồng nghiệp khiến chúng tôi rất cảm động và trân trọng.
Tính hiệu quả các phần mềm của thầy không thua phần mềm nào bán tiền triệu hiện nay. Tôi cũng được biết thầy Tùng đã chia sẻ phần mềm của mình không chỉ với thị xã chúng tôi mà rất nhiều nơi khác trong tỉnh, trong nước. Chúng tôi cũng tự hào vì có một người trong ngành có tâm huyết như thế.
Người “nâng tầm” Exel
Không dừng lại ở đó, năm 2011, không lâu sau khi chuyển công tác về làm Hiệu trưởng Trường tiểu học Số 1 Thủy Phù, thầy Tùng làm đồng nghiệp trong tỉnh thán phục, khiến cộng đồng mạng xôn xao khi “tung” sản phẩm công nghệ thông tin miễn phí thứ hai của mình. Đó là phần mềm xử lý số liệu phổ cập THCS.
Một trong hai phần mềm thầy Phan Hữu Tùng tặng đồng nghiệp và ngành giáo dục – Ảnh: Đình Toàn
Thầy Tùng kể “cơ sự” để làm phần mềm phổ cập THCS cũng xuất phát từ vùng đất nghèo Phú Sơn. “Tuy mình làm quản lý trường tiểu học nhưng được xã giao cho công tác thống kê phổ cập THCS. Vậy là mình cùng các đồng nghiệp đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng sau đó về ngồi thâu đêm viết ra giấy. Lại tính tính toán toán, cộng trừ nhân chia từng độ tuổi, bao nhiêu em đi học hoặc bỏ học lớp mấy, chuyển trường hay ở nhà… Ngồi còm lưng làm, lại dễ sai sót. Từ đó mình cố tìm và viết thêm trong phần Exel để cải thiện sự vất vả đó”, tác giả vốn chẳng có tí chuyên môn công nghệ thông tin này cười kể.
Riêng tại Hương Thủy năm 2012, 100% số xã của thị xã được tập huấn sử dụng phần mềm miễn phí của thầy hiệu trưởng tiểu học này. Chưa dừng lại ở đó, năm 2013, thầy Tùng tiếp tục “nâng cấp” phần mềm của mình để ứng dụng cho cấp huyện, cấp tỉnh.
Cũng trên nền lý thuyết cơ bản, cũng sử dụng các thuật toán, hàm nhân hàm đếm của Exel, thầy Tùng viết thêm các chuỗi mã và tạo ra giải pháp thống kê, kết xuất dữ liệu một cách chính xác, thay vì phải “làm thủ công”. Việc thống kê, tính toán về độ tuổi, lớp học, tỷ lệ các độ tuổi học sinh vào các lớp cấp 1, 2… đều chỉ mất chưa đầy một phút là một cán bộ có thể nhập xong sau khi có bản số liệu gửi lên từ các xã (sử dụng cấp tỉnh cũng tương tự).
Đến nay, không chỉ Phòng Giáo dục – đào tạo thị xã Hương Thủy đã ứng dụng mà một số huyện trong tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng sử dụng phần mềm “free” hoàn toàn này.
“Thú thật là mình đam mê và tìm tòi phát huy những tính năng tối ưu của phần mềm Excel thôi chứ không phải sáng tạo gì ghê gớm. Mình chỉ hy vọng nhiều nơi sử dụng phần mềm của mình cho đỡ vất vả, tốn kém thôi”, thầy Tùng cười khiêm tốn.
Theo TNO
Coi trọng xây dựng đạo đức, lối sống, nhân cách học sinh
Phát biểu tại lễ khai giảng trường THCS Tô Hiệu, huyện Thường Tín, đồng chí Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy Hà Nội mong muốn mỗi thầy giáo, cô giáo sẽ thực sự là những tấm gương về đạo đức cho học sinh noi theo, đồng thời nhắn gửi tới các em học sinh thường xuyên tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách, xây dựng lối sống lành mạnh.
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đánh trống khai giảng tại trường THCS Tô Hiệu, Thường Tín
Sáng 5-9, cùng với hàng triệu học sinh trên cả nước, học sinh Thủ đô Hà Nội cùng bước vào năm học mới bằng lễ khai giảng truyền thống. Chia sẻ niềm vui năm học mới cùng thầy trò Thủ đô, đồng chí Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy Hà Nội đã tới dự lễ và đánh trống khai giảng tại trường THCS Tô Hiệu, huyện Thường Tín. Mặc dù trời mưa to nhưng do có sự chuẩn bị từ trước nên nhà trường đã căng bạt, che ô để đảm bảo học sinh có thể tham dự đầy đủ chương trình khai giảng.
Phát biểu nhân dịp năm học mới, đồng chí Bí thư Thành ủy mong muốn mỗi thầy giáo, cô giáo của trường sẽ thực sự là những tấm gương về đạo đức cho học sinh noi theo đồng thời nhắn gửi tới các em học sinh thường xuyên tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách, xây dựng lối sống lành mạnh, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát triển toàn diện cả "đức, trí, thể, mỹ"... Đồng chí Phạm Quang Nghị đề nghị, ngành giáo dục thành phố phải tập trung triển khai các nhiệm vụ năm học mới với quyết tâm cao nhất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo. Nhân dịp này, Bí thư Thành ủy đã trồng cây lưu niệm tại trường THCS Tô Hiệu.
Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Thị Doãn Thanh động viên học sinh lớp 1 trường Tiểu học Thành Công A. Ảnh: QUÝ TRUNG
Sáng cùng ngày, tại trường Tiểu học Thành Công A, Ba Đình, Hà Nội, hơn 1.500 học sinh cùng các thầy cô vui mừng chào đón đồng chí Ngô Thị Doãn Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng - Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch HĐND TP đến tham dự khai giảng năm học mới. Năm học qua, trường Tiểu học Thành Công A đã đạt nhiều thành tích đáng tự hào với tỷ lệ 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, 94,6% học sinh xếp loại học lực giỏi. Trường đã giành được 2 giải quốc gia thi tiếng Anh trên mạng, 2 giải nhất cấp quận, 4 giải nhì cấp thành phố cuộc thi Violympics Toán. Đội ngũ giáo viên từng bước được kiện toàn, 100% giáo viên có trình độ đạt trên chuẩn....
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh nhấn mạnh, năm học mới, tập thể trường cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời đổi mới toàn diện các hoạt động của nhà trường. Trong đó, cần chú trọng tới nội dung dạy học và đánh giá, thực hiện tốt nguyên lý giáo dục "Học đi đôi với hành", triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng...
Vinh Hương
Theo ANTD
Thủ tướng Singapore chê đánh giá học sinh bằng điểm số Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói việc xếp loại học sinh tốt nghiệp tiểu học bằng điểm số cụ thể là "vô nghĩa", và tuyên bố sẽ thay đổi. Thủ tướng Lý Hiển Long (giữa) và các học sinh Trường tiểu học Teck Ghee. Singapore sẽ thay đổi cách xếp loại kết quả tốt nghiệp tiểu học - Ảnh: FACEBOOK LEE HSIEN...